4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón qua lá Pomior đến động thái sinh trưởng của cúc Vạn Thọ lùn và mào gà lùn.
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phân lá Pomior đến động thái sinh trưởng của cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn.
CT Cúc Vạn Thọ lùn Mào gà lùn CCC (cm) ĐKTh (mm) ĐKT (cm) CCC (cm) ĐKTh (mm) ĐKT (cm) CT1 10,9 3,7 12,4 22,6 4,7 16,8 CT2 11,4 4,2 12,6 23,5 5,6 17,5 CT3 12,1 4,7 14,7 27,5 6,3 19,1 CT4 11,6 4,3 12,8 26,7 5,7 18,2 CV 1,7 4,0 2,7 1,7 4,5 3,4 LSD0,05 0,7 0,3 0,7 0,8 0,5 1,1
Ghi chú: CCC (Chiều cao cây) ĐKT (Đường kính tán)
Hình 4.7. Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của cúc Vạn Thọ lùn.
Hình 4.8. Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của Mào gà lùn.
Cúc Vạn Thọ lùn:
Qua bảng 4.11 và hình 4.7 cho chúng ta thấy: Các công thức có sử dụng phân bón lá Pomior cho chiều cao cây, đường kính thân và đường kính tán đều cao hơn đối chứng. Tuy nhiên tốc độ tăng chiều cao cây, đường kính thân và đường kính tán cũng không giống nhau ở các giai đoạn, cụ thể là:
Giai đoạn sau trồng 7 – 14 ngày: tất cả các chỉ tiêu đều tăng chậm do giai đoạn này cây mới phục hồi sinh trưởng sau trồng nên khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây chưa cao.
Giai đoạn từ 14 – 28 ngày sau trồng: Đây là giai đoạn cây sinh trưởng thân lá mạnh nhất nên đạt chiều cao cây cũng như đường kính thân và đường kính tán cao nhất.
Sau 35 ngày trồng chiều cao dần đi vào ổn định do cây bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực, lúc này nụ hoa bắt đầu xuất hiện. CT3 (0,3%) có chiều cao cây ở 35 ngày sau trồng đạt cao nhất là 12,1 cm, tiếp đến là CT4 (0,4%), CT2 (0,2%) và thấp nhất vẫn là CT đối chứng phun nước lã.
Cùng với sự tăng trưởng chiều cao cây là sự tăng trưởng của đường kính thân và đường kính tán, cụ thể là:
Đường kính thân: thể hiện khả năng chống đổ của cây, cây mập mạp, chiều cao vừa phải sẽ chống đổ tốt hơn và ngược lại. Đường kính thân phụ thuộc vào giống và các biện pháp kỹ thuật như chế độ phân bón, đất đai, tưới nước…Vì vậy khi sử dụng phân bón lá Pomior với nồng độ khác nhau cho kết quả đường kính thân Vạn Thọ là khác nhau ở các công thức. Đường kính thân đạt cao nhất ở CT3 là 4,7 mm và đạt thấp nhất là ở CT1 phun nước lã với đường kính thân là 3,7 mm. Sự chênh lệch giữa hai công thức này có ý nghĩa thống kê.
Đường kính tán: đây là chỉ tiêu cuối cùng quyết định trực tiếp tới mật độ trồng thảm. Dưới ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá khác nhau cũng cho kết quả khác nhau giữa các công thức. CT3 (0,3%) có đường kính tán cao nhất đạt 14,7 cm và CT1 (phun nước lã) có đường kính tán thấp nhất 12,4 cm. Các công thức đều sai khác ở mức ý nghĩa LSD0,05.
Mào gà lùn:
Qua bảng 4.11 và hình 4.8 cho thấy: Cũng giống như cúc Vạn Thọ lùn. Ở Mào gà các công thức có sử dụng phân bón lá Pomior đều cho chiều cao cây, đường kính thân và đường kính tán đều cao hơn đối chứng. Các chỉ tiêu này tăng mạnh nhất ở CT3. Hình 4.8 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn là khác nhau:
Giai đoạn sau trồng 7 – 14 ngày: tất cả các chỉ tiêu đều tăng chậm do giai đoạn này cây mới phục hồi sinh trưởng sau trồng nên khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây chưa cao.
Giai đoạn từ 14 – 28 ngày sau trồng: Đây là giai đoạn cây sinh trưởng thân lá mạnh nhất nên đạt chiều cao cây cũng như đường kính thân và đường kính tán cao nhất.
Sau 35 ngày trồng chiều cao dần đi vào ổn định, cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, nụ hoa bắt đầu xuất hiện. Ở giai đoạn nay các chỉ tiêu đạt cao nhất ở CT3 với chiều cao cây đạt 27,5 cm, đường kính thân 6,3 mm , đường kính tán 19,1 cm.
Nhìn chung các công thức thí nghiệm có phun phân bón lá có chiều cao cây, đường kính thân và đường kính tán cao hơn so với đối chứng phun nước lã, và đạt cao nhất ở nồng độ 0,3 % (CT3).
Như vậy việc sử dụng phun Pomior trên lá cho cúc Vạn Thọ và Mào gà lùn đã không phải bón thúc bổ sung cho cây bất kỳ loại phân bón nào
khác, đồng thời giảm sâu bệnh, điều này cũng đã góp phần giảm một phần chi phí công lao động trong sản xuất.