Học thuyết về nhận thức

Một phần của tài liệu Đạo đức học Êpiquya (Trang 32)

Việc Êpiquya giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học, thừa nhận vật chất có trước và tồn tại khách quan đã tạo cơ sở để ông xây dựng học thuyết về nhận thức.

Là một nhà duy vật nhất quán trong nhận thức các hiện tượng tự nhiên, Êpiquya không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan của vật chất, mà còn thừa nhận cả tác động của nó lên các giác quan của con người và khả năng nhận thức được các sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan. Khi phê phán cách hiểu

theo lối duy tâm chủ nghĩa của Hêghen về học thuyết nhận thức của Êpiquya, V.I.Lênin đã nhấn mạnh và đánh giá cao tính chất duy vật trong học thuyết về về nhận thức tự nhiên của Êpiquya.

Thật vậy, từ lập trường duy vật trong việc giải quyết vấn đề bản thể luận Êpiquya đã thừa nhận sự tác động của sự vật lên các giáic quan của con người, thừa nhận vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai và hơn nữa, ông còn coi là nguyên tắc có tính xuất phát điểm để nhận thức tự nhiên. Kế thừa và tiếp thu nhận thức luận của Đêmôcrít, Êpiquya cũng đã giải thích sự tác động của vật chất lên các giác quan của con người bằng thuyết “hơi thở ra” bằng “hình ảnh” như Đêmôcrít đã làm. Do vậy, mặc dù thừa nhận đối tượng nhận thức nằm ngoài cảm giác của chúng ta, ông vẫn cho rằng “từ bề mặt của đối tượng phát ra một luồng chảy liên tục mà cảm giác không nhận thấy được…Sự vận động của những bề mặt tách rời ra ấy là vô cùng nhanh chóng trong không khí…Và do cái luồng phát ra xâm nhập vào chúng ta, mà chúng ta biết được tính quy định của một cảm giác này hoặc một cảm giác kia” [Dẫn theo:15, tr.314]. Với quan niệm này ông đã giải thích thị giác là do hình ảnh từ bên ngoài của sự vật truyền qua không khí như “hơi thở toát ra” rồi tác động vào mắt con người. Thính giác và khứu giác của chúng ta cũng được ông giải thích theo cách đó. ở đây, mặc dù còn có nhiều hạn chế, song qua đó, chúng ta thấy, với ông, nguồn gốc của nhận thức là cảm giác, là tri giác cảm tính.

Như vậy, có thể nói học thuyết về nhận thức của Êpiquya cũng đã được xây dựng một cách có cơ sở như học thuyết của ông về sự tồn tại. Một trong những công trình quan trọng nhất của ông về các vấn đề nhận thức là công trình mang tên “Về các tiêu chí, hay quy tắc tôn giáo”.Trong công trình này, Êpiquya đã xác định rõ các phương pháp và phương tiện mà nhờ đó, con người có thể nhận thức được thế giới. Ông cho rằng, các tiêu chí của chân lý nhận thức có thể là cảm giác, tri giác và các khái niệm, hoặc là sự tưởng tượng nói chung. Sau này,

những người kế thừa học thuyết về nhận thức của Êpiquya đã bổ sung thêm cho các tiêu chí chân lý này “khái niệm về khả năng tưởng tượng”. Trong nhận thức luận của Êpiquya, chúng ta thấy rõ phương pháp quy nạp là phương pháp được ông sử dụng nhiều hơn phương pháp diễn dịch. Bản thân Êpiquya cũng cho rằng, chúng ta không thể định hướng được trong một đống tư liệu khoa học bao trùm tất cả các hiện tượng của vũ trụ, nếu không biết tóm lược những gì đã được kết luận hoặc nghiên cứu một cách chi tiết từ trước. Đánh giá cao như vậy về phương pháp quy nạp, song không phải vì thế mà ông xem nhẹ phương pháp diễn dịch, tổng hợp các số liệu thu được qua nghiên cứu các sựu vật hiện tượng đơn lẻ. Trên thực tế, Êpiquya vẫn luôn coi phương pháp diễn dịch là cần thiết để so sánh các tài liệu cảm tính đã thu được và để phản ánh một cách đúng đắn sự phong phú của hiện thực khách quan.

Không chỉ nói về phương pháp nhận thức, Êpiquya còn xây dựng một cách nhất quán quan điểm duy vật trong học thuyết nhận thức từ luận điểm xuất phát cho rằng, thế giới khách quan, thế giới các sự vật hiện tượng là nguồn gốc duy nhất của tất cả mọi tri thức của loài người. Quan điểm này của Êpiquya là hoàn toàn đúng đắn và xứng đáng được đánh giá cao với một nhà triết học duy vật sống cách thời đại chúng ta trên hai nghìn năm.

Về quan điểm này của Êpiquya, như chúng ta đã biết, sau này khi xây dựng học thuyết nhận thức, V.I.Lênin, trong một tác phẩm nổi tiếng “Chủ nghĩa

duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, cũng đã khẳng định rằng “đối với

bất kỳ nhà khoa học tự nhiên nào chưa bị triết học nhà trường làm cho lầm lạc, cũng như đối với bất kỳ nhà duy vật nào, cảm giác quả thật là mối liên hệ trực tiếp của ý thức với thế giới bên ngoài, là sự chuyển hoá của năng lượng của sự kích thích bên ngoài thành một sự kiện thuộc về ý thức. Sự chuyển hoá đó, mỗi người đều đã và đang thực tế quan sát được hàng triệu lần ở khắp nơi” [14, tr. 50- 51].

Trong luận thức luận của mình, Êpiquya đã xác định, cảm giác là mắt xích liên kết giữa thế giới bên ngoài và con người, đồng thời là bước đi đầu tiên, là thời điểm đầu tiên của quá trình nhận thức. Nếu như ở Đêmôcrít, cảm giác chỉ hoàn toàn mang tính chất chủ quan, thì ở Êpiquya, cảm giác là quá trình chủ quan nhưng có yếu tố khách quan, đồng thời là sự phản ánh thế giới tồn tại khách quan. Nói về sự khác biệt này giữa Đêmôcrít và Êpiquya, trong Luận án Tiến sĩ của mình - “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự

nhiên của Êpiquya”, C.Mác đã khẳng định: “ở Đêmôcrít đó là sự thiếu nhất

quán, vì đối với ông hiện tượng (cảm giác – NVND) chỉ có tính chất chủ quan, còn ở Êpiquya- đó là hậu quả tất yếu, bởi vì đối với Êpiquya cảm tính là sự phản ánh thế giới hiện hữu vào bên trong bản thân, là thời gian kết tinh của thế giới ấy” [23, tr. 335].

Theo Êpiquya, tính chính xác của tất cả mọi hiểu biết của chúng ta về thế giới vật chất, sự phù hợp của chúng với các sự vật và hiện tượng tồn tại khách quan trước hết phụ thuộc vào cảm giác. Tự nhiên tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào ý chí cũng như nhận thức của con người, tác động lên con người và được cảm nhận bởi các giác quan của con người. Do vậy, cảm giác là hành động đầu tiên của quá trình nhận thức thế giới, đồng thời là “tiêu chí duy nhất trong giới tự nhiên cụ thể, giống như lý trí trừu tượng là tiêu chuẩn duy nhất trong thế giới các nguyên tử” [23, tr. 336].

Với quan niệm đó, Êpiquya đã xây dựng một cách thận trọng học thuyết về sự hình thành cảm giác. Theo học thuyết này, mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể, nghĩa là mối quan hệ qua lại giữa chúng được tạo thành từ các phần tử vật chất rất nhỏ bé di chuyển từ khách thể tới chủ thể. Các phân tử này cũng cứng và bền giống như những vật thể đã tạo ra chúng, mặc dù, về kích thước, chúng mỏng và nhỏ hơn các phần tử của vật thể.

Từ đó, Êpiquya đã coi toàn bộ quá trình hình thành cảm giác, từ lúc xuất hiện và tách ra khỏi bề mặt sự vật đến lúc cảm giác của con người tiếp nhận được hình ảnh này là một quá trình thống nhất. Các giai đoạn riêng lẻ của quá trình này được gắn với nhau bởi mối liên hệ nhân quả. Do vậy, chủ thể chỉ có thể nhận được hình ảnh hoàn chỉnh của một sự vật nào đó nếu có một “dòng chảy” giữ nguyên được hình dáng và diện mạo của sự vật ấy khi xuất phát từ bề mặt của nó. Trong đó, điều quan trọng là quá trình tách hình ảnh phải diễn ra một cách liên tục, nếu không sẽ phá hỏng tính chính xác và làm hỏng đối tượng được tiếp nhận. Chúng ta không thể quan sát “dòng chảy” này bằng mắt thường, bởi vì việc tách hình ảnh và bổ sung chúng diễn ra đồng thời với tốc độ tư duy rất nhanh. Diễn tả quá trình nhận thức này, Êpiquya viết: “Từ bề mặt của đối tượng phát ra một luồng chảy liên tục mà cảm giác không nhận thấy được, và như vậy là do sự bổ sung đối lập với nó, bởi vì bản thân đối tượng vẫn còn tiếp tục giữ được đầy và vì sự bổ sung trong chất rắn giữ được lâu cùng một thứ tự và cùng một cách sắp xếp của các nguyên tử. Sự vận động của những bề mặt tách rời ra ấy là vô cùng nhanh chóng trong không khí, bởi vì nhân tố bị tách ra không nhất thiết phải có bề sâu… Cảm giác không mâu thuẫn với một biểu tượng như thế, nếu chúng ta chú ý…đến phương thức tác động của các hình ảnh; các hình ảnh này tạo nên một sự hoà hợp nào đó cho chúng ta, một mối liên hệ thiện cảm của thế giới bên ngoài với chúng ta. Như vậy là có một cái gì được truyền sang từ các hình ảnh để cho chúng ta có một cái gì giống với cái bên ngoài. Và do cái luồng phát ra xâm nhập vào chúng ta, mà chúng ta biết được tính quy định của một cảm giác này hoặc một cảm giác kia; cái có tính quy định tồn tại trong đối tượng và truyền sang cho chúng ta bằng cách đó” [Dẫn theo: 15, tr. 314].

Trên cơ sở học thuyết về “dòng chảy” này, Êpiquya đã giải quyết vấn đề nhận thức giới tự nhiên không chỉ bằng thị giác, mà còn cả bằng thính giác và vị giác. Nói về cách giải quyết vấn đề nhận thức giới tự nhiên này của Êpiquya,

trong Luận án Tiến sĩ của mình, C.Mác đã khẳng định, với Êpiquay, “Iđôla (những hình ảnh) là những hình dạng của các vật thể tự nhiên đã tách ra khỏi chúng, giống như những vỏ bọc bên ngoài, và chuyển chúng thành hiện tượng. Những hình dạng ấy của các vật thường xuyên thoát ra khỏi chúng và thâm nhập vào cảm giác và nhờ vậy mà chúng làm cho các khách thể có khả năng tự bộc lộ ra. Vì vậy, trong thính giác thiên nhiên nghe thấy bản thân mình. Cảm tính của con người, do đó, tạo ra môi trường trong đó- như ở tiêu điểm- phản ánh những quá trình của tự nhiên và trong những quá trình ấy, sau khi bùng cháy, phát ra ánh sáng của các hiện tượng” [23, tr.335]. Cũng nói về cách giải quyết này của Êpiquya đối với vấn đề nhận thức giới tự nhiên, trong “Bút ký triết học”, V.I.Lênin đã coi đây là một dự đoán thiên tài. Ông viết: “tính chất thiên tài của ước đoán của Êpiquya (300 năm trước. Công nguyên, - tức là hơn 2000 trước Hêghen) về ánh sáng và tốc độ của nó chẳng hạn” [15, tr. 315].

Ngoài đóng góp đó, một đóng góp quan trọng khác trong lý luận nhận thức của Êpiquya là ở chỗ, ông đã nhận thấy rõ ý nghĩa nhận thức luận và thực tiễn của bức tranh chung về thế giới. Khi đánh giá cao tính đặc thù về chất của trình độ nhận thức lý luận, ông đã khẳng định ý nghĩa phương pháp luận của nó. Cũng như các nhà triết học duy vật cổ đại Hy Lạp tiền bối, khi xây dựng bức tranh chung về thế giới, Êpiquya đã xuất phát một cách tiên nghiệm từ một quan điểm chung về thế giới. Song, cách tiếp cận của ông đã có một bước tiến đáng kể, khi luận chứng cho sự thống nhất của những cái được rút ra từ những quan niệm và biểu tượng chung, tức là tìm ra các quy luật của tự nhiên. Với đóng góp này, Êpiquya đã được V.I.Lênin coi là người “phát minh ra khoa học tự nhiên thực nghiệm và tâm lý học thực nghiệm”. Trong “Bút ký triết học”, V.I.Lênin viết: “ở Êpiquya, “đối tượng, nguyên tắc” không phải là cái gì khác hơn là nguyên tắc của khoa học tự nhiên quen thuộc của chúng ta…Đó vẫn còn là một phương thức tiến hành làm thành cơ sở của khoa học tự nhiên của chúng ta” [15, tr. 318].

Thật vậy, trong quan niệm của Êpiquya, nhận thức là quá trình phức tạp khơi gợi trí nhớ, sự chú ý, tiến hành so sánh và cuối cùng là hình thành khái niệm chung. Khái niệm, theo Êpiquya, chính là tri giác cảm tính được “tích luỹ” lại. Do vậy, tính chân lý của nhận thức thể hiện ở sự phù hợp giữa hình ảnh với sự vật. Với quan điểm này, ông đã bác bỏ mọi ý kiến nghi ngờ khả năng nhận thức chân lý khách quan. Theo ông, sai lầm và lừa dối là kết quả của những sự thêm bớt của “tư tưởng” vào tri giác cảm tính đối với cái (còn chờ đợi) được xác nhận hay là khẳng định, nhưng sau đó lại không được xác nhận, hay là bị bác bỏ [Xem: 66, tr. 234]. Nói về quan niệm này của Êpiquya, trong “Bút ký triết học”, V.I.Lênin viết: “Sai lầm, theo Êpiquya, là do sự gián đoạn trong vận động (vận động từ đối tượng đến chúng ta, đến cảm giác hay là đến biểu tượng?” [15, tr. 316].

Đánh giá chung về lý luận nhận thức của Êpiquya, nếu Hêghen cho rằng: “Không thể có một (lý luận nhận thức) nghèo nàn hơn” [Dẫn theo: 15, tr. 316] lý luận nhận thức của Êpiquya, thì V.I.Lênin khi phê phán cách đánh giá này của Hêghen đối với lý luận nhận thức của Êpiquya và coi đó là cách đánh giá mà “người ta bỏ qua thực chất của chủ nghĩa duy vật và của phép biện chứng duy

vật” [15, tr. 317], trái lại, đã đánh giá lý luận nhận thức của Êpiquya là “rất ngây thơ và hay” [15, tr. 322].

Theo chúng tôi, cách đánh giá của V.I.Lênin về lý luận nhận thức của Êpiquya là đúng đắn với những gì mà Êpiquya đã đưa ra, đã trình bày và diễn đạt trong lý luận nhận thức của ông.

Chương 2.

Học thuyết về đạo đức của êpiquya và mấy nhận xét về học thuyết này

Nói về đạo đức học- lĩnh vực quan tâm chủ yếu nhất của Êpiquya và chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống triết học của ông, trước hết chúng ta cần khẳng định rằng khi trình bày những quan điểm cơ bản về giới tự nhiên, về vũ trụ, về sự nhận thức giới tự nhiên và vũ trụ đó, Êpiquya không nhằm mục tiêu khoa học thuần tuý mà lại nhằm những mục tiêu luân lý thực tiễn. Nói cách khác, với mọi suy tư triết học của mình, Êpiquya chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là cống hiến cho con người một sự bình an trong tâm hồn, bằng cách giải thoát họ ra khỏi những sự sợ hãi vụn vặt, khỏi nỗi lo định mệnh.

Đạo đức học hay như một số nhà nghiên cứu còn gọi là triết học thực tiễn của Êpiquya có liên quan trực tiếp với học thuyết về tồn tại và học thuyết về nhận thức. Trong học thuyết tồn tại và nhận thức của Êpiquya, con người được hiểu là chủ thể nhận thức, chứ không phải là nhân tố làm thay đổi thế giới vật chất. Cách hiểu như vậy về con người đã tạo cơ sở lý luận cho các quan niệm đạo đức của Êpiquya- một bộ phận cấu thành quan trọng làm nên học thuyết triết học của ông.

Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Êpiquya được quy định bởi các đặc điểm của giai đoạn lịch sử mà ông sinh sống. Chính trong giai đoạn này của lịch sử Hy Lạp cổ đại, các cuộc chiến tranh giữa các phe phái diễn ra triền miên, sự bất ổn trong đời sống xã hội và chính trị đã làm nảy sinh ở các tầng lớp thống trị ước muốn tìm ra cách sống không phải phiền muộn, lo âu. Vì thế, những quan niệm đạo đức đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp này đã được đặt lên vị trí hàng đầu trong mọi suy tư triết học của các nhà triết học Hy Lạp thời đó. Một nhiệm vụ đặt ra cho triết học là chỉ ra con đường dẫn tới

một cuộc sống hạnh phúc. Chính vì thế, triết học Hy Lạp thời kỳ này đã trở thành một đạo lý thường tình, một triết lý đạo đức, triết học đạo đức.

Thế nhưng, khác với một số nhà triết học đương thời, Êpiquya không lấy

Một phần của tài liệu Đạo đức học Êpiquya (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)