CỦA NHCSXH –CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu BÀI NGHIÊN cứu KHOA học nâng cao hiệu quả tín dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với học sinh – sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh đà nẵng (Trang 50)

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

CỦA NHCSXH –CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

4.1. Những thành công và tồn tại khi triển khai chính sách tín dụng đối với học sinh– sinh viên: – sinh viên:

- Chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV ban hành rất kịp thời khi có sự tham gia của cả hệ thống xã hội, đó là sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, sự phối hợp hiệu quả của các Ban, ngành, Hội đoàn thể và cơ quan liên quan cùng sự ủng hộ phía nhân dân. Chính sách đã tạo động lực và điểm tựa cho con em yên tâm học tập, khơi dậy tinh thần hiếu học, ý thức trách nhiệm của HSSV đối với gia đình, nhà trường và xã hội.

- Chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh – sinh viên là một trong những chính sách

có ý nghĩa về kinh tế, chính trị - xã hội và mang đậm tính nhân văn, đúng ý Đảng, hợp lòng dân. Chủ trương này càng có ý nghĩa hơn khi bối cảnh kinh tế trong giai đoạn phát triển và hội nhập cần đến nguồn nhân lực có trình độ cao.Qua kết quả điều tra cho thấy, chương trình cho vay đã góp phần giúp cho người đi vay vượt qua khó khăn trong việc trang trải các chi phí học tập và góp phần nâng cao kết quả học tập của các bạn HSSV.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai và thực hiện, chính sách này vẫn gặp một số khó khăn và tồn tại mà nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm mất đi ý nghĩa to lớn của chương trình:

Về đối tượng cho vay:

- Phần lớn các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề chỉ nắm được số SV mà trường ký xác nhận làm thủ tục vay vốn. Còn con số được vay trên thực tế không nắm được. Có một thực tế hiện nay đó là sinh viên vay tiền trường không hề biết. Trường không nắm được số SV được vay vốn để theo dõi, đôn đốc HSSV sử dụng vốn vay đúng mục đích. Các địa phương sau khi xác nhận cho HSSV vay vốn cũng không nắm được số HSSV đó còn theo học hay đã nghỉ thời gian sau đó.

Như vậy, cả địa phương và nhà trường chỉ xác nhận cho đối tượng vào thời điểm làm thủ tục vay vốn. Sự lỏng lẻo trong phối hợp giữa địa phương, nhà trường và ngân hàng chính là kẽ hở để lọt những trường hợp không thuộc đối tượng thụ hưởng và sử dụng vốn vay sai mục đích. Thực tế, một số HSSV sử dụng vốn vay để mua sắm tài sản, không phục vụ mục đích học tập, sinh hoạt không tiết kiệm.

Vướng mắc trong việc xác nhận thủ tục vay vốn:

Một trong những điểm khó khăn đối với cho sinh viên nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi là các thủ tục để được xác nhận hoàn cảnh khó khăn của sinh viên tại địa phương và việc chuẩn bị các thủ tục để vay. Theo đó, đối với việc xác nhận cho các đối tượng này vay vốn, nhiều địa phương triển khai khác nhau, có nơi thì quá chặt, ngược lại có nơi thì quá lỏng lẻo; thậm chí có một số địa phương khi hộ có nhu cầu vay vốn không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì đều xác nhận là hộ khó khăn về tài chính để được vay vốn… Ngược lại, rất nhiều HSSV có hoàn cảnh thực sự khó khăn thì lại không tiếp cận được vốn vay của Ngân hàng, nguyên nhân là do địa phương vô tình hay cố tình chưa cập nhật, bổ sung kịp thời những hộ này vào hộ nghèo, hộ cận nghèo theo như quy định.

Hơn nữa, thủ tục xác nhận HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính khá phức tạp. Ví dụ, HSSV có cha hoặc mẹ đang bị tai nạn lao động, hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp thường xuyên phải có số hưởng trợ cấp hàng tháng do BHXH cấp, nếu cha me bị mất khả năng lao động vĩnh viễn hoặc suy giảm khả năng lao động phải có chứng nhận tình trạng sức khỏe, bệnh tật của cơ quan y tế có thẩm quyền mới được UBND xã xác nhận. Điều này làm mất khá nhiều thời gian trong việc chuẩn bị những thủ tục, giấy tờ trên, dẫn đến làm chậm tiến độ giải ngân. Thêm vào đó, một số trường, cơ sở đào tạo thực hiện xác nhận cho HSSV còn chưa đầy đủ, kịp thời phần nào ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân cho vay, và hậu quả là một số trường hợp phụ huynh đã phải vay nóng bên ngoài để kịp đóng học phí cho con em mình, điều này làm hạn chế hiệu quả của chương trình.

Nguồn vốn cho vay chưa thực sự ổn định và bền vững:

Chính phủ, các Bộ, Ngành đã luôn quan tâm trong việc bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện chương trình. Tuy nhiên, do chương trình có nhu cầu nguồn vốn lớn, kinh phí quản

lý cao, thời gian cho vay dài nhưng với những quy định không quá khắt khe, không có thế chấp... thì độ rủi ro trong các khoản vay lại rất cao. Vì vậy, có nhiều thời điểm NHCSXH gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn, phải tạm ứng từ Kho bạc Nhà Nước, Ngân hàng Nhà Nước để đảm bảo kịp thời vốn cho chương trình nên nguồn vốn của chương trình chưa có tính ổn định, chưa bền vững.

Công tác bình xét cho vay, kiểm tra, giám sát:

- Việc bình xét cho vay tại một số tổ chưa thật sự công khai, dân chủ, chưa bám sát vào danh sách những hộ khó khăn thực sự có nhu cầu vay vốn ưu đãi HSSV. Điều này dẫn đến rất nhiều trường hợp cho vay không đúng đối tượng, sử dụng vốn vay sai mục đích, làm giảm tính hiệu quả của chương trình.

- Sự phối hợp giữa Ngân hàng và các cấp ủy, chính quyền địa phương ở một số nơi còn chưa tốt. Các cuộc họp giao bancòn thiếu thường xuyên, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ vay vốn và hộ vay trong thời gian qua của Ngân hàng vẫn còn một số tồn tại như: Số cuộc kiểm tra còn ít, thời gian và chất lượng kiểm tra còn nhiều hạn chế, mang tính qua loa, chiếu lệ.

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng chương trình cho vay ưu đãi đốivới học sinh – sinh viên của Ngân hàng chính sách xã hội Đà Nẵng: với học sinh – sinh viên của Ngân hàng chính sách xã hội Đà Nẵng:

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của học sinh – sinh viên, NHCSXH - CN Đà Nẵng cần phải xem xét các giải pháp sau:

4.2.1. Thực hiện công khai hóa – xã hội hóa chính sách cho vay ưu đãi HSSV củaNHCSXH: NHCSXH:

Một phần của tài liệu BÀI NGHIÊN cứu KHOA học nâng cao hiệu quả tín dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với học sinh – sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh đà nẵng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w