5. Cơ cấu của luận văn
3.1. Những vƣớng mắc khi áp dụng căn cứ ly hôn và các trƣờng
hôn trong công tác xét xử của Toà án
Nhận thức được vấn đề ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp vì nó động chạm đến đời sống tình cảm của vợ chồng, lợi ích của gia đình, của xã hội nên việc giải quyết các vụ việc ly hôn có đặc thù riêng, lấy tiêu chí hoà giải làm trọng tâm, kiên trì hoà giải. Nhiều Thẩm phán có kinh nghiệm, kiến thức xã hội, tâm lý nên đã đưa ra được những phán quyết thấu tình đạt lý, được nhân dân đồng tình, dư luận ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, cũng có nhiều Thẩm phán khi tiến hành giải quyết các vụ việc ly hôn có sai sót từ việc điều tra không đầy đủ, chưa làm rõ nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng, chưa đánh giá đúng mức tình trạng hôn nhân… từ đó dẫn đến tình trạng còn có những trường hợp cho ly hôn khinh xuất; có trường hợp sau khi có quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì một bên đương sự, thậm chí cả hai bên làm đơn xin huỷ quyết định công nhận thuận tình ly hôn để họ đoàn tụ với nhau, có trường hợp xử bác đơn nhưng thực sự mâu thuẫn đã trầm trọng, dẫn đến hận thù, căm ghét nhau... có trường hợp khi xét xử còn mắc sai lầm nghiêm trọng về mặt nội dung. Đó là vụ án xin ly hôn của anh Phi và chị Hồng. Anh Hồ Quang Phi và chị Võ Thị Hồng tự nguyện chung sống, không đăng ký kết hôn từ năm 1986. Hai anh chị có một con chung là Hồ Quang Hà sinh ngày 22/7/1989. Năm 1992, anh Phi lập hồ sơ xuất cảnh sang Mỹ theo diện H.O. Trong hồ sơ xin xuất cảnh, anh Phi khai độc thân. Đến ngày 24/7/1993, anh Phi và chị Hồng đến UBND xã N.B đăng ký kết hôn. Sau đó, anh Phi xuất cảnh. Vì hồ sơ xuất cảnh, anh Phi đã khai báo là độc thân, do đó
Hồng có đơn xin ly hôn với lý do để sau đó tái kết hôn nhằm mục đích hợp thức hoá thủ tục để đưa chị Hồng và con đi Mỹ sinh sống. Ngày 23/5/1996 TAND tỉnh T đã lập “Biên bản hoà giải thành”. Trên cơ sở biên bản hoà giải thành, TAND tỉnh T đã ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Sau khi có quyết định nói trên, anh Phi và chị Hồng đã kết hôn theo thủ tục giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Ngày 19/6/1996 UBND tỉnh T đã cấp giấy chứng nhận kết hôn mới cho anh Phi, chị Hồng. Như vậy, biên bản hoà giải thành và quyết định công nhận thuận tình ly hôn nói trên vừa sai về nội dung, vừa vi phạm thủ tục tố tụng. Bởi lẽ, theo quy định của Luật HN & GĐ thì khi vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà án phải tiến hành điều tra, hoà giải. Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành và xét nếu đúng cả hai bên thật sự tự nguyện ly hôn thì TAND công nhận cho thuận tình ly hôn. Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn nếu hoà giải không thành thì Toà án xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án xét xử cho ly hôn. Nhiệm vụ, mục đích của hôn nhân chân chính, tiến bộ là nhằm xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc… Chỉ khi mục đích đó không đạt được, hạnh phúc bị đổ vỡ và một bên xin ly hôn hoặc cả hai vợ chồng ý thức được sự tan vỡ hoặc không thể cứu vãn nổi, nên đã thực sự tự nguyện cùng thuận tình ly hôn, thì khi đó Toà án mới công nhận thuận tình ly hôn. Chính vì vậy, Luật HN & GĐ đã quy định dù các đương sự thuận tình ly hôn, Toà án vẫn phải điều tra thực trạng của hôn nhân và ý nguyện thực sự của đôi bên, để từ đó có cơ sở đánh giá sự tự nguyện của đương sự là thực hay giả. Trong vụ án trên, ngay trong đơn xin ly hôn, cũng như lời khai các đương sự đã thể hiện rõ không phải vì họ không còn tình cảm gì với nhau, không thể chung sống hạnh phúc với nhau được nữa, buộc phải chọn giải pháp thuận tình ly hôn, mà mục đích của việc thuận tình ly hôn là để kết hôn lại, nhằm xuất cảnh. Điều đó chứng tỏ đây
là ly hôn giả, nhưng Toà án vẫn ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn là không đúng [24, tr.145]. Hay như vụ án ly hôn giữa anh Trần Văn Hanh – 35 tuổi và chị Lê Thị Oanh – 32 tuổi. Anh Hanh và chị Oanh kết hôn tháng 8 năm 1998 có đăng ký kết hôn. Sau khi kết hôn vợ chồng chung sống hạnh phúc có hai con chung. Năm 2004 vợ chồng có mâu thuẫn, nguyên nhân do chị Oanh không khéo trong quan hệ bạn bè, anh Hanh nghi chị Oanh ngoại tình, từ đó anh chán nản lao vào con đường rượu chè, vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn. Tháng 9 năm 2004 anh Hanh gửi đơn ly hôn tới toà. Qua quá trình điều tra hoà giải, chị Oanh thấy tình cảm vợ chồng không còn, anh Hanh do hiểu lầm ngược đãi, hắt hủi mẹ con chị, chị cũng nhất trí ly hôn nên TAND huyện H đã ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Theo chúng tôi, TAND huyện H xử cho vợ chồng ly hôn là đúng đắn nhưng lại ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa anh Hanh và chị Oanh là chưa đúng với Điều 90 Luật HN & GĐ năm 2000. Đó là chỉ khi cả hai vợ chồng cùng có đơn xin ly hôn mới là cơ sở xem xét cho ly hôn thuận tình, nếu chỉ có một bên có đơn còn bên kia ra toà chấp nhận đơn thì không coi là thuận tình ly hôn.
Đối với trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu với căn cứ ly hôn được hiểu là những tình tiết, điều kiện được quy định trong pháp luật, chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó, Toà án mới xử cho ly hôn và theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật HN & GĐ năm 2000: “Toà án xem xét yêu cầu ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn”, nhưng thực tế việc áp dụng nội dung trên để giải quyết từng vụ việc cụ thể vẫn còn có nhiều sai lầm. Mặc dù điểm 8 Nghị quyết số 02 ngày 23/12/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN & GĐ năm 2000 cũng đã có hướng dẫn cụ thể: cơ sở để xác định tình trạng của gia đình trầm trọng; cơ sở để nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể
hiểu rõ áp dụng đúng điều luật, văn bản hướng dẫn để giải quyết đối với từng vụ việc cụ thể là điều không đơn giản. Những biểu hiện như vợ chồng không chung thuỷ với nhau, có quan hệ ngoại tình đã được nhắc nhở, khuyên bảo, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình có thể được Toà án cấp sơ thẩm xác định là căn cứ để cho ly hôn. Song, Toà án cấp phúc thẩm lập luận rằng vì có quan hệ ngoại tình đã làm hạnh phúc gia đình tan vỡ và người chồng cố tình làm đơn xin ly hôn, nên từ đó, nhận định không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu xin ly hôn; hoặc là vì không có quan hệ ngoại tình nên xác định mâu thuẫn vợ chồng chưa đến mức trầm trọng, vẫn còn khả năng hoà giải đoàn tụ, nên xử bác đơn xin ly hôn hay việc xác định khoảng thời gian được coi là giữa vợ chồng có mâu thuẫn và mâu thuẫn đó có ngày càng trở nên trầm trọng hay không cũng là vấn đề khó xác định; có thể cùng một hiện tượng song có nhiều cách lý giải khác nhau; như: Toà án cấp sơ thẩm thì coi việc trong quá trình chung sống, người chồng đã nhiều lần có đơn xin ly hôn, rồi lại hoà giải để rút đơn là cả một chuỗi những mâu thuẫn dần dần tích tụ lại, dẫn đến “tình trạng trầm trọng”. Cùng hiện tượng đó, Toà án cấp phúc thẩm lập luận: mâu thuẫn thực có, song đã xảy ra từ lâu và khi ra trước Toà, bên xin đoàn tụ hứa sẽ khắc phục những thiếu sót và nhận định mâu thuẫn mới xảy ra, còn khả năng hàn gắn để từ đó bác đơn xin ly hôn. Đó là vụ ly hôn giữa anh L và chị H. Anh Nguyễn Văn L và chị Trần Thị Bích H kết hôn hợp pháp ngày 1/7/1995 tại UBND phường T. Vợ chồng đã có một con chung 5 tuổi. Tháng 6 năm 2005 anh L có đơn gửi Toà án xin ly hôn với lý do vợ chồng khác biệt tính cách; chị H ghen tuông vô cớ, gây khó khăn cho công việc và làm mất uy tín của anh; anh đã chủ động ly thân từ năm 1998, nay tình cảm không còn nên anh đề nghị được ly hôn. Chị H không đồng ý ly hôn vì vợ chồng vẫn chung sống hạnh phúc. Chỉ từ 6-7/2004, chị phát hiện anh L có quan hệ ngoại tình; chị đã gặp người phụ nữ mà anh L có quan hệ và báo chính quyền địa phương giải quyết. Sau đó, bố anh L kiếm cớ đuổi chị ra khỏi nhà; chị phải
nhờ công an phường can thiệp. Chị H cho rằng lý do mà anh L xin ly hôn là không chính đáng, chỉ là nhất thời, bản thân chị vẫn còn tình cảm vợ chồng nên xin đoàn tụ.
Bản án sơ thẩm số 39 ngày 04/10/2005 của TAND quận H đã nhận định vợ chồng đã mâu thuẫn trầm trọng, nên đã tuyên bố xử anh L được ly hôn chị H. Chị H kháng cáo đề nghị bác đơn xin ly hôn của anh L.
Tại bản án phúc thẩm số 149 ngày 13/12/2005, TAND thành phố H đã nhận định:
Về thời điểm xảy ra mâu thuẫn, anh L có lời khai không thống nhất. Về mâu thuẫn giữa vợ chồng có cơ sở xác định mối quan hệ nam nữ không rõ ràng giữa anh L với người khác là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa vợ chồng và từ đó, do cách giải quyết không khéo đã dẫn đến mâu thuẫn giữa chị H và gia đình chồng.
Nhận thấy thời điểm mâu thuẫn vợ chồng căng thẳng trong thời gian gần đây; chị H sẵn sàng bỏ qua tất cả và tha thiết xin đoàn tụ, nên TAND thành phố H đã xử bác đơn của anh L. Hay như trường hợp ly hôn của anh Nguyễn Việt H và chị Nguyễn Thị Thanh L có đăng ký kết hôn vào tháng 1/2002. Sau một thời gian chung sống giữa hai người đã có mâu thuẫn. Nguyên nhân chính, theo anh H là do bất đồng quan điểm nên thường xảy ra cãi vã. Tháng 6/2004, hai vợ chồng đã sống xa nhau. Trong thời gian xa cách, anh đã chủ động gặp chị L 3 lần để trao đổi tìm cách khắc phục những rạn nứt trong quan hệ vợ chồng nhưng không có kết quả. Nay anh đề nghị được ly hôn.
Nguyện vọng của chị L không đồng ý ly hôn vì theo chị, việc anh H có đơn xin ly hôn là do bị sức ép nào đó, bản thân anh không có lập trường nên đã nghe theo và làm đơn xin ly hôn. Toà án cấp sơ thẩm đã mở phiên toà vào ngày 26/6/2005. Theo biên bản phiên toà, thì Hội đồng xét xử đã kết thúc
phần tranh luận, đại diện VKS đã phát biểu hướng giải quyết vụ án đề nghị: bác yêu cầu xin ly hôn của anh H.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn xử trong 3 tháng. Đến ngày 8/10/2005, vụ việc lại được đưa ra xét xử tại bản án sơ thẩm số 74 ngày 8/10/2005 của TAND quận D đã quyết định: Chấp nhận xin yêu cầu xin ly hôn của anh H. Chị L có đơn kháng cáo. Tại bản án phúc thẩm số 161 ngày 24/12/2005 TAND thành phố H đã nhận định: Kể từ cuối năm 2004 tới nay, anh H về nhà mẹ đẻ ở và chị L cũng về nhà bố mẹ. Chị L cho rằng, việc anh H về nhà mẹ ở là do anh, chị bàn bạc để anh H về chăm sóc bố mẹ già, vì bố mẹ anh H không có thiện chí với chị, nên chị không thể về ở với gia đình anh H. Thời gian này, vợ chồng vẫn thường xuyên quan hệ và chị còn xin chuyển công tác cho chồng và cùng đi học thêm buổi tối. Anh H cho rằng, do mâu thuẫn vợ chồng và chị L còn lừa anh để bắt anh vay tiền gần 200 triệu để chi tiêu. Những mâu thuẫn do anh H nêu trong thời gian anh phải chịu mỗi người một nơi đều không có bằng chứng. Tuy nhiên, trong thực tế có thể vợ chồng có mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn chỉ ở mức độ nhỏ và mới xảy ra. Từ nhận định trên, bản án phúc thẩm đã xử án sơ thẩm: bác đơn xin ly hôn của anh H.
Từ đó, vấn đề đặt ra là dường như càng quy định cụ thể, chi tiết thì khi áp dụng vào thực tiễn càng thấy “không đủ” và rất dễ rơi vào tình trạng áp dụng máy móc, cứng nhắc, hình thức, có khi chỉ căn cứ vào dấu hiệu bề ngoài để đánh giá mà không căn cứ vào thực chất của quan hệ vợ chồng.
Việc Toà án xem xét và đánh giá tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi vụ việc ly hôn. Vấn đề ở chỗ các Thẩm phán khi xử vụ việc ly hôn phải nhận thức được nét đặc thù riêng biệt của loại việc này, bởi nó gắn liền với tình cảm, huyết thống và đạo lý trong cuộc sống và giải quyết ly hôn chính xác được coi là biện pháp củng cố các quan hệ HN & GĐ.
Đối với trường hợp ly hôn khi vợ chồng bị Toà án tuyên bố mất tích thực tiễn cho thấy có thể xảy ra các tình huống:
- Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn;
- Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố ngưòi vợ hoặc người chồng bị mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó.
Trong cả hai trường hợp trên, Toà án đều có thể giải quyết cho ly hôn, nếu quá trình điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ đúng và đủ để tuyên bố người vợ hoặc người chồng bị mất tích và quyết định cho người kia ly hôn. Nhưng trong quá trình điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ do tiến hành không đầy đủ, triệt để nên Toà án đã tuyên sai người bị mất tích từ đó bản án xử cho ly hôn cũng bị sai. Đó là ví dụ về vụ án yêu cầu tuyên bố mất tích và xin ly hôn giữa anh Nguyễn Đức Tín và chị Phạm Thị Vân. Anh Tín và chị Vân có đăng ký kết hôn vào năm 1975; vợ chồng đã có 2 con chung. Sau khi kết hôn, chị Vân sinh sống tại xã Văn Bán, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, còn anh Tín công tác tại Hà Nội. Năm 1981, anh Tín nghỉ mất sức và chuyển hộ khẩu về ở cùng với anh trai tại 42 tổ 9 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Năm 1984, anh Tín, chị Vân cùng các con chuyển vào sinh sống tại vùng kinh tế mới tại thôn Hoà Nam, xã EANước, Buôn Ma Thuột. Năm 1991, gia đình anh Tín chuyển ra Hà Nội, mua nhà tại 55 tổ 28 An Thành, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội.
Năm 1993, anh Tín có đơn xin ly hôn tại Toà án quận Hai Bà Trưng,