Hình thức chính thể lý tưởng

Một phần của tài liệu Quan niệm của John Stuart Mill về chính thể trong tác phẩm Chính thể đại diện (Trang 55)

Từ kết luận trên, John Stuart Mill đi sâu vào một số hình thức chính thể mà đại diện là Một người; Một số người và Nhiều người tương ứng với đó là thái độ ủng hộ, ưu ái hay cản trở của các chính thể đó đối với tính cách tự lập của các cá nhân.

Về các hình thức chính thể, đầu tiên Mill đề cập tới chính thể có đại diện là Một người, đó là chính thể quân chủ chuyên chế. Ngay từ giữa thế

thực thi quyền lực nhưng ông lại quá tin tưởng vào vai trò của một người đứng đầu mà ông gọi là Thủy Quái, tức là Vua. Hobbes cho rằng, con người sinh ra được tự do nhưng sự tự do cộng với tính ích kỷ, ước muốn cá nhân sẽ đẩy con người vào tình trạng chiến tranh chống lại tất cả trong trạng thái tự nhiên. Như vậy, chính thể tốt đẹp mà Hobbes ủng hộ là chế độ quân chủ chuyên chế. Ngược lại, Mill lên tiếng phản đối sự tồn tại của loại hình này. Ông lập luận rằng vai trò của một ông vua tốt tuyệt đối là điều không thể. Chỉ khi là đấng toàn trị thì một ông vua mới có thể được coi là ông vua tốt, bởi ông ta đồng thời phải hoàn thành rất nhiều việc. Ông vua đó vừa phải luôn nắm bắt được thông tin chính xác, chi tiết về sự quản lý và hoạt động của mọi nhánh hành pháp cũng như của tất cả mọi người ở mỗi địa phương trong nước. Bên cạnh đó, ông vua này lại phải có khả năng phân biệt được trong đám đông các thần dân của mình ai là người có khả năng và trung thực nhất để thích hợp cho việc điều hành mỗi nhánh hành pháp, họ phải là những người có đức hạnh, tài năng phi phàm và có thể tin cậy được. Một ông vua nào có thể làm được điều đó thì quá phi thường và không tưởng. Theo ông, dưới chế độ này “Mọi thứ đều được quyết định

thay cho họ [tức dân chúng – tác giả luận văn in nghiêng] bởi một ý chí

không phải của chính họ và việc họ không tuân phục sẽ là tội lỗi theo luật pháp” [23, tr. 99]. Đây là một trong những lý do Mill đưa ra để phản đối sự can thiệp của chính quyền trong tác phẩm “Bàn về tự do”. Ông cho rằng, những việc liên quan tới lợi ích của các cá nhân thì “có lẽ để cho các cá nhân làm thì tốt hơn là để cho chính phủ làm” [22, tr. 240], bởi không ai có thể thích hợp hơn để quyết định những vấn đề liên quan đến lợi ích của chính mình bằng mình.

Như vậy, xã hội Một người đại diện sẽ sinh ra những con người chỉ được phép nghiên cứu những vấn đề không liên quan tới chính trị. Thêm nữa, quyền cao nhất mà họ có được chỉ là được phép kiến nghị. Họ không hề được làm chủ, được tham gia hay quyết định bất kỳ một hoạt động

chính trị nào. Mill lo lắng khi nói đến hậu quả nghiêm trọng của kiểu chính thể Một người này: “Không phải họ sẽ chỉ bị tổn thương riêng về trí tuệ mà thôi. Các khả năng đạo đức của họ cũng sẽ bị cằn cỗi” [23, tr. 101]. Ông giải thích rằng, “để cho một người không có việc gì làm nhằm phục vụ cho đất nước của mình thì anh ta cũng sẽ không quan tâm đến chuyện đó nữa” [23, tr. 101]. Một kết quả tất yếu là người dân sẽ phó mặc mọi thứ cho chính quyền giống như phó thác cho mệnh trời. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ không quan tâm gì đến chính trị và cam chịu chấp nhận mọi kết quả như những trừng phạt của tự nhiên.

Về một xã hội được đại diện bởi Một số người, Mill nói tới chế độ quân chủ lập hiến. Chế độ này là chế độ mà “một ông vua chuyên chế tuân theo rất nhiều quy phạm và sự kiềm chế của chính thể lập hiến” [23, tr. 103]. Nghĩa là khi đó “ông ta đã loại bỏ được phần lớn những đặc tính xấu xa của chế độ chuyên chế” [23, tr. 104]. Từ đây, dân chúng có thể tham gia các hoạt động công cộng hay chính trị mà không bị ngăn cản nữa. Nhưng dân chúng “vẫn không bao giờ có thể quên được rằng họ được dung thứ cho phép có quyền ấy và họ phải nhờ vào một sự nhân nhượng có thể bị lấy lại bất cứ lúc nào trong hiện trạng hiến pháp nhà nước, rằng theo pháp luật vẫn là những kẻ nô lệ, dẫu là của một ông chủ khôn ngoan hoặc hay gia ân” [23, tr. 105]. Vậy là, dưới chế độ này, người dân thực chất vẫn là nô lệ, họ không có được những quyền cơ bản của con người.

Sau khi đi phân tích khá cặn kẽ, ông đi đến kết luận, chỉ có hình thức chính thể mà được đại diện bởi Nhiều người mới là hình thức ủng hộ cho tính tích cực, tự lập của các cá nhân trong xã hội, mà đây chính là một nhân tố hạt nhân, cốt lõi cho sự tiến bộ của toàn xã hội.

Nói tới dấu hiệu nhận biết một chính thể tốt đẹp có thể kể đến quan niệm của Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778), Rousseau cho rằng, dấu hiệu của một chính phủ tốt là sự bảo đảm hòa bình và phồn vinh cho dân chúng. Nhưng do sự quy định của lịch sử, Rousseau viết “Dấu hiệu này ở

đâu cũng như nhau cả. Một chính phủ không dùng đến biện pháp ngoại lai, không di dân các nơi khác đến, không đi chinh phục thuộc địa, mà dân trong nước ngày càng đông đúc, thì nhất định phải là một chính phủ tốt. Một chính phủ mà để dân ngày càng hao mòn, suy nhược, số dân ngày càng giảm sút, đó là chính phủ tồi tệ nhất” [19, tr. 125]. Đến đầu thế kỷ XIX, khi thời đại Mill sống đã rất khác so với thời đại của Russeau thì Mill viết: “Không có khó khăn gì để chỉ ra rằng hình thức chính thể lý tưởng tốt nhất là hình thức chính thể trong đó chủ quyền, hay quyền kiểm soát tối cao như một phương sách cuối cùng, được trao cho toàn thể khối tập hợp cộng đồng; mỗi một công dân không chỉ có tiếng nói trong việc vận dụng chủ quyền cơ bản ấy, mà còn ít nhất cũng thỉnh thoảng được yêu cầu tham gia thực sự vào việc cai trị bằng cách đích thân thực hiện một chức năng nào đó, mang tính địa phương hay tổng quát” [23, tr. 108].

Để đi đến nhận định trên, Mill đã đưa ra hai nguyên tắc có liên quan tới tính ưu việt của chính thể đến hiện trạng an sinh, đó là:

 Nguyên tắc thứ nhất, các quyền và lợi ích của mỗi cá nhân được an toàn và không bị coi thường khi bản thân cá nhân ấy có khả năng và thường xuyên có ý định đương đầu bảo vệ chúng.

 Nguyên tắc thứ hai, sự phồn vinh chung tỷ lệ với số lượng và

sự đa dạng của các năng lực cá nhân tham dự vào việc thúc đẩy sự phồn vinh đó.

Từ đó, ông cho rằng, việc cá nhân tham gia vào bất kể một hoạt động nào, kể cả chức năng công cộng nhỏ bé, cũng là hữu ích. Nhưng “vì trong một cộng đồng vượt quá một đô thị đơn lẻ nhỏ bé, thì không thể tất cả mọi người đều đích thân tham dự vào mọi việc công cộng được, ngoại trừ một phần nhỏ công việc nào đó, từ đó suy ra rằng loại chính thể hoàn hảo lý

tưởng phải là chính thể mang tính đại diện” [23, tr. 128].

Như vậy, với sự phân tích rất sâu sắc của Mill, ta đã hình dung được một hình thức chính thể, dù không là thích hợp phổ biến nhưng cũng đáng

để được coi là một hình thức chính thể lý tưởng. Vậy, hình thức chính thể hoàn hảo, lý tưởng này có những chức năng cơ bản gì?

Mill khẳng định chức năng của quốc hội đại diện, đó là “thay cho chức năng cai trị hoàn toàn không thích hợp với mình, chức năng đích thực

của một quốc hội đại diện là giám sát và kiểm soát chính phủ” [23, tr. 171].

Bởi lẽ, như Mill đã phân tích, các hội đồng đại biểu đông người không nên làm công việc quản lý của chính quyền cũng như càng không thích hợp với việc cai trị hay ra lệnh áp đặt chi ly cho những người có chức vụ chính quyền. Hơn nữa, trách nhiệm đích thực của một quốc hội đại diện không phải là quyết định các vấn đề của chính quyền bằng biểu quyết mà là lo sao cho những người phải quyết định ấy là những người thực sự thích hợp. Cũng như vậy, nhiệm vụ duy nhất mà quốc hội đại diện cho thẩm quyền trong việc lập pháp là “xác định xem công việc ấy phó thác cho ai hay cho loại người nào thực hiện, rồi ban cho hay khước từ sự phê chuẩn quốc gia đối với công việc ấy khi nó hoàn tất” [ 23, tr. 167].

Để kết hợp những thuận lợi của sự kiểm tra nhân dân với những đòi hỏi quan trọng của việc lập pháp, Mill cho rằng không có cách nào khác ngoài việc “phân chia chức năng để đảm bảo cho chức năng này phải cần đến chức năng kia; phân tách nhiệm vụ kiểm tra và phê bình ra khỏi nhiệm vụ quản lý thực tế công việc và trao nhiệm vụ trên cho các đại diện của cái Số đông, trong khi gắn chặt nhiệm vụ sau, đặt dưới trách nhiệm nghiêm ngặt trước quốc gia, cho tri thức thu nhận được và trí tuệ đã qua thực hành

của cái Số ít được huấn luyện đặc biệt và kinh qua trải nghiệm” [23, tr.

175-176].

Bên cạnh đó, Mill cũng bàn tới những hạn chế của hình thức chính thể đại diện. Mặc dù đã chỉ ra những chức năng chủ yếu, những đặc điểm ưu việt hơn hẳn so với các hình thức chính thể khác, Mill cũng chỉ ra những mặt yếu kém, hay những nguy cơ có khả năng xảy ra với chính quyền đại

diện. Ông gọi đó là Khuyết tật của chính thể, sau đó ông phân loại thành Âm tính và Dương tính.

Khuyết tật âm tính, theo ông, nó biểu hiện ở hai dạng:

 Thứ nhất, hình thức chính thể không tập trung được đầy đủ quyền lực trong tay những người cầm quyền để họ hoàn tất những nhiệm vụ thiết yếu của chính thể. Loại khuyết tật này Mill cho rằng, nó chỉ xảy ra trong thời kỳ mà dân chúng còn hoang dã và thô thiển. Nghĩa là việc chịu đựng quyền lực là rất khó khăn đối với tình trạng hoang dã ấy của họ.

 Thứ hai, chính thể không khiến cho các tài năng cá nhân, đạo

đức, trí tuệ và tính tích cực của nhân dân được sử dụng một cách đầy đủ. Khuyết tật dương tính đó là những xấu xa và nguy cơ của chính thể đại diện cũng như bất kỳ hình thức chính thể nào khác, nó cũng biểu hiện ở hai dạng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thứ nhất, những người kiểm soát chính thể không đủ phẩm chất cũng như trí tuệ trong việc kiểm soát chính thể ấy.

 Thứ hai, nguy cơ chính thể chịu ảnh hưởng của các lợi ích không đồng nhất với sự thịnh vượng chung của cộng đồng.

Từ đây, ông cũng đi sâu phân tích những thực tế lịch sử biểu hiện những dạng khuyết tật trên. Trong bất cứ xã hội nào ở trong tình trạng có thể chấp nhận được thì lợi ích riêng biệt và vị kỷ nào cũng bị chia rẽ, nhường chỗ cho công lý và lợi ích chung. Cuối cùng Mill kết luận: “Hệ thống đại diện phải được thiết lập sao cho duy trì được tình trạng ấy: nó không được cho phép bất cứ lợi ích cục bộ khác nhau nào trở nên quá mạnh đến mức có thể thắng được chân lý và sự công bằng cũng như những lợi ích cục bộ khác kết hợp lại. Luôn luôn phải duy trì một sự cân bằng như thế giữa những lợi ích cá nhân để có thể làm cho mỗi lợi ích trong số đó nếu muốn có thành công thì phải phụ thuộc vào việc nó thuyết phục được ít nhất cũng một phần lớn những người hoạt động dựa trên những động cơ cao cả và có tầm nhìn toàn diện và xa hơn” [23, tr. 206].

Ngoài ra, Mill cũng bàn về việc vận dụng hình thức chính thể đại diện trong các xã hội khác nhau. Mặc dù khẳng định chính thể mang tính đại diện là một hình thức chính thể hoàn hảo, lý tưởng, song Mill rất tỉnh táo khi không coi đó là một chìa khóa vạn năng dùng để mở đường cho mọi xã hội với những điều kiện khác nhau để cùng đi đến một đích Tiến bộ trong tương lai. Qua việc khảo sát một số các điều kiện xã hội cụ thể, ông cho rằng, có những điều kiện xã hội mà chính thể đại diện không thể áp dụng được.

Như đã nói ở trên, cũng giống như các chính thể khác, chính thể đại diện không thể tồn tại nếu thiếu đi ba điều kiện tiên quyết. Ngoài ra, ông cũng chỉ ra ba nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của chính thể đại diện, đó là:

 Thứ nhất, dân chúng (công luận) tỏ ra lãnh đạm hay không hiểu biết các quá trình cũng như các đòi hỏi của chính thể.

 Thứ hai, việc sẵn sàng tranh đấu của dân chúng ít được coi trọng trong những trường hợp chính thể bị đe dọa.

 Thứ ba, dân chúng thiếu ý chí hay khả năng thực hiện phần trách nhiệm thuộc về họ ở trong hiến pháp đại diện.

Những nguyên nhân cũng như việc thiếu đi những yêu cầu trên đây khiến cho chính thể đại diện không thể tồn tại bền lâu. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, nó lại không thích hợp bằng các hình thức chính thể khác. Sự phân tích này một lần nữa cho thấy cái nhìn tích cực, khách quan của Mill. Ông không bảo vệ cực đoan chính thể mà ông cho là lý tưởng.

Mill cho rằng, trong xã hội mà dân chúng, hoặc là mang tính độc lập hoang dã và không dễ dàng phục tùng, hoặc là thụ động thái quá, sẵn sàng phục tùng bạo chúa, cả hai điều kiện xã hội này đều không thích hợp cho chính thể đại diện. Theo đó, ông cũng đưa ra những ví dụ minh họa như “Tuân phục theo nhà vua ở một khoảng cách, tự bản thân nó đã là sự tự do,

so với quyền thống trị của viên lãnh chúa ở trong lâu đài ngay sát cạnh; và nhà vua, suốt thời gian dài, buộc phải ở vị thế thi hành quyền uy của mình như một đồng minh hơn là một ông chủ của các giai tầng mà ông ta giúp đỡ giải phóng họ” [23, tr. 137]. Hay như ở nước Nga (thời của Mill), ông cho rằng sẽ xảy ra một cuộc thảm sát toàn thể hoặc là có chính quyền chuyên chế mới đem lại sự giải phóng cho nông nô.

Tóm lại, bằng những chứng cứ thực tế và lập luận chặt chẽ, Mill khẳng định chính thể lý tưởng tốt đẹp nhất là chính thể mang tính đại diện. Chính trị Anh đầu thế kỷ XIX cũng đang theo đuổi chính thể đại diện nhưng họ lại vấp phải những khó khăn trong việc vận hành nó. Mill đã đưa ra những đề xuất của mình để giải quyết những khúc mắc ấy thông qua quan điểm về bầu cử, về nền dân chủ đại diện, về nền hành pháp cũng như về quan hệ giữa trung ương và các cơ quan chính quyền địa phương. Dù những quan điểm này không phải là toàn bộ hệ thống triết học chính trị Mill về chính thể nhưng nó được coi là những trọng tâm trong hệ thống đó của ông.

Một phần của tài liệu Quan niệm của John Stuart Mill về chính thể trong tác phẩm Chính thể đại diện (Trang 55)