Phân tích một số chỉ tiêu về giá thể.

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ và phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc Vạn Thọ lùn và mào gà lùn trồng chậu (Trang 27)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phân tích một số chỉ tiêu về giá thể.

Giá thể là yếu tố quan trọng đối với cây trồng chậu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa trồng chậu. Vì vậy

nó phải đảm bảo các tính chất của giá thể bao gồm tính chất vật lý, hóa học và tính kinh tế. Do đó chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu của giá thể ở hai thời kỳ được thể hiện qua bảng 4.1 và 4.2

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thành phần giá thể và tỉ lệ phối trộn đến pH, EC của giá thể phối trộn trước khi trồng

CT Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 pH EC (mS/cm) pH EC (mS/cm) CT1 6,94 1,24 7,01 1,97 CT2 7,18 1,84 7,14 2,06 CT3 7,05 1,96 7,18 2,14 CT4 7,31 2,05 7,24 2,08

Các công thức thí nghiệm được phối trộn từ các vật liệu: đất màu, trấu hun, xơ dừa, bèo hoa dâu khô và compot. Mỗi vật liệu có những đặc điểm riêng:

 Trấu hun: Vỏ trấu đem hun cháy không hoàn toàn, có tính thoát nước và thông thoáng, nhẹ, xốp, không chứa nhiều chất dinh dưỡng, song hàm lượng kali rất cao (0,19 – 0,3 %), có tính kiềm.

 Đất phù sa: Có thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, sạch cỏ dại.

 Xơ dừa: xốp, sạch bệnh, giữ nước tốt, dinh dưỡng phù hợp, tính đệm tốt nên rất ổn định

 Bèo hoa dâu: Có tính thoát nước, thông thoáng, nhẹ, xốp, không ảnh hưởng đến pH.

 Phân ủ (compot): có tính thoát nước, thông thoáng, nhẹ, xốp, giàu dinh dưỡng, kiềm tính.

Thí nghiệm 1: Các công thức đều có pH và EC trong khoảng an toàn, CT1 có thành phần giá thể là đất màu 100% nên có pH và EC thấp nhất, các công thức còn lại được phối trộn từ các thành phần giá thể hữu cơ có tính kiềm, vì vậy pH và EC cũng cao hơn. Trong đó CT4 có pH và EC cao nhất do trong giá thể có hai thành phần có tính kiềm là compot và trấu hun. Tuy nhiên pH cao cũng không có lợi cho cây, CT3 có pH và EC thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây (pH 7,05, EC 1,96 mS/cm)

Thí nghiệm 2: Các công thức được phối trộn từ các vật liệu trên với tỷ lệ khác nhau vì vậy sự ảnh hưởng của các tỷ lệ này đến pH và EC giá thể là khác nhau. CT4 được phối trộn thep tỷ lệ: Đất màu (0%) + Trấu hun (0%) + Compot (50%) + Bèo hoa dâu khô (50%), tỷ lệ compot là cao nhất do đó có pH và EC là cao nhất, CT1 tỷ lệ compot là thấp nhất (25%) nên pH và EC cũng thấp nhất. CT3 có pH và EC thích hợp cho cây (pH 7,18, EC 2,14 mS/cm) với tỷ lệ compot là 40%.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của cây trồng đến các chỉ tiêu pH và EC của giá thể trồng cây

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ và phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc Vạn Thọ lùn và mào gà lùn trồng chậu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w