Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến động thái sinh trưởng của cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn.

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ và phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc Vạn Thọ lùn và mào gà lùn trồng chậu (Trang 47)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến động thái sinh trưởng của cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến động thái sinh trưởng của cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn CT Cúc Vạn Thọ lùn Mào gà lùn CCC (cm) ĐKTh (mm) ĐKT (cm) CCC (cm) ĐKTh (mm) ĐKT (cm) CT1 10,3 4,6 11,4 21,4 4,8 16,2 CT2 10,7 4,8 12,4 22,5 5,5 16,8 CT3 11,7 5,2 14,0 25,5 6,1 17,5 CT4 10,5 4,8 12,2 23,8 4,9 17,3 CV 4,3 3,7 1,9 1,5 3,2 2,3 LSD0,05 0,9 0,3 0,4 0,7 0,3 0,4

Ghi chú: CCC (Chiều cao cây) ĐKT (Đường kính tán)

Hình 4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến động thái tăng trưởng chều cao cây của cúc Vạn Thọ lùn.

Hình 4.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của Mào gà lùn.

Cúc Vạn Thọ lùn

Kết quả bảng 4.7 cho chúng ta thấy:

Chiều cao cây: ở các công thức phối trộn giá thể cao hơn công thức đối chứng. Các công thức hầu như không có sự sai khác ở mức ý nghĩa LSD0,05. Điều này cho thấy tỷ lệ phối trộn giá thể không ảnh hưởng lớn đến chiều cao cây mào gà.

Tỷ lệ phối trộn giá thể khác nhau làm tăng đường kính thân và đường kính tán so với công thức đối chứng. Các chỉ tiêu này đạt cao nhất ở CT3 (đường kính thân 5,2 mm, đường kính tán 14 cm).

Từ hình 4.4 cho chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của Vạn Thọ lùn đạt cao nhất ở giai đoạn 21 – 28 ngày sau trồng. Lúc này bộ rễ phát triển mạnh và tương đối hoàn thiện nên khả năng đâm sâu, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt. Bên cạnh đó bộ lá cũng tương đối hoàn thiện làm tăng khả năng quang hợp. Đồng thời các vật liệu được sử dụng để phối trộn giá thể làm tăng khả năng hút nước, dinh dưỡng của cây từ đó làm tăng khả năng vươn cao của cây. Ở giai đoạn đầu 7 – 14 ngày sau trồng chiều cao cây tăng chậm điều này có thể giải thích là do cây mới được phục hồi sinh trưởng bộ rễ còn nông, yếu nên khả năng hút nước và dinh dưỡng kém làm cho cây vươn cao chậm.

Mào gà lùn

Từ kết quả bảng 4.7 ta có thể thấy: các công thức có tỷ lệ phối trộn giá thể khác nhau làm tăng chiều cao cây, đường kính thân và đường kính tán. Các chỉ tiêu này đạt cao nhất ở CT3 (Đất màu (10%) + compot (40%) + Trấu hun (10%) + Bèo hoa dâu (40%)) với chiều cao cây 25,5 cm, đường kính thân 6,1 mm, đường kính tán 17,5 cm.

Từ hình 4.5 chúng ta có thể thấy: cũng như cúc Vạn Thọ ở giai đoạn đầu chiều cao cây tăng chậm, đó là do cây vừa phục hồi sinh trưởng, bộ rễ còn yếu nên khả năng hút nước, dinh dưỡng kém làm cho cây vươn cao chậm. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở giai đoạn 21 – 28 ngày là mạnh nhất, điều này được giả thích là do vật liệu được sử dụng để phối trộn giá thể đã làm tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây từ đó làm tăng khả năng vươn cao của cây. Giai đoạn từ 28 – 35 ngày sau trồng chiều cao cây tăng chậm dần và 35 ngày sau trồng thì cây đạt chiều cao tối đa do cây chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, lúc này cây bắt đầu xuất hiện nụ hoa.

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ và phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc Vạn Thọ lùn và mào gà lùn trồng chậu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w