Chỉ tiêu về nợ gia hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại.DOC (Trang 56)

D. Công tác kế toán

c.Chỉ tiêu về nợ gia hạn

Trong quá trình thực hiện cho vay, do rất nhiều nguyên nhân từ phía khách hàng hoặc thị trường mà tình hình kinh doanh của khách hàng không được tốt. Việc gia hạn nợ có thể xảy ra với bất cứ khách hàng nào và ngân hàng khi cho vay cũng đã phải xác định một tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý đối với từng thời kì. Gia hạn nợ là việc ngân hàng chấp thuận kéo dài việc trả nợ thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay. Khoảng thời gian này không quá 6 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, và 12 tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn. Số dư nợ được gia hạn gọi là nợ gia hạn.

Số dư nợ gia hạn lớn nhất vào năm 2005, lên tới 184,695 tỷ đồng, chiếm 2,1% tổng dư nợ cho vay và chiếm 2,93% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn. Đây có thể coi là ở mức cao so với các ngân hàng khác trong khu vực. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, không có nguồn doanh thu kịp thời, đầy đủ để thực hiện trả nợ đúng hạn. Những vấn đề mà ngân hàng phải đối mặt là sự chiếm dụng vốn của khách hàng đối với ngân hàng, đồng thời những khoản nợ gia hạn sẽ bị xét vào loại nợ xấu và phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Đây có thể coi là tổn thất đối với ngân hàng.

Trong tổng số nợ gia hạn thì phần lớn là nợ ngắn hạn. Và số nợ này chủ yếu thuộc về khối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chế biến, thương mại - dịch vụ với mục đích vay vốn là tài trợ cho tài sản lưu động nhưng thị trường của các doanh nghiệp hay gặp rủi ro do tính thời vụ. Đồng thời, phần lớn khách hàng phải xin gia hạn nợ đều thuộc khối doanh nghiệp quốc doanh.

Chất lượng cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch nếu xét trên chỉ tiêu này có thể nói là không cao, chưa đạt chất lượng.

Nợ quá hạn là phần nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu nợ quá hạn luôn là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn của NHTM. Quy mô nợ quá hạn lớn chứng tỏ ngân hàng bị chiếm dụng vốn lớn, doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả phần vốn vay, dẫn đến không trả được nợ, do đó chất lượng tín dụng thấp.

Quy mô nợ quá hạn tại Sở giao dịch I như sau:

Quy mô nợ quá hạn có sự thay đổi trong số tuyệt đối. Năm 2003, dư nợ quá hạn là 240,15 tỷ đồng, đến năm 2004 giảm xuống còn 226,03 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2005 lại tăng lên 241,29 tỷ đồng. Tuy giá trị tuyệt đối có tăng nhưng do tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2005 cao nên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn giảm, từ 2,8% năm 2004 xuống còn 2,74% vào năm 2005, đạt mức kế hoạch đề ra trong giai đoạn cơ cấu lại ngân hàng Ngoại thương với mục tiêu là 2,8%.

BẢNG 11. DƯ NỢ QUÁ HẠN CÁC NĂM 2004 – 2005

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 Dư nợ quá hạn Tỷ đồng 226.03 241.29 Dư nợ ngắn hạn quá hạn Tỷ đồng 191.183 203.9425 Dư nợ trung và dài hạn quá hạn Tỷ đồng 34.8 37.3475 Tổng dư nợ cho vay Tỷ đồng 8072.5 8795 Tỉ lệ nợ quá hạn % 2.80% 2.74%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2004 - 2005

Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần chứng tỏ việc thu hồi vốn của Sở giao dịch đã trở nên tốt hơn, chất lượng cho vay được nâng cao. Bằng các biện pháp kiên quyết, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo pháp luật, tiếp tục xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ, Sở giao dịch đã thu hồi được một phần nợ quá hạn. Đồng thời thực hiện các biện pháp tín dụng chặt chẽ

hơn đối với những dự án vay mới nên tỷ lệ nợ quá hạn đã đạt được mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra ở trong Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Trong số nợ quá hạn thì dư nợ ngắn hạn quá hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn: 84,58% vào năm 2004 và 84,23% vào năm 2005. Sở dĩ có điều này là vì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay của Sở giao dịch (từ 71% đến 77%).

Tỉ lệ nợ ngắn hạn quá hạn gần như không thay đổi, ở mức 84%, tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn quá hạn tăng nhẹ, từ 15,4% lên 15,48% do tỉ trọng cho vay trung và dài hạn tăng dần.

Qua các năm từ 2003 – 2005, tổng dư nợ ngắn hạn tăng lên, từ 2003 – 2005 tăng lên đến 61,57%, trong khi đó, dư nợ ngắn hạn quá hạn chỉ tăng 46,26 % nên tỷ lệ nợ quá hạn giảm đi 9,4%. Sang đến năm 2005, tổng dư nợ tăng lên 1,12% trong khi dư nợ ngắn hạn quá hạn tăng 6,31%, do đó tỉ lệ nợ quá hạn lại tăng lên 5,19%. Như vậy là trong công tác quản lý nợ ngắn hạn đã có vấn đề, chất lượng tín dụng chưa cao.

BẢNG 12. TỈ LỆ NỢ NGẮN HẠN QUÁ HẠN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Dư nợ % Dư nợ % Tổng dư nợ ngắn hạn 3857.5 6232.5 61.57% 6302.5 1.12% Dư nợ ngắn hạn quá hạn 131.155 191.83 46.26% 203.9425 6.31% Tỉ lệ nợ ngắn hạn quá hạn 3,40% 3.08% - 9,4% 3.24% 5.19%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2004 - 2005

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại.DOC (Trang 56)