Ứng dụng công nghệ thông tin:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại các NHTM Việt Nam (Trang 37)

III. Đánh giá thực trạng: 1.Kết quả đạt được:

1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin:

Theo số liệu thống kê của ngân hàng nhà nước thì hiện nay có hơn 20 ngân hàng triển khai Internet banking, 8 ngân hàng triển khai Mobile banking tại các mức độ khác nhau. Không những vậy tỷ lệ dân số tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng mới đạt 20%, vì thế đây là điều dễ hiểu khi 80% số ngân hàng đều có tham vọng trở thành ngân hàng bán lẻ có kênh phân phối dịch vụ rộng khắp nhằm tiếp cận với mọi loại hình dân cư. Bên cạnh đó thì các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng nhắm tới thị trường bán lẻ qua mạng đầy tiềm năng này. Vì thế mà để tạo sự khác biệt trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, các NHTM luôn chú

trọng đầu tư, cải tiến công nghệ trong dịch vụ E-banking bởi công nghệ là “xương sống” cho dịch vụ này. Việc áp dụng hệ thống Core banking tại các NHTM Việt Nam được xem là điểm nhấn công nghệ cho ngành.Có rất nhiều phần mềm Core- banking mà các ngân hàng đang sử dụng như Bank 2000, Symbol System, Iflex, Sylverlake, TCBS (the complex banking solution- giải pháp ngân hàng phức hợp). Ngoài Core banking là công nghệ phần mềm lõi để xử lý đa dạng dịch vụ với cơ sở dữ liệu tập trung thì các NHTM Việt Nam, tùy điều kiện triển khai còn áp dụng gói giải pháp khác như công nghệ ngân hàng điện tử đa kênh, giải pháp điện toán đám mây, ảo hóa dữ liệu.

Mặt khác, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng và phát triển mà các dịch vụ ngân hàng ngày một mở rộng, các thao tác nghiệp vụ được thực hiện chuẩn xác và nhanh chóng hơn, năng lực quản lý, điều hành của ngân hàng cũng được nâng cao. Nhờ vậy mà ngân hàng Việt Nam ngày một phát triển và đạt được những thành tựu nhất định, được bạn bè quốc tế công nhận.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay giữa các ngân hàng trong nước với nhau và giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài thì công nghệ là giải pháp giúp ngân hàng tạo sự khác biệt với đối thủ của mình, bằng việc quản lý các dữ liệu, quản trị rủi ro tốt hơn, cung cấp các dịch vụ thuận tiện hơn cho khách hàng như Internet banking, Home banking…

Việc ứng dụng công nghệ trong các dịch vụ ngân hàng với những dịch vụ, tiện ích như thẻ thanh toán, ATM…đã tạo nên một kết quả đáng mừng là tỷ lệ không dùng tiền mặt trong lưu thông giảm xuống trong những năm gần đây.

(Nguồn: Báo cáo ngân hàng nhà nước qua các năm)

Biểu đồ 3: Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt/ tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 2001-2010

Theo biểu đồ trên, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm gần 50%, từ 23,7% năm 2001 xuống 14,6% năm 1008. Năm 2009,2010 và 2011 vẫn tiếp tục xu hướng này. Đây là một kết quả khá khả quan khi đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành kèm theo quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 được triển khai.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại các NHTM Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w