D. Công tác kế toán
H. Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch.
2.2.1.2. Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
Đối tượng khách hàng của Sở giao dịch là tất cả các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện được vay, trong đó ưu tiên định hướng khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Những năm vừa qua, Sở giao dịch có định hướng mở rộng phạm vi đầu tư sang các lĩnh vực khác.
Cho vay các ngành công nghiệp vẫn là trọng tâm, đặc biệt là cho vay ngắn hạn đối với ngành công nghiệp chế biến. Năm 2004, dư nợ cho vay công nghiệp là 3110,6 tỷ đồng, nhưng đến năm 2005 con số này đã là 3266,6 tỷ đồng, tăng 5%. Đồng thời tỉ trọng cho vay ngắn hạn cũng tăng lên, từ 49,91% vào năm 2004 lên 51,83% năm 2005. Mức tăng trưởng chỉ là 5% nhưng là phù hợp với chính sách cho vay chung của hệ thống ngân hàng Vietcombank.
Ngành thương mại – dịch vụ cũng là ngành chiếm tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao tại Sở giao dịch và có xu hướng tăng dần tỉ trọng. Năm 2004, dư nợ cho vay là 859,5 tỷ đồng, chiếm 13,8%, năm 2005 tăng lên 1037,21 tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng dư nợ.
BẢNG 9. CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ NĂM 2004 - 2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỉ trọng Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn 6232.5 100.00% 6302.5 100.00% Công nghiệp chế biến 3110.6408 49.91% 3266.5858 51.83% Thương mại - Dịch vụ 859.46175 13.79% 1027.3075 16.30% Xây dựng - Giao thông vận tải 976.63275 15.67% 835.08125 13.25% Nông lâm nghiệp 1285.7648 20.63% 564.07375 8.95%
Khác - - 609.45175 9.67%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2004 - 2005
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ trong những năm vừa qua đã có bước phát triển khá, do vậy không những giá trị tuyệt đối của dư nợ cho vay ngắn hạn tăng mà tỉ trọng cho vay cũng tăng. Trong khi đó các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Xây dựng – giao thông vận tải làm ăn không hiệu quả, không trả lãi và gốc đầy đủ, nhiều lần xin gia hạn nợ nên ngân hàng đã chủ trương kiểm soát chặt chẽ đối tượng này. Dư nợ năm 2005 so với 2004 đã giảm đi 141,549 tỷ đồng, tỉ trọng cũng giảm từ 15,67% xuống còn 13,25% (năm 2005).
Như vậy, về cơ bản, cơ cấu cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch thời gian qua đã thực hiện được theo đúng chỉ đạo của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: một cơ cấu linh hoạt theo định hướng cho vay “An toàn và hiệu quả”, điều chỉnh kịp thời với những biến động của thị trường.