Tình hình ly hôn

Một phần của tài liệu Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 64)

5. Cơ cấu của luận văn

2.3.1. Tình hình ly hôn

Trong những năm gần đây, ly hôn trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội Việt Nam. Pháp luật công nhận quyền tự do ly hôn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, bảo vệ chế độ HN & GĐ và bảo vệ trật tự xã hội. Cũng như bất kỳ hiện tượng xã hội nào, vấn đề ly hôn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Kể từ khi nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường, ly hôn có xu hướng không ngừng tăng lên trong phạm vi cả nước bởi đã nảy sinh nhiều quan niệm khác nhau về giá trị tình yêu về HN & GĐ trong bản thân các cặp vợ chồng.

Từ khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, ly hôn có xu hướng không ngừng tăng lên trên phạm vi cả nước. Theo thống kê của TAND TC, từ năm 2000 đến nay, các vụ việc tranh chấp về HN & GĐ mà Toà án các cấp trong toàn quốc đã giải quyết tăng rất nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Có thể thấy rõ điều này qua số liệu dưới đây:

Năm Số vụ án thụ lý Số vụ đã giải quyết 2000 51.361 44.377 2001 56.653 48.929 2002 60.625 51.461 2003 65.041 63.367 2004 70.328 68.785

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tình hình ly hôn ở nước ta trong những năm gần đây có sự biến động khá phức tạp. Cũng qua bảng số liệu báo cáo thống kê cho thấy người vợ đứng đơn thường có số lượng cao hơn người chồng. Cụ thể qua 4 năm: 2001, 2002, 2003, 2004 trong phạm vi cả nước đã thụ lý và giải quyết:

Năm Đơn Đơn vợ Đơn chồng Đơn chung

2001 56.653 21.345 15.121 20.177

2002 60.265 25.931 13.257 21.077

2003 67.041 27.360 15.638 24.043

2004 70.328 28.265 16.952 25.111

Về đơn ly hôn, đa phần ở độ tuổi trên dưới 40. Điều này cho thấy xu thế các vụ ly hôn thường xảy ra ở giai đoạn vợ chồng còn trẻ. Như vậy, so với độ tuổi phổ biến khi kết hôn từ 18 đến 25 tuổi thì gia đình vẫn chưa thực sự bền vững sau 10 năm chung sống. Điều này phù hợp với nghiên cứu xã hội học về gia đình ở các giai đoạn khủng hoảng của các cặp vợ chồng. Thông thường ở giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất vì gia đình bị chi phối bởi nhiều yếu tố: tình cảm, gia đình, kinh tế, nghề nghiệp, quan điểm sống, cách

xã hội nghiêm trọng. Không thể phủ nhận rằng, những thiếu thốn tình thương cũng như những thiếu thốn về vật chất của gia đình sau ly hôn đã đẩy biết bao trẻ em bước vào con đường phạm tội, không chỉ là những vết thương, những nỗi đau tinh thần nơi tâm hồn con trẻ mà ngay cả với những người trong cuộc cũng phải mang những ký ức khó có thể xoá nhòa.

Một phần của tài liệu Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)