4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Đánh giá chung về tình hình sâu, bệnh của cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn.
Mào gà lùn.
Cũng như các loại sâu bệnh hại cây trồng nông nghiệp, sâu bệnh hại hoa nói chung và hoa trồng chậu nói riêng luôn là mối quan tâm lo lắng đối với các nhà sản xuất. Sâu bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất cây trồng. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết vụ Xuân – Hè rất thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển với mức độ hại khác nhau. Bởi vậy điều tra tình hình sâu bệnh hại có ý nghĩa thực tiễn trong việc dự báo và có biện pháp phòng trừ hợp lý để làm giảm thấp nhất thiệt hại.
Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới nên cây trồng chậu chỉ có số bệnh như: sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa. Sau khi theo dõi và quan sát tình hình sâu bệnh hại hoa cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn chúng tôi đánh giá qua bảng 4.15
Bảng 4.15 Thành phần sâu hại cây cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn.
Tên sâu hại Cúc Vạn Thọ lùn Mào gà lùn Sâu xanh
(Heilic over paarmiger ahubn) - +
Sâu khoang
(Prodenia litura) + +
Sâu vẽ bùa
(Liriomyza spp.) + -
Ghi chú: Bị hại (+) Không bị hại (-)
Sâu xanh: phá hoại hoa và cây cảnh bằng cách ăn phần thịt của lá và hoa, sâu xanh phá hoại Mào gà ở mức độ nhẹ, trung bình 25 chậu xuất hiện một con.
Sâu khoang: hại cả cúc Vạn Thọ lùn và mào gà lùn, chủ yếu là ăn lá, cắn nõn, nụ và hoa ở mức độ nhẹ
Sâu vẽ bùa: gây hại cho lá, trên lá xuất hiện những đường nhỏ như sợi chỉ, có khi lớn cỡ chân nhanh ngoằn nghèo, màu trắng bạc. Nếu bị hại nặng những đường đục này sẽ dày đặc tạo thành những đường lớn, làm cho lá mất diệp lục, khô héo dần, giảm khả năng quang hợp làm cho cây bị còi cọc, chất lượng hoa giảm. Hiện tượng này chỉ xuất hiện trên vài chậu do đó chúng tôi tiến hành loại bỏ các lá bị hại nên hiện tượng này bị ngăn chặn kịp thời.