Về tình bạn

Một phần của tài liệu Đạo đức học Êpiquya (Trang 58)

Nếu các nhà triết học thuộc trường phái Khắc kỷ tuân theo định hướng vào nhà nước, thành bang và chính trị, thì các nhà triết học thuộc trường phái Êpiquya lại tìm hạnh phúc trong phạm vi hẹp hơn, trong sự liên kết với đôi ba người bạn cố hữu. Hôraz nói: “Tôi rất không thích những kẻ dân đen thấp hèn và luôn giữ khoảng cách với họ”. Chính các quan hệ chính trị đã ép buộc họ phải tuân theo quan hệ như vậy. Con người sống một cách cá nhân, nhưng không phải theo hướng trở thành kẻ ích kỷ. Thấu hiểu đạo lý này hơn ai hết trong thời đại của mình, Êpiquya đã đi đến kết luận: “Giữa những điều mà khôn ngoan chuẩn bị để đảm bảo hạnh phúc suốt đời, điều lớn nhất là có bạn bè” [Dẫn theo: 45, tr.146]. Bởi lẽ, theo ông, tình bạn là trái ngọt của sự thông thái. Không có gì cao quý hơn, đem lại lợi lộc và khiến cho con người vui vẻ hơn là tình bạn. Người ta chọn bạn bè để có được sự ham muốn, và người ta cũng sẵn sàng chia sẻ cả những nỗi đau buồn với bạn bè để nỗi buồn đó vơi đi. Trong cuộc sống con người, như người ta vẫn thường nói không chỉ có niềm vui, mà còn nhiều sự bất ổn trong mỗi con người, nhưng người ta sẽ vượt qua khó khăn trên bằng niềm tin sắt đá vào con người, vào tình bạn, vào cuộc sống này.

Tình bạn cũng được Êpiquya xem là một trong những mục đích quan trọng của cuộc sống hạnh phúc. Bởi với ông, tình bạn sẽ làm tăng sự hiểu biết và niềm tin giữa người với người, chấm dứt hận thù, giúp con người xích lại gần nhau bằng những nút thắt bền chặt và củng cố những lợi ích chung. Những nỗi sợ hãi sinh ra vì không hiểu hoặc không tin tưởng nhau sẽ được tình bạn thay bằng niềm tin, tình đoàn kết và sự tôn trọng lẫn nhau. Ông viết: “Cùng một sự khôn ngoan cho phép chúng ta tin tưởng rằng không điều xấu nào là vĩnh cửu, hay thậm chí chỉ là lâu dài, thì cũng chính sự khôn ngoan ấy nhận ra rằng trong tình trạng hữu hạn của chúng ta, sự an toàn hoàn hảo nhất mà chúng ta có thể đạt được là sự an toàn của tình bạn” [Dẫn theo: 45, tr.146].

Theo Êpiquya, tình bạn cũng có tính vụ lợi. Bởi lẽ, cơ sở của tình bạn là lợi ích cá nhân mà mỗi người đều hy vọng có thể nhận được khi tham gia các mối quan hệ hữu hảo với các thành viên khác trong xã hội. Tình bạn cũng là cái có thể đảm bảo sự an toàn cá nhân khỏi sự tấn công có thể xảy ra từ phía các thành viên khác. Bất cứ tính bạn nào đều mong muốn cho riêng mình và cơ sở của nó là lợi ích. Với những quan niệm này, Êpiquya khẳng định: “Những ai có khả năng tốt nhất để chuẩn bị sự yên ổn cho chính mình trong tương quan với những người khác thì đó là những người sống thoải mái nhất với người khác, bởi họ có sự đảm bảo hoàn hảo nhất, và khi được hưởng sự thân mật hoàn hảo nhất, họ không than phiền về cái chết của một người chết trước giờ của mình như thể đó là một dịp để buồn sầu” [Dẫn theo: 445, tr.147].

Êpiquya còn cho rằng, lợi ích mà tình bạn mang lại lớn hơn việc tuân thủ đầy đủ các quy tắc của sự công bằng: không làm hại và không gây hậu quả. Trên thực tế, nếu sự công bằng dựa trên thoả thuận giữa con người với con người và xác định các lợi ích của đôi bên, hoá giải và phòng ngừa những hận thù hoặc làm cho người khác không hài lòng, thì tình bạn lại làm cho các cá nhân xích lại gần nhau hơn, biến cá nhân thành chỗ dựa của nhau. Do vậy, trong đạo đức học của mình, Êpiquya đã xem mức độ quan hệ giữa con người với con người cao hơn so với sự công bằng, khi kêu gọi con người đảm bảo cho nhau sự an toàn cá nhân bền vững và dài lâu. Với ông, tình bạn không chỉ mang lại sự an tâm về tinh thần, mà còn có thể sản sinh ra và nuôi dưỡng niềm tin trong con người, đồng thời củng cố niềm tin giữa các cá nhân.

Mặc dù cho rằng tình bạn gắn với hy vọng nhận được lợi ích nhất định, song Êpiquya đã không coi tình bạn chỉ có lợi ích đơn thuần. Ông còn nhìn thấy trong đó động cơ nằm ngoài sự tính toán ích kỷ cá nhân. Xuất phát trên cơ sở cùng có lợi, vì thế mà tình bạn, theo ông, còn cao hơn lợi ích cá nhân; rằng,

người không có tình bạn là người thường đi tìm lợi ích cá nhân, người có tình bạn không khi nào gắn lợi ích với tình bạn.

Theo Êpiquya, tình bạn không vụ lợi là tình bạn rất đáng quý, vì xét đến cùng đó là sự giúp đỡ trực tiếp lẫn nhau, mang lại cho nhau niềm hy vọng về tương lai. Do vậy theo ông, chúng ta không chỉ cần sự giúp đỡ của bạn bè, mà cần có niềm tin để được giúp đỡ và giúp đỡ người khác.

Êpiquya răn dạy mọi người một cách tỉ mỉ rằng, khi chọn ai làm bạn thì cần phải tuân theo quy tắc: tránh sự thái quá và phải giữ thái độ trung lập, hay sự đúng mực. Ông phủ nhận và phê phán tình bạn của cả những người không quyết đoán, hay dao động lẫn những người nhanh chóng đồng ý làm bạn vì những toan tính vụ lợi.

2.2.3.Về sự thông thái

Từ những quan niệm nói trên về tình bạn, Êpiquya đã rút ra kết luận rằng,

tình bạn chân chính sinh ra sự thông thái, đồng thời là hệ quả tất yếu của sự thông thái. Và hơn thế, sau khi được củng cố và trở nên bền chặt, tình bạn sẽ

vượt qua cả sự thông thái.Theo ông, sự thông thái là hạnh phúc trần tục, còn tình bạn là hạnh phúc bất tử . “Người cao thượng coi trọng sự thông thái và tình bạn hơn cả, bởi với họ thì một cái là hạnh phúc trần tục, cái kia là hạnh phúc bất tử” [Dẫn theo: 44, tr.292].

ở đây cần nhấn mạnh rằng Êpiquya không chỉ chứng minh và tuyên truyền về mặt lý thuyết tác dụng của tình bạn. Chính bản thân ông đã quy tụ xung quanh mình một cộng đồng nhỏ những người bạn, người đồng chí hướng tin cậy. Chính vì vậy mà tình bạn và sự giúp đỡ lẫn nhau trong việc bảo vệ nền tảng của nguyên tử luận duy vật và chủ nghĩa vô thần là đặc điểm khác biệt của những người theo trường phái Êpiquya trong suốt tiến trình lịch sử.

Một điểm phân biệt Êpiquya với các nhà Nguỵ biện theo chủ nghĩa Khoái lạc mà chúng ta bắt gặp rất nhiều lần trong các đối thoại của Plato và khiến Êpiquya càng trở nên hấp dẫn hơn, đó là ông từ chối cho phép vi phạm luật đạo đức một cách bừa bãi, khi nó rõ ràng là có lợi cho người làm hành động ấy. Sở dĩ ông giữ lập trường này không phải cho rằng chúng ta cần tuân thủ luật đạo đức bởi nó có giá trị, nhất là giá trị càng cao hơn khi thêm vào cho nó giá trị của khoái lạc, mà vì theo ông là mọi sự vi phạm luật đạo đức đều kéo theo sự lo âu, sự hãi và đó là điều trái ngược với khoái lạc. Theo ông, những nỗi lo âu, sợ hãi đè nặng chúng ta nhất không phải là nỗi lo mất tại sản hay sự an toàn thể xác, vì điều này có thể được giải quyết bởi một nhà nước có hệ thống an ninh tốt. Đúng hơn, cái mà chúng ta cần có là các bạn bè tâm đầu ý hợp để không ngừng khích lệ chúng ta tin rằng, chúng ta không phải là những món đồ chơi trong tay các vị thần và không có điều gì ghê sợ vĩnh viễn. Sống giữa các bạn bè như thế, con người sẽ “sống như một vị thần ở giữa loài người”. Vì một người như thế khi tin vào trật tự tự nhiên và tự lập, thì không có gì “xa lạ với mình”.

Với quan niệm cho rằng, “triết học hay tình yêu đối với sự thông thái là sự rèn luyện trí tuệ bằng con đường suy luận và đàm thoại. Nó vạch ra mục đích của cuộc sống và đến lượt mình, sử dụng cuộc sống đó chính là mục đích cuối cùng của con người” [Dẫn theo: 44, tr.286], trong học thuyết về đạo đức của mình, Êpiquya đã quả quyết: Phương tiện quan trọng nhất đảm bảo cho con người có được một cuộc sống hạnh phúc là sự thông thái. Tất cả các trường phái triết học đều đề cập đến “nhà thông thái”, nhưng mỗi trường phái lại có những quan niệm khác nhau về vấn đề này. Đối với Êpiquya và cácnhà triết học thuộc trường phái Êpiquya, nhà thông thái là người có nghệ thuật sống, là người sống có nghệ thuật, và biết sống một cách có nghệ thuật.

Êpiquya xem sự thông thái này như một liệu pháp giúp con người tránh khỏi những đau đớn về tinh thần. Ông cho rằng, người ta chỉ có thể xác định bản

chất đích thực của khoái lạc (và đau khổ), khi nắm bắt được thế giới về mặt triết học một cách sáng suốt. Chính sự sáng suốt ấy, theo Êpiquya, là điều kiện chân chính để đạt tới hạnh phúc, còn bản thân triết học là hình thái cao nhất của tự ý thức của bản thân chủ thể. Với quan niệm, này ông đánh giá cao tri thức của con người, đánh giá cao khả năng vận dụng tri thức triết học vào việc xác định phương thức hành động và lối ứng xử của con người. Rằng, chính là do vậy mà các nhà triết học đều luôn xuất phát từ niềm tin vào sức mạnh tinh thần của con người. Quan hệ của con người với con người, theo Êpiquay là quan hệ tự do, có mục đích và do vậy, đó cũng chính là hạnh phúc của con người. Còn phương diện để đạt tới quan hệ ấy là sự sáng suốt được luận chứng thông qua bức tranh triết học về thế giới. Vì thế theo ông, không cần phải giả bộ nghiên cứu triết học, mà phải nghiên cứu triết học một cách thật sự, cũng giống như chúng ta không cần phải giả bộ khoẻ mạnh, mà phải thực sự khoẻ mạnh. Từ quan niệm chung đó về thế giới, con người sẽ tìm thấy các biểu tượng và quy tắc mà dựa vào đó, họ đánh giá các sự kiện hiện thực là hữu ích hay vô ích, ác hay thiện, có khả năng hay không có khả năng đem lại hạnh phúc cho con người.

Mục đích lý tưởng mà Êpiquya đặt ra cho triết học tự nhiên của ông là đạt tới sự yên tĩnh, sự bình ổn trong tâm hồn con người. Coi đó là mục đích cuối cùng trong triết học tự nhiên của mình, ông đã lý giải sự bình thản của tâm hồn là sự thống nhất giữa tâm hồn với tự nhiên, là sự nhận thức sáng suốt các quy luật của tự nhiên và hiện thực hoá tri thức trong cuộc sống.

Với quan niệm đó, Êpiquya còn cho rằng, con người chỉ có thể đạt được mục đích ấy khi tiến hành các hoạt động nhận thức một cách sâu sắc để trên cơ sở đó, xây dựng thế giới quan, tổ chức xã hội dựa theo nguyên tắc xây dựng thái độ sáng suốt đối với cuộc sống [Xem: 40, tr.46].

Với Êpiquya, nghiên cứu triết học không có nghĩa là làm những bài toán trí tuệ trừu tượng, xa rời cuộc sống hoặc triết lý hão huyền. Triết học cần phải gắn

liền với cuộc sống. Với quan niệm này, Êpiquya chủ trương đưa triết học của mình đến với mọi người ở mọi lứa tuổi, vì cho rằng nó có khả năng mang lại hạnh phúc mà mọi người mong muốn- tức là sức khoẻ về thể chất, vô ưu về tinh thần. Cũng vì lẽ đó, ông đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, vì cho rằng cơ sở hạnh phúc phần lớn nằm ở lứa tuổi thanh niên. Với ông, việc đầu tiên phải làm để có hạnh phúc là theo sát tuổi thanh niên và giữ cho họ tránh được những đam mê nhục cảm nguy hại.

Không chỉ thế, Êpiquya còn cho rằng, khi nghiên cứu triết học và tiếp xúc với những người thông thái, con người sẽ dần dần có được những kiến thức mà trước đây anh ta còn thiếu, cụ thể là anh ta có thể hiểu được mục đích cuộc sống và cách thức đạt được mục đích đó. Chính vì vậy, ông xác định mục đích của các buổi luận bàn và tranh luận triết học là nhận được những kiến thức ngày càng mới mẻ. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo trước những người mới bắt đầu về tâm lý e ngại thất bại trong tranh luận với những người có kinh nghiệm và hiểu cuộc sống sâu sắc hơn để giúp cho những người mới bắt đầu này hoàn toàn có thể bình tâm, vì “kẻ được lợi trong tranh luận triết học là kẻ chiến bại hiểu theo nghĩa, nó nhân gấp bội tri thức của mình lên” [Dẫn theo: 44, tr.209].

Theo Êpiquya, việc nghiên cứu triết học không chỉ làm phong phú thêm kiến thức của con người, mà còn mang lại cho con người nhiều sự khoan khoái về tinh thần. Những sự khoan khoái này có giá trị hơn rất nhiều so với những sự khoan khoái khác. Với ông, trong tất cả các hoạt động thì thành quả luôn đến sau khi đã làm xong; còn trong triết học hì sự thành công đồng hành cùng nhận thức, bởi với triết học, không phải sau khi nghiên cứu xong mới có sự khoan khoái, mà sự khoan khoái xuất hiện đồng thời với sự nghiên cứu.

Ngoài ra, theo Êpiquya việc nghiên cứu triết học còn làm tiêu tan những quan niệm sai lầm, hoang đường của con người về Thượng đế và cái chết. Nỗi sợ trước sự giầu có và cái chết nhẫn tâm làm cho con người bất an, đẩy họ vào

những đau đớn vô nghĩa. Sau khi đã làm rõ ý nghĩa đích thực của cái chết và bản chất của Thượng đế, con người có thể tự giải phóng khỏi những nỗi sợ vô căn cứ và sống bình yên, không ưu phiền. Niềm vui và nỗi đau là những thước đo của điều tốt và điều xấu, cái chết là sự chấm dứt của thể xác và tâm hồn, vì vậy cái chết không đáng sợ. Với quan niệm này, Êpiquya khẳng định: “Chúng ta sinh ra một lần, không thể sinh ra hai lần, chúng ta không tồn tại mãi mãi. Vốn là chủ nhân của ngày mai, nếu chúng ta khước từ niềm sung sướng, thì cuộc sống sẽ mất đi trong sự khước từ đó, mỗi chúng ta sẽ chết đi mà không lúc nào được sung sướng cả” [Dẫn theo: 44, tr.292-293].

Êpiquya nhận thấy ý nghĩa của triết học là ở chỗ, khi nhận thức được bản chất của vũ trụ, nắm được các quy luật của nó cũng như trí tuệ của con người, của xã hội, v.v., con người tìm dược sự yên tĩnh và hạnh phúc. Như vậy, sự thoả mãn cơ bản của con người chính là nhận thức. Sống có lý trí là khi con người sống có đạo đức và công bằng, đó chính là cái làm cho con người hài lòng. Cuộc sống có lý trí , nhân đạo và công bằng chính là cuộc sống hạnh phúc, bởi nó đem lại sự bình yên cho tinh thần và sức khoẻ cho cơ thể. Không có khổ đau cũng chính là sự thoả mãn. “Bất hạnh mà có lý trí còn tốt hơn là hạnh phúc mà thiếu lý trí” [Dẫn theo: 41, tr.291]. Và, không nên quên rằng, nếu chỉ đi tìm những thoả mãn nào đó về thể xác trong cuộc sống là sai, những thoả mãn nhất thời sẽ dẫn đến bệnh tật và đau khổ. Để con người có được hạnh phúc, những thoả mãn đó phải đến từ từ, được lý tính kiểm duyệt. Xã hội cũng cần phải dựa trên nguyên tắc công bằng, khắc phục được những tật xấu.

Từ những quan niệm đó, Êpiquya đã đi đến kết luận rằng: 1/ Thế giới hoàn toàn được nhận thức bởi trí tuệ con người; 2/ Nhận thức về thế giới có thể dẫn đến hạnh phúc trong cuộc sống hiện thực ; 3/ Điều kiện để đạt được hạnh phúc là tự hiểu mình, để cho tâm hồn mình tuân theo những nguyên tắc xác định, tuân theo tình yêu đối với sự thông thái. Rằng, chẳng hề có một Thượng đế nào,

một xã hội nào có thể đảm bảo hạnh phúc cho cá nhân. Hạnh phúc là ở chính con

Một phần của tài liệu Đạo đức học Êpiquya (Trang 58)