5. Cơ cấu của luận văn
3.2.6. Cần có những quy định pháp luật cụ thể và chặt chẽ hơn
quyết hậu quả của ly hôn
Về giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn còn rất nhiều điều đáng bàn. Ly hôn luôn tồn tại và chúng ta phải chấp nhận đó. Cái quan trọng để khắc phục những hậu quả của ly hôn cũng như hạn chế mặt tiêu cực của nó là phải giải quyết làm sao cho tốt những vấn đề mà ly hôn để lại, đó là vấn đề chia tài sản khi ly hôn, vấn đề cấp dưỡng… đặc biệt là phải đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, những người chịu nhiều thiệt thòi nhất sau những cuộc ly hôn. Luật HN & GĐ năm 2000 chưa quy định rõ ràng việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng, xác định khi nào được coi là cha mẹ đã cho vợ chồng quyền sử dụng đất… vì thực tế xét xử của Toà án các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn còn gặp rất nhiều vướng mắc, án tồn đọng nhiều, tỷ lệ án ly hôn còn bị sửa cao, do đó cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề tài sản của vợ chồng để các Toà án khi
sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng của vợ chồng; căn cứ pháp lý để xác định ranh giới giữa việc nhập và không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng để chia khi ly hôn… đặc biệt phải có những quy định cụ thể về vấn đề nhà ở, đất đai. Đối với vấn đề cấp dưỡng cũng cần phải chú ý hơn về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng và có những bảo đảm để việc cấp dưỡng được thi hành trên thực tế và giữ đúng ý nghĩa của nó. Ở phần này, chúng tôi không trình bày cụ thể vì đã có rất nhiều luận văn, luận án nghiên cứu chuyên sâu về mảng này, chỉ nêu lên như một kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về HN & GĐ.
Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về HN & GĐ trong việc giải quyết các vụ kiện về ly hôn. Để hạn chế tình trạng ly hôn như hiện nay, ngoài những kiến nghị trên theo chúng tôi cần phải phối hợp cả với những biện pháp mang tính xã hội như: phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng xã hội trong việc nhận thức chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống hôn nhân hay nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình và xã hội, mở rộng hoạt động của các văn phòng tư vấn pháp luật về lĩnh vực HN & GĐ …
KẾT LUẬN
Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn là những quy định không thể thiếu được của pháp luật về HN & GĐ nói chung và của chế định ly hôn nói riêng.
Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam thể hiện tính khoa học pháp lý cao trong việc xây dựng và áp dụng các quy định này để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN & GĐ.
Đề tài: “Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000” được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, phức tạp trong điều kiện có nhiều biến đổi hiện nay về kinh tế, xã hội. Với mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã đi sâu phân tích lý luận về ly hôn, phân tích các căn cứ pháp luật và các trường hợp ly hôn trong luật thực định cũng như nhìn nhận chúng theo tiến trình phát triển của lịch sử. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn còn được làm rõ trong việc đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới; nghiên cứu tình hình ly hôn, các nguyên nhân ly hôn trong điều kiện ngày nay và thực tiễn áp dụng các căn cứ ly hôn trong thực tiễn xét xử của TAND các cấp.
Việc thực hiện quy định căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn mang lại hiệu quả tốt đẹp cho xã hội, có ý nghĩa quan trọng trên phương diện khoa học pháp lý và thực tiễn xã hội sâu sắc. Việc hoàn thiện và thực hiện đúng các các quy định về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn tạo ra một trật tự xã hội và môi trường pháp lý lành mạnh trong quan hệ HN & GĐ, tạo tiền đề cho quá trình vận động đi lên của xã hội, từ bỏ hoàn toàn những quan niệm lạc hậu của chế độ phong kiến bất bình đẳng, tiến lên xã hội công bằng, văn minh, khuyến khích các gia đình phát triển toàn diện về mọi mặt văn hoá, tinh thần, tình cảm và hạnh phúc. Mặt khác, áp dụng và thực hiện tốt các quy định pháp luật về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn nhằm mục đích củng cố
huy khả năng sáng tạo, tạo điều kiện ổn định cho xã hội, thể hiện tính ưu việt, nhân đạo của pháp luật Nhà nước ta.
Việc hoàn thiện và quy định cụ thể chặt chẽ căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn còn tạo ra cơ sở để việc thực hiện luật được thống nhất. Việc áp dụng luật để giải quyết các vụ án ly hôn được dễ dàng, đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên đương sự và đảm bảo trật tự của nước nhà.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Các Nghị quyết, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV Đảng cộng sản (1978), NXB Sự thật, Hà Nội.
* Các văn bản pháp luật
2. Bộ luật dân sự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam các năm 1995, 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ luật dân sự năm 1972 dưới chính quyền Nguỵ Sài Gòn. 4. Bộ luật Hồng Đức.
5. Bộ luật Gia Long.
6. Dân luật Bắc kỳ năm 1931. 7. Dân luật Giản yếu 1883.
8. Hiến pháp nước cộng hoà XHCN Việt Nam các năm 1946, 1959, 1980, 1992.
9. Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật 1936.
10. Luật Gia đình năm1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm. 11. Luật HN & GĐ các năm 1959, 1986, 2000.
12. Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
13. Sắc lệnh 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà quy định về vấn đề ly hôn.
14. Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN & GĐ năm 2000.
*Sách, giáo trình, công trình khoa học
15. TS.LS. Nguyễn Mạnh Bách (2005), Luật dân sự Việt Nam lược khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. C.Mac và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội .
18. Luật sư - Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ, Thạc sĩ Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN & GĐ năm 2000 - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Bùi Tường Chiểu (1975), Dân luật, quyển II, Khoa Luật Đại học Sài Gòn.
20. TS.Văn Thị Kim Cúc (chủ biên) (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Đại học Quốc gia Hà nội, Khoa Luật (2004), Giáo trình Luật HN & GĐ, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.
22. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật HN & GĐ Việt Nam tập 1, NXB trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Thị Tuý Hoa (2002), Căn cứ pháp lý và thủ tục giải quyết các vụ ly hôn tại Toà án Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
24. Tưởng Duy Lượng (2001), Bình luận một số án về dân sự và HN & GĐ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Ly hôn - về một sự biếm hoạ của Chủ nghĩa Mác và về chủ nghĩa đế quốc, toàn tập, tập 30, NXB Tiến bộ - Matxcơva năm 1981.
26. Vũ Văn Mẫu (1975), Việt Nam dân luật lược giảng, Luật gia đình, Sài Gòn.
27. Vũ Văn Mẫu (1969), Cổ luật Việt Nam lược khảo, quyển I, Sài Gòn. 28. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà
Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1995), Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan – các quyển I- VI , Hà Nội.
30. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1995), Bộ luật dân sự Nhật Bản, Hà Nội.
31. Ngân Tâm, Trần thị Liên (1986), Chuyện kể của người Thẩm phán,
NXB Phụ nữ, Hà Nội.
32. Nguyễn Thanh Tâm (2002), Ly hôn – nghiên cứu trường hợp Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. LG. Ngô Văn Thâu (2005), Pháp luật về HN & GĐ trước và sau Cách mạng tháng Tám,NXB Tư pháp, Hà Nội.
34. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật HN & GĐ, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
36. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
37. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2002), Ly hôn, nghiên cứu trường Đại học tổng hợp Hà Nội.
38. Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Bình luận khoa học Luật HN & GĐ năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1998), Một số vấn đề về pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
* Các bài viết trên tạp chí, bài báo, báo cáo khoa học
40. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002), Số liệu điều
tra cơ bản về gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Lê Hương Lan (1996), “Tìm hiểu các quy định của pháp luật về HN & GĐ Việt Nam trong thời kỳ phong kiến”, Tạp chí Toà án nhân dân (6),
42. Toà án nhân dân tối cao (1982), Hệ thống hoá luật lệ về HN & GĐ . 43. Toà án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết ngành Toà án các năm 2003,
2004, 2005, 2006.
44. Đinh Trung Tụng (2001), “Những quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật HN & GĐ năm 2000”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề về Luật HN & GĐ.
45. Đinh Trung Tụng, Nguyễn Bình, Lê Hương Lan, Võ Thị Thành (2000),
Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật HN & GĐ năm 2000, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
46. Đinh Trung Tụng (2001), “Khái quát một số điểm mới của Luật HN & GĐ năm 2000”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề về Luật HN & GĐ.
47. Nguyễn Thị Thu Vân (2005), “Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật (8).
48. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1998), Chuyên đề về pháp luật HN & GĐ.