NHÁNH ĐÀ NẴNG 3.1 Tổng quan về thành phố Đà Nẵng:

Một phần của tài liệu BÀI NGHIÊN cứu KHOA học nâng cao hiệu quả tín dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với học sinh – sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh đà nẵng (Trang 32)

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

NHÁNH ĐÀ NẴNG 3.1 Tổng quan về thành phố Đà Nẵng:

3.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng:

3.1.1. Vị trí địa lý:

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm

kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 13 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam.

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông. Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4 km². Trong những năm gần đây (2013), Đà Nẵng đã tích cực đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "Thành phố đáng sống" của Việt Nam [Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng,www.danang.gov.vn].

3.1.2. Dân số - Lao động:

Theo kết quả điều tra ngày 1 tháng 4 năm 1999, thành phố Ðà Nẵng có 684.846 người. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động xã hội toàn thành phố là 413.460 người, chiếm 57,7% dân số. Đến năm 2011, dân số toàn thành phố Đà Nẵng đạt gần 951.700 người, mật độ dân số đạt 740 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 828.700 người, dân số sống tại nông thôn đạt 123.000 người. Tính đến năm 2009, 86,9% dân số Đà Nẵng sinh sống ở thành thị, tốc độ tăng trưởng dân số đô thị trung bình hàng năm là 3,5%. Dân số nam của thành phố đạt 469.400 người, trong khi đó nữ đạt 482.300 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 11,3 ‰ [Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng,www.danang.gov.vn].

3.1.3. Kinh tế - Thu nhập:

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới du lịch, thương mại và các dịch vụ khác. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Trong đó, đáng chú ý nhất là ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm.

Về thương mại, thành phố có 24 trung tâm thương mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn cùng những siêu thị lớn như Metro, BigC, Co.opMart, Intimex, Viettronimex,…

Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trên địa bàn thành phố hiện có đến 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm với sự đa dạng về loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, một ngân hàng chính sách xã hội, một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài chính,...Mật độ tập trung cao các chi nhánh ngân hàng ở đường Nguyễn Văn Linh

khiến con đường này được mệnh danh là "Phố Wall" của miền Trung [Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng,www.danang.gov.vn].

Bảng 3.1: Tình hình kinh tế của Đà Nẵng trong giai đoạn 2011 – Quý 1 năm 2014

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm

2013

Quý 1/2014

I. Cơ cấu qui mô nền kinh tế (%) 100 100 100 100

- Nông lâm thủy sản (%) 3,18 2,97 2,37 2,04

- Công nghiệp (%) 43,83 39,15 39,68 38,30

- Dịch vụ (%) 52,99 57,88 57,95 59,66

II. Thực hiện vốn đầu tư (Tỷ VND) 25.211,00 26.833,00 26.516,00 5.107,00 III. Vận tải hàng hóa và hành khách (Tỷ

VND)

4.252,00 4.618,00 5.932,00 1.562,70 IV. Thương mại (Tỷ VND)

- Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (Tỷ VND) 42.326,00 51.873,00 59.288,00 17.428,00 - Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD) 771.92 894.98 1002.00 235.00

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, www.danang.gov.vn Kinh tế Đà Nẵng được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định nhất cả nước, với tốc độ tăng trường trải đều cho tất cả các ngành nghề, tuy nhiên, tập trung nhất vẫn là ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt ngành du lịch là thế mạnh của Đà Nẵng.

Điều này thể hiện rõ nhất trong cơ cấu nền kinh tế của Đà Nẵng trong những năm gần đây, nông lâm thủy sản và công nghiệp có xu hướng giảm trong khi đó ngành dịch vụ có chiều hướng tăng lên. Năm 2012, cơ cấu ngành dịch vụ tăng lên 4,89% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 0,07% so với năm 2012. Tính đến hết quý 1 năm 2014, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên 1,71% so với cuối năm 2013.

Việc thu hút vốn đầu tư vào thành phố cũng như việc phát triển ngành giao thông vận tải được đảm bảo qua các năm, không có sự chuyển dịch và biến động mạnh. Điều này cho thấy mức tăng trường và phát triển ổn định của thành phố.

Điều đáng chú ý là việc tăng lên trong nhu cầu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, cho thấy nền kinh tế Đà Nẵng ngày một năng động và không ngừng phát triển.

Biểu đồ 3.1: Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ Đà Nẵng 2011 – 2013

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, www.danang.gov.vn

3.2. Thực trạng về chương trình tín dụng ưu đãi cho học sinh – sinh viên củaNHCSXH tại các trường đại học cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: NHCSXH tại các trường đại học cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:

3.2.1. Những quy định chung về cho vay ưu đãi học sinh sinh viên của NHCSXH:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng với người nghèo và các đối tượng chính sách.

Căn cứQuyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập NHCSXH.

Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ - TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Quyết định số 157/2007/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ về tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, thay thế quyết định số 107/2006/QĐ- TTG.

Căn cứ Quyết định số 853/QĐ-TTg về điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2011.

Căn cứCông văn số 2162A/NHCS-TD về hướng dẫn cho vay HSSV theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.

Một phần của tài liệu BÀI NGHIÊN cứu KHOA học nâng cao hiệu quả tín dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với học sinh – sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh đà nẵng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w