cấp cho NHCSXH thực hiện chương trình cho vay ưu đãi HSSV gặp nhiều khó khăn, có nhiều thời điểm thiếu vốn, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải giải quyết vấn đề này như thế nào để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của SV có hoàn cảnh khó khăn? Phải chăng Nhà nước nên lập 1 quỹ để bảo lãnh tín dụng sinh viên và không đánh thuế hoạt động cho vay ưu đãi HSSV đối với những NHTM vào cuộc. Bởi mục tiêu của việc đánh thuế cũng nhằm tạo nguồn quỹ phục vụ lợi ích của cộng đồng. Với chính sách ưu đãi này, sự tham gia của các ngân hàng thương mại không những giải quyết được vấn đề thiếu vốn mà với
mạng lưới của họ, kỹ năng quản lý của họ, còn giải quyết các vấn đề như viêc thu hồi nợ, hay kiểm soát việc sử dụng vốn của SV.
- Nâng cao mức cho vay cho phù hợp với điều kiện giá cả thị trường. Theo quy định hiện hành, mức cho vay của NH đối với mỗi HSSV chỉ với 11 triệu đồng/năm học/1 HSSV. Theo khảo sát của chúng tôi tại một số địa phương thì chi phí một tháng cho một sinh viên đi học ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tầm khoảng 3 triệu đồng/tháng. Với mức vay 1,1 triệu đồng/tháng, nhiều người cho rằng số tiền này còn thấp, chưa bảo đảm để HSSV học tập, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của vốn vay.Vì vậy, Bộ Tài chính cần phải phối hợp với các bộ, ngành theo dõi chặt chẽ biến động của giá cả thị trường để có thể trình Chính phủ ban hành mức điều chỉnh phù hợp và khả thi trong trường hợp cần thiếtnhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng vốn của người vay, tránh tình trạng HSSV phải bỏ học vì vốn vay không đủ trang trải chi phí học tập.
Bảng 4.1: Thống kê lạm phát và mức cho vay học sinh – sinh viên
Năm 199 8 99 200 0 01 01 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 201 3 Lạm phát (%) 9,2 0, 1 -0,6 0, 8 4, 0 3, 0 9, 5 8, 4 6, 6 12, 6 19,8 9 6,5 2 11,7 5 18,5 8 6,8 1 6,04 Mức cho vay (triệu VNĐ) 3 11 Mức cho vay thay đổi theo giai đoạn (triệu VNĐ) 3 Từ 01/10/2007 đến 25/08/2009: 8 triệu/năm học/HSSV Từ 26/8/2009- 14/11/2010: 8,6 triệu/năm học/HSSV Từ 15/11/2010 - 31/07/2011: 9 triệu/năm học/HSSV Từ 1/8/2011-31/7/13: 10 triệu/năm học/HSSV Từ 01/8/2013 – nay: 11 triệu/năm học/HSSV 11
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Đà Nẵng
Cụ thể, dựa vào tỷ lệ lạm phát trong vòng 3 năm 2010 – 2013, thì số tiền cho vay cần thiết phải tăng lên và đạt mức tối thiểu là 13triệu/năm học/HSSV. Hơn nữa, hiện nay hầu hết mức học phí tại các trường đại học đều ở mức tương đối cao và có sự gia tăng qua các
năm, với mức cho vay như hiện nay thì chỉ đủ để bù đắp mức học phí của các bạn học sinh – sinh viên, chưa tính đến các chi phí sinh hoạt phục vụ học tập.
- NHCSXH nên xem xét đưa ra các chương trình ưu đãi nhằm khuyến khích HSSV vay vốn có động lực học tập tốt, từ đó giúp gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định cho học sinh sinh viên, tạo thu nhập hoàn trả nợ đúng hạn cho NH. Chẳng hạn, đối với những học sinh có học lực Giỏi – Xuất Sắc trong mỗi năm học, NHCSXH sẽ có chương trình hỗ trợ lãi suất, bằng cách miễn giảm lãi phải trả cho các học sinh này. Để làm được việc này, các tổ vay vốncần thông báo đến các bạn HSSV vay vốncó kết quả học tập tốt cập nhật bảng điểm học kỳ, sau đó chuyển cho NH xét duyệt.
4.3.2. Kiến nghị với Chính quyền, Hội đoàn thể các cấp và các cơ quan liên quan tại thành phố Đà Nẵng: thành phố Đà Nẵng:
- Chính quyền địa phương và hội đoàn thể cấp xã, phường chủ động và tăng cường hơn nữa trong công tác tuyên truyền về chương trình tín dụng ưu đãi đối với học sinh sinh viên để mọi người dân được hiểu và cập nhật chủ trương đúng đắn của Chính phủ.
-Tăng cường hơn nữa ý thức phối hợp với NHCSXH trong việc kiểm tra, giám sát vốn vay, kịp thời thông báo cho ngân hàng biết những trường hợp có nguy cơ gây thất thoát vốn như: sử dụng vốn sai mục đích, cho vay không đúng đối tượng, HSSV bỏ học đuổi học nhưng vẫn vay vốn, mắc bệnh tệ nạn xã hội, hay người vay chuyển địa điểm sinh sống,…Bên cạnh đó, cần phải ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các trường hợp thu phí, lệ phí sai quy định đối với người vay tại các điểm giao dịch xã.
- Nhà trường nơi HSSV vay vốn theo học cần phải đẩy nhanh hơn nữa công tác xác nhận cho HSSV một cách kịp thời và đầy đủ để tất cả các HSSV có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn có thể tiếp cận được vốn vay theo đúng tiến độ giải ngân của NHCSXH.Bên cạnh đó, các trường nên cùng chia sẻ khó khăn với Nhà nước nhằm khắc phục trường hợp bước vào năm học mới, các trường tiến hành thu học phí và những khoản đóng góp khác, nhưng thời điểm này HSSV chưa nhận được vốn vay ưu đãi, buộc các gia đình nghèo phải “vay nóng” để có tiền cho con mình nhập học. Theo đó, các trường, cơ sở đào tạo cần có chính sách giãn thu cho các em. Các em thuộc diện cho vay theo Quyết định 157 sẽ được phép đóng tiền sau.
Hơn nữa, trong thời gian tới, các cơ sở đào tạo cần phải nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Nếu Nhà trường đào tạo sinh viên trở thành nguồn nhân lực có tay nghề cao,đápứng được nhu cầu xã hội thì SV vay vốn có thể kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường. Như vậy, SV mới yên tâm ký vào giấy nợ và các bên cho vay cũng sẽ tránh được tình trạng khó thu hồi được nợ.
Về phía Bộ GDĐT, cần phải phối hợp cơ quan truyền thông để tư vấn nghề nghiệp cho các em giúp các em có định hướng đúng đắn trong quá trình lập thân, lập nghiệp. Theo đó, Bộ GDĐT nên có chính sách thu hút vào những ngành đang cần rất nhiều nguồn nhân lực nhưng ít người học như ngành sư phạm, kỹ thuật công nghệ, nông lâm ngư nghiệp, tránh chọn ngành cơ cấu đang thừa nhân lực, điều này sẽ giúp các em có thể tìm được một công việc tạo thu nhập ổn định và thu xếp trả nợ Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Chương trình cho vay ưu đãi đối với HSSV là một trong những chương trình trọng tâm và chính yếu của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ vốn cho HSSV có đủ điều kiện tham gia đến trường.
Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, do đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày một phát triển về mặt kinh tế là điều không thể không nhắc đến. Chính vì vậy, ngay từ khi thực hiện trong những giai đoạn đầu, chương trình cho vay ưu đãi đối với HSSV đã thu hút được sự quan tâm lớn từ phía các cấp chính quyền địa phương và nhân dân của cả nước. Và nhanh chóng được lan truyền rộng khắp đất nước, đặc biệt là những nơi có hoàn cảnh kinh tế khó khăn với nhiều hộ gia đình có con em chuẩn bị bước vào môi trường đại học, cao đẳng.
Với hơn 15 năm thực hiện, chương trình cho vay ưu đãi đối với HSSV ngày một được quan tâm và gia tăng số lượng cho vay, điều này cho thấy sự phù hợp và đúng đắn của chính sách này. Tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết để phù hợp và hiệu quả hơn.
Với thời gian thực hiện đề tài ngắn, chúng tôi không thể tránh được những thiếu sót. Nhóm đề tài mong muốn nhận được ý kiến phản hồi từ quý bạn đọc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội (2003 – 2012).
[2] Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2013), Đặc san Thông tin Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
[3] Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2013), Tài liệu hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh – sinh viên.
[4] Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2014), Tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng năm 2010 – 2013, Ngân hàng chính sách xã hội – Thành phố Đà Nẵng.
[5] PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, TP.HCM.
[6] Bài giảng Phân tích tín dụng và cho vay, TS. Hồ Hữu Tiến, ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
[7] Quyết định số 107/2006/ QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, Hà Nội ngày 18 tháng 5 năm 2006.
[8] Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, Quyết định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, Hà Nội ngày 27 tháng 9 năm 2007.
[9] Quyết định số 1196/QĐ-TTg, Quyết định về điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên, Hà Nội ngày 19 tháng 7 năm 2013.
[10] Quyết định số 853/QĐ-TTg, Quyết định về điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên, Hà Nội ngày 3 tháng 6 năm 2011.