Những nguyên nhân dẫn đến ly hôn

Một phần của tài liệu Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 66)

5. Cơ cấu của luận văn

2.3.2.Những nguyên nhân dẫn đến ly hôn

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là những yếu tố bên ngoài về kinh tế, chính trị, xã hội tác động đến sự bền vững của gia đình. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, vì vậy nó không thể không bị những tác động của xã hội. Những tác động này nằm ngoài ý muốn của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Song những chủ thể này lại bị chi phối sâu sắc bởi những hiện tượng khách quan đó, nhất là trong một xã hội có sự biến đổi lớn về tình hình kinh tế xã hội. Có thể kể đến bằng những nguyên nhân sau:

- Địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao và người phụ nữ có vai trò trong việc tạo ra thu nhập, do đó người chồng cảm thấy “mặc cảm” hoặc người phụ nữ không còn tôn trọng chồng mình như trước đây, dẫn đến mâu thuẫn gia đình và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn.

- Do mở rộng giao lưu quốc tế nên các mối quan hệ xã hội trở nên đa dạng, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng xuất hiện những mặt tiêu cực, đó là lối sống tư sản và mặt trái của kinh tế thị trường làm ảnh hưởng tới mối quan hệ về HN & GĐ. Đã xuất hiện hôn nhân có yếu tố “vụ lợi”. Điều đó lý giải tại sao ở những mức độ nhất định, các cuộc hôn nhân không còn bền chặt như trước đây, dẫn đến sự gia tăng các vụ ly hôn.

- Do mở rộng và phát triển quan hệ hội nhập quốc tế cho nên giao lưu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thuận lợi hơn kể cả trong việc kết hôn. Tuy nhiên, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong nhiều trường hợp vì vụ lợi mà không phải xuất phát từ tình yêu hoặc chỉ

sau thời gian ngắn đã xuất hiện những bất đồng về ngôn ngữ, về phong tục về cách sống đã dẫn đến ly hôn.

- Do điều kiện vật chất của nhân dân đã được cải thiện đáng kể so với trước, nhiều gia đình có tài sản có giá trị lớn… cùng với sự xuống cấp về đạo đức và phát sinh chủ nghĩa ích kỷ cá nhân của một số người đã dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng mà hậu quả cuối cùng là dẫn đến ly hôn.

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những xung đột trong quan hệ gia đình làm cho hôn nhân tan vỡ. Các nguyên nhân này do chính chủ thể trong quan hệ hôn nhân gây ra. Các gia đình xin ly hôn vì rất nhiều lý do khác nhau, nhiều trường hợp các nguyên nhân chồng chéo lẫn nhau và đôi khi nguyên nhân này lại là hậu quả của nguyên nhân khác. Nhiều khi những lý do giả lại che lấp nguyên nhân thực. Các cặp vợ chồng xin ly hôn không đơn thuần chỉ có một nguyên nhân. Một thực tế cho thấy trong những năm gần đây án kiện ly hôn ngày càng phức tạp về nguyên nhân và đối tượng. Gia đình tan vỡ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Sau đây là số liệu thống kê giải quyết các vụ việc ly hôn theo thủ tục sơ thẩm:

Mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập, ngược đãi 29280* 92** 29120* 134** 17408* 1288** 31317* 1331** 37254*** 39730*** Ngoại tình 2590* 24** 2954* 28** 3672* 127** 2997* 138** 3660*** 4188*** Bệnh tật, không có con 658* 2** 2** 200* 103** 516* 42** 876*** 805***

Do nghiện ma tuý, rượu chè, cờ bạc. 1039*** 2930***

Một bên ở nước ngoài 1216** 2307** 554** 1* 1232**

1476*** 1294***

Một bên là người nước ngoài đã về nước 13* 108** 191* 57** 2* 13** 41* 77** Một bên mất tích 1184* 13** 1339* 229** 3108* 152** 1500* 23** 1439*** 868***

Mâu thuẫn về kinh tế 1318* 4** 1355* 3** 3129* 41** 2118* 6** 2661*** 3134***

Sắc tài, địa vị, tuổi tác 2** 269* 1**

2** 286* 16931***

Một bên bị x ử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

27** 706** 8** 1571* 7** 392* 19** Có vợ lẽ 116* 5** 654* 3** 2349* 51** 615* 33** Tảo hôn 251* 4** 101* 2** 9* 57* 2** Cưỡng bức kết hôn 58* 4* 6** 1* 18* Các nguyên nhân khác 12031* 924** 14245* 116** 19471* 440** 15410* 537** 12638*** Tổng 47699* 2421** 50938* 2896** 50920* 2778** 57786* 3430** 65336*** 65587*** (Nguồn: TANDTC) Ghi ch ú: * Cấp huyện

*** Cả cấp huyện và cấp tỉnh

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng các vụ việc ly hôn ngày càng tăng. Các nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn rất đa dạng trong đó nổi bật là ly hôn do bị ngược đãi, hành hạ, chiếm tới khoảng 60% tổng số vụ việc ly hôn trong từng năm. Bạo lực thể hiện và biến tướng dưới nhiều hình thức khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp, lúc này là nguyên nhân, lúc khác là hậu quả của một loạt các xung đột khác nhau trong gia đình. Thực sự cho đến nay chúng ta cũng chưa thể khẳng định được bạo lực là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp. Chỉ biết rằng trong thời gian chung sống, trước khi ly hôn các gia đình thường xảy ra các cuộc tranh cãi ầm ĩ, cả thượng cẳng chân, hạ cẳng tay… Tuy tồn tại dưới nhiều hình thức, nhưng có một điều thật giống nhau, thật buồn là phần lớn nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ, từ những người có trình độ thấp đến người có trình độ cao. Bạo lực gia đình là nguyên nhân trực tiếp của ly hôn thường xảy ra trong các gia đình mà người chồng có tính cách nóng nảy, lỗ mãng, gia trưởng. Khi bất đồng vừa mới xảy ra vũ khí của những ông chồng này hoặc quả đấm hoặc chửi rủa hay là đe doạ giết vợ. Đây là một hiện tượng chung chứ không phải riêng một người phụ nữ nào. Nam giới đánh đập vợ, dường như họ cảm thấy mình thua kém vợ nên muốn dùng sức mạnh cơ bắp hay uy quyền của người chồng để lấp đi chỗ thua kém đó. Thực trạng bạo lực gia đình chưa được phản ánh đầy đủ bằng một con số chính xác nên nó cần được sự quan tâm của các cấp các ngành để xử lý nghiêm minh hành vi thô bạo này. Pháp luật đã quy định: “Cấm vợ chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm uy tín của nhau” (Điều 21 Luật HN & GĐ năm 2000). Đã đến lúc xã hội phải lên án mạnh mẽ, các cơ quan chức năng phải xử lý những hành động vũ phu của người chồng không chỉ bằng biện pháp hành chính mà cần phải xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự, quyền lợi của phụ nữ cần được bảo vệ có như vậy bạo lực mới có thể

Hiện nay, ngoại tình cũng là một trong các nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Theo thống kê của TAND tỉnh Phú Thọ, hàng năm có khoảng 10% số vụ ly hôn do vợ chồng ngoại tình. Có sự khác biệt về tỷ lệ ly hôn vì ngoại tình ở nông thôn và thành thị. Nếu như ở thành thị, ngoại tình chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân dẫn đến ly hôn thì ở nông thôn phần lớn thường do bạo lực gia đình. Theo số liệu thống kê của TAND huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ, một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, số vụ ly hôn vì ngoại tình chiếm khoảng 7 % thì tỷ lệ ly hôn do bạo lực gia đình là 56% trong khi tỷ lệ này ở thành phố Việt Trì trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị của tỉnh tỷ lên này tương ứng là 14% và 39%. Điều này có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Chính cuộc sống đô thị hoá, với vai trò chính là tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp, nam giới có nhiều cơ hội giao tiếp với nhiều môi trường khác ngoài gia đình. Thêm vào đó là sự mất cân đối giới tính, chủ yếu là có nhiều phụ nữ từ 25 – 35 tuổi chưa có gia đình, đã ly hôn hoặc ly thân… chính điều kiện đó cùng với các quan niệm dễ dãi hơn về đạo lý dẫn đến mâu thuẫn gia đình và sự xuất hiện của người thứ ba. Điều này ở thành phố phổ biến hơn ở các vùng nông thôn. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến người vợ hay người chồng ngoại tình. Trong nhiều gia đình ngoại tình là nguyên nhân hay hệ quả của một loạt các xung đột gia đình. Có nhiều trường hợp vợ chồng vô sinh hoặc không có con trai… nhưng cũng có gia đình mà người chồng hay người vợ ngoại tình vì một căn bệnh kinh niên, ưa chuộng cuộc tình ái phiêu lưu mạo hiểm. Chúng ta đều biết, cải cách một mặt đã tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế nhưng mặt khác nó cũng tạo ra những biến đổi về mặt tinh thần, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đó là những lối sống, những quan niệm khác nhau về lòng thuỷ chung và tình nghĩa vợ chồng và dường như không ít người đã xem chuyện “bồ bịch” quan hệ ngoài hôn nhân là những chuyện thường ngày của mỗi gia đình. Kinh tế, tiền tài, địa vị chức quyền thay đổi và do đó làm thay đổi lối sống của

nhiều người. Một số người chồng đã quên đi người bạn đời một thời đã chung lưng đấu cật với họ trong những năm tháng đói khổ để có thể chung sống với cô gái trẻ đẹp hơn vợ mình.

Thực tế cho thấy, lý do tính tình không phù hợp được sử dụng nhiều nhất trong các đơn xin ly hôn vì nó không chỉ ra ai là người có lỗi. Mặt khác, tâm lý “xấu chàng hổ ai” cũng là một nguyên cớ khiến các cặp vợ chồng lạm dụng nó.

Ly hôn xảy ra trong những gia đình mà giữa vợ và chồng có tính cách đối nghịch nhau như vợ cương quyết còn chồng nhu nhược; vợ hiền lành, nhẹ nhàng mà chồng thì cục cằn… Sự không phù hợp về tính cách cũng xảy ra khi hai vợ chồng không có chung một quan điểm, lối sống. Sự bất hoà về tính cách cũng xảy ra ở những cặp vợ chồng có sự chênh lệch quá nhiều về tuổi tác, học thức. Sự không hoà hợp này còn thể hiện ở những trường hợp cả hai vợ chồng hoặc một trong hai bên thiếu hiểu biết về văn hoá ứng xử trong gia đình.

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vợ chồng ly hôn như sự ích kỷ của vợ chồng trong đời sống chung hay ly hôn vì một bên bị bệnh, không có con. Một số gia đình ly hôn vì có rất nhiều lý do, trong đó có xen vào những lý do cụ thể và cá biệt. Đó là trường hợp ly hôn do kinh tế gia đình thiếu thốn triền miên, ly hôn do sự can thiệp của người nhà, đặc biệt là sự can thiệp của mẹ chồng vào đời sống lứa đôi. Cũng có những gia đình ly hôn mà mâu thuẫn nảy sinh từ những lý do như chê vợ không biết đẻ con trai, chê vợ mình xấu, không tôn trọng nghề nghiệp của vợ hay vì lý do ghen tuông, chồng hoặc vợ nghi ngờ thoá mạ xúc phạm lẫn nhau.

Ly hôn ngày càng tăng, nguyên nhân ngày càng phức tạp đặt trọng trách lên cơ quan chức năng là làm sao ra được bản án “thấu tình đạt lý”. Việc xác định tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng là

chế sự gia tăng của ly hôn đảm bảo hạnh phúc gia đình. Nguyên nhân ly hôn thực sự chỉ có người trong cuộc mới thực sự thấu hiểu. Với những cặp vợ chồng ly hôn chúng ta mong muốn họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng thực tế cuộc sống ít người tìm được hạnh phúc sau ly hôn. Làm thế nào để giảm bớt số vụ ly hôn để gia đình hạnh phúc, con cái được sống trong cái nôi thương yêu của cha mẹ là một yêu cầu lớn, không chỉ đối với bản thân vợ chồng mà còn đối với cơ quan chức năng và toàn xã hội.

CHƢƠNG 3

NHỮNG VƢỚNG MẮC KHI ÁP DỤNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CÁC TRƢỜNG HỢP LY HÔN

Một phần của tài liệu Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 66)