Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm gan vi rút B mạn

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ, sinh học phân tử, lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị viêm gan vi rút B mạn bằng thuốc kháng vi rút (Trang 31)

- Viêm gan vi rút B mạn là hiện tượng viêm hoại tử gan mạn tính nguyên nhân do nhiễm HBV kéo dài trên 6 tháng. Viêm gan vi rút B mạn chia thành 2 thể là HBeAg dương tính và HBeAg âm tính. Viêm gan vi rút B mạn nếu không được điều trị dễ tiến triển thành xơ gan hay HCC [102].

- Thông thường có mối tương ứng giữa các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương mô học.

Các triệu chứng lâm sàng gồm mệt mỏi, đau hạ sườn phải, vàng da và ngứa khi có tắc mật. Biểu hiện tăng áp lực tĩnh mạch cửa (cổ chướng, xuất huyết tiêu hoá..) xuất hiện. Khám thấy gan chỉ to vừa, đôi khi đau, có thể thấy lách to.

Xét nghiệm: AST, ALT tăng nhiều hay ít, nhất là ALT ≥ 2 lần giá trị bình thường (ULN: Upper limit of normal). Phosphatase kiềm bình thường hoặc tăng nhẹ trừ khi trong trường hợp tắc mật thì tăng cao, blirubin bình thường hoặc tăng nhẹ. Giảm tỷ lệ prothrombin khi có biểu hiện suy gan nặng.

Sinh thiết gan thấy thâm nhiễm khoảng cửa, chủ yếu là tế bào lympho, ranh giới giữa khoảng cửa và tiểu thuỳ gan rõ ràng, ở đó cũng có những ổ hoại tử (hoại tử mối gặm). Trong thể nặng hoại tử nhiều hơn tạo thành các cầu nối (hoại tử cầu nối) giữa

khoảng cửa với các vùng trung tâm tiểu thuỳ hoặc giữa các khoảng cửa với nhau. Thực tế lâm sàng cho thấy việc sinh thiết gan rất khó thực hiện ở nhiều nơi bởi nó đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và có nhiều biến chứng (chảy máu, nhiễm trùng), bởi vậy nhiều tác giả đã thống nhất để xác định BN viêm gan vi rút B mạn, người ta chỉ cần kết hợp giữa các biểu hiện lâm sàng với các rối loạn sinh hoá và vi rút học.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ, sinh học phân tử, lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị viêm gan vi rút B mạn bằng thuốc kháng vi rút (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)