Tại các điểm giao dịch, NHCSXH cần công khai toàn bộ nội dung chính sách tín dụng, cụ thể: cần có biển chỉ dẫn vào điểm giao dịch, biển điểm giao dịch phải rõ ràng, được

Một phần của tài liệu BÀI NGHIÊN cứu KHOA học nâng cao hiệu quả tín dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với học sinh – sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh đà nẵng (Trang 52)

cụ thể: cần có biển chỉ dẫn vào điểm giao dịch, biển điểm giao dịch phải rõ ràng, được đặt ở nơi dễ nhìn, giao dịch thuận lợi để tạo điều kiện cho người dân đến giao dịch lần đầu. Cán bộ ngân hàng cần phải thông báo chi tiết vềchính sách tín dụng, nội quy giao dịch, danh sách dư nợ để cho mọi người dân biết thực hiện đúngtheo chính sách, đặc biệt là số dư nợ quá hạn và đôn đốc, nhắc nhở các hộ hoàn trả nợ cho NH.

-Phối hợp tốt hơn với chính quyền địa phương, các Ban, Ngành, Hội đoàn thể các cấp cũng như các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, đài, đặc biệt tận

dụng thế mạnh của hệ thống phát thanh trên loa, đài phường, chức năng tuyên truyền của các hội đoàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển tải các nội dung thông tin mới nhất về chương trình cho vay HSSV.

- Hoàn thiện khâu bình xét cho vay tại các tổ một cách công khai, dân chủ với sự góp mặt của cán bộ tín dụng NHCSXH nhằm lựa chọn đúng các hộ khó khăn có nhu cầu vay vốn trang trải chi phí học tập cho con em, tránh tình trạng cho vay không đúng đối tượng, sử dụng vốn vay sai mục đích hay tránh tình trạng các hộ phải nộp các khoản phí, lệ phí sai quy định.

4.2.2. Hoàn thiện quy trình, thủ tục vay vốn:Về công tác giải ngân: Về công tác giải ngân:

Để hạn chế tối đa tình trạng người vay sử dụng vốn sai mục đích, Ngân hàng nên thực hiện cách thức giải ngân bằng cách chuyển tiền học phí cho HSSV vào tài khoản của nhà trường nơi HSSV đó theo học.Cụ thể, cách thực hiện như sau:

Mỗi HSSV đủ điều kiện vay vốn bắt buộc phải mở một tài khoản tại ngân hàng (đây là loại tài khoản ưu đãi không thu phí dành cho HSSV). HSSV ký hợp đồng vay nợ với ngân hàng, nơi cho vay sẽ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản đó. Khoản cho vay cơ bản sẽ gồm: tiền học phí và chi phí sinh hoạt, học tập.

Cụ thể, về học phí, ngân hàng cho vay có thể chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của nhà trường nơi HSSV theo học, HSSV chỉ cần đến Ngân hàng và xuất trìnhphiếu đăng ký môn học của mỗi học kỳ kèm theo giấy báo học phí và yêu cầu chuyển tiền… Ngân hàng chỉ giải ngân cho từng học kỳ. Còn khoản chi phí thì ngân hàng sẽ chuyển trực tiếp vào tài khoản của SV.

Như vậy, cách làm này có thể giúp hạn chế tối đa SV sử dụng tiền cho vay đóng học phí không đúng mục đích, học phí luôn đến được Nhà trường, SV luôn có tiền để đảm bảo các chi tiêu học tập tối thiểu.Bên cạnh đó, biện pháp này cũng bắt buộc nhà trường nâng cao nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tiến tới cho phép tất cả SV đóng học phí qua ngân hàng.

Vấn đề kiểm tra, thanh tra và giám sát còn đang là một trong những vấn đề cần được thực thi một cách nghiêm túc và đầy đủ, nhằm phát hiện và chỉnh sửa những vấn đề còn thiếu sót trong việc cho vay, giúp cải thiện tình hình cho vay một cách tốt hơn. Hầu hết những chương trình cho vay nói chung, hiện nay, các NH vẫn đang thực hiện các biện pháp kiểm soát sau vay, tuy nhiên công tác này vẫn còn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, đặc biệt với chính sách cho vay ưu đãi đối với HSSV, vấn đề kiểm soát còn khó khăn hơn, khi người đi vay hầu hết là các phụ huynh, trong khi đó, người sử dụng vốn vay chính yếu là các HSSV. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, NHCSXH Đà Nẵng cần phải:

- Phối hợp với các tổ vay vốn nhằm để kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay của các hộ bằng nhiều phương pháp khác nhau như kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo… nhằm kịp thời phát hiện ra những sai sót và đưa ra những biện pháp xử lý hợp lý. Ví dụ, hàng tháng, NHCSXH cần cử cán bộ đi kiểm tra thực tế tại một số hộ vay vốn (chẳng hạn, mỗi tháng kiểm tra 02 xã, mỗi xã 03 tổ…)...Đồng thời, hàng kỳ, NH cần liên hệ với các đơn vị trường học nơi các HSSV vay vốn đang theo học để kiểm tra tình hình việc đóng học phí. Sau đó, NH gửi kết quả về lại cho tổ vay vốn để có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích. Trên cơ sở đó, Tổ TK&VV cũng cần kết hợp với các tổ trưởng dân phố, thông báo tình hình đến các hộ gia đình (người đi vay) của những trường hợp này để tìm hướng xử lý.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV. Theo đó, yêu cầu cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải nắm rõ địa chỉ, thân nhân và hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong Ban quản lý tổ để tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch với Ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn trong khâu quản lý vốn vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần phải thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách của ban quản lý tổ, việc bình xét cho vay. Cụ thể, Ngân hàng cần chỉ đạo và tham gia cùng Tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để bình xét công khai những hộ gia đình đủ điều kiện vay, có nhu cầu xin vay. Ngân hàng cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc quản lý nợ, hạch toán ghi chép và lưu giữ hồ sơ sổ sách của ban quản lý tổ. Nếu phát hiện bất kỳ điểm nghi ngờ nào, cần phải yêu cầu

ban quản lý tổ giải trình một cách rõ ràng (bằng cách phỏng vấn trực tiếp và bằng văn bản).

- Thực hiện tốt hơn, chặt chẽ hơn công tác kiểm soát nội bộ, tổ chức kiểm tra chéo đột xuất giữa các nhân viên tín dụng phụ trách các khoản vay vốn HSSV nhằm tránh tình trạng nhân viên tín dụng lơ là các khoản vay này.

Về công tác thu hồi nợ:

Theo quy định hiện nay, người đứng ra vay tín dụng và có trách nhiệm trả nợ ngân hàng là các bậc phụ huynh, trong khi đó người được thụ hưởng lợi ích trực tiếp lại là HSSV. Như vậy, giữa Ngân hàng và HSSV không có cam kết nào mang tính pháp lý. Ngân hàng cần phải yêu cầu SV ký vào cam kết về việc trả nợ như là một văn bản dân sự nhưng có tính chất pháp lý nhằm góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việchoàn trả nợ của SV sau khi ra trường.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần phải cử cán bộ tham gia thường xuyên các buổi họp tổ dân phốnhằm để nhắc nhở, đôn đốc các hộ gia đình hoàn trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho Ngân hàng bằng cách công khai cụ thể những hộ còn dư nợ, những hộ có nợ quá hạn, số dư nợ quá hạn nhằm tránh tình trạng chay ỳ trong khi có điều kiện trả nợ cho Ngân hàng. Đồng thời, cán bộ cũng nên tuyên dương những hộ đã trả nợ xong đúng hạn hay những hộ đã trả nợ trước hạn và được ngân hàng giảm lãi phải trả. Những hộ này chính là tấm gương, tạo động lực cho các hộ gia đình khác trả nợ đúng hạn và thậm chí trước hạn.

4.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn:

- Tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ NHCSXH Đà Nẵng:

Việc đào tạo nghiệp vụ thường xuyên và liên tục cho đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình cho vay ưu đãi HSSV, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả tín dụng, uy tín và vị thế của NHCSXH. Theo đó, NHCSXH cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng (hàng quý), đảm bảo cho tất cả đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng liên quan đến chương trình cho vay ưu đãi HSSV.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch lưu động tại xã, phường, của ban quản lý tổ vay vốn.

+ Để ban quản lý tổ vay vốn hoạt động tốt, chất lượng, NHCSXH Đà Nẵng cần phải thường xuyên tập huấn cho ban quản lý tổ về nghiệp vụ liên quan, hướng dẫn lập hồ sơ thủ tục vay vốn, phương pháp ghi chép theo dõi trên sổ sách, quản lý vốn vay, thu hồi nợ, …làm sao để thành viên ban quản lý tổ nắm vững nghiệp vụ như cán bộ tín dụng. Việc tổ chức các buổi tập huấn có thể diễn ra định kỳ 1 tháng/1 lần. Các văn bản nghiệp vụ mới ban hành có liên quan đến chương trình, NH cần thông báo kịp thời đến tất cả tổ trưởng tổ vay vốn. Đồng thời, luôn nhắc nhở các tổ trưởng TK&VV về việc tuyên truyền, động viên nhằm nâng cao nhận thức của người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

+ Chủ động tổ chức giao ban định kỳ với Tổ trưởng tổ TK&VV tại các điểm giao dịch tại xã (có thể 2 tháng/1 lần), để trao đổi về tình hình sử dụng vốn, tồn tại, vướng mắc, bàn giải pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn.

+ Ngoài ra chi nhánh cần phải phát động các phong trào thi đua khen thưởng xã, phường, tổ không có nợ quá hạn, từ đó tạo động lực cho những đơn vị này phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao.

4.3. Một số kiến nghị:

4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, NHCSXH Việt Nam:

Một phần của tài liệu BÀI NGHIÊN cứu KHOA học nâng cao hiệu quả tín dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với học sinh – sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh đà nẵng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w