1. Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp bởi bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Vì vậy, trong quá trình hướng dẫn học sinh, ở mỗi dạng toán tôi muốn đề xuất với các đồng chí cần đi theo các bước sau:
Bước 1: Cho học sinh giải những bài toán có tính chất điển hình chứa đựng tất cả những đặc điểm chung của các bài toán cùng dạng nhưng ở mức độ đơn giản, số liệu không lớn nhằm tạo điều kiện cho các em tập trung suy nghĩ vào các mối quan hệ toán học và các từ mới chứa trong đầu đề bài toán, dễ dàng nhận diện được dạng toán.
`Bước 3: Cho học sinh giải một số bài tập tương tự bài mẫu nhưng ở mức độ cao dần để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhận dạng và phương pháp giải của kiểu bài này.
Bước 4: Cho học sinh giải một số bài toán để tự luyện, có thể xen kẽ một số bài dạng tương tự.
Bước 5: Cho học sinh tự lập đề toán hoặc thay thế các số liệu một số bài đã giải để tạo nên bài toán mới thuộc dạng toán đang học( đây là một yêu cầu có tính chất mềm dẻo, bởi vì việc ra đề bài một bài toán nâng cao là điều rất khó đối với các em học sinh lớp 4+5 dù là học sinh giỏi, do đó yêu cầu này chỉ đặt ra ở những dạng toán đơn giản).
Việc hướng dẫn học sinh giải bài tập cũng đi theo đường lối chung của các bài toán hợp:
- Nghiên cứu kỹ đầu bài.
- Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và cố gắng tóm tắt đầu bài(chủ yếu bằng sơ đồ đoạn thẳng).
- Lập kế hoạch giải toán.
- Thực hiện các phép tính theo trình tự đã thiết lập để viết bài giải rồi thử lại kết quả.
2. Khi dạy giải bài toán chuyển động đều cho học sinh, chúng ta cần chú ý phân loại các dạng toán xem nó là dạng đơn giản hay là dạng phức tạp.Từ đó tổ chức cho học sinh giải bài toán cụ thể như sau:
-Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề toán để xác định được dạng bài và tìm ra hướng giải đúng là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên.
- Khi dạy bài toán chuyển động đều, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Khi dạy giải bài toán chuyển động đều, giáo viên cần hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ để các em vận dụng công thức giải được chính xác, linh hoạt.
- Đối với những bài toán chuyển động đều phức tạp, cần hướng dẫn học sinh một số phương pháp (sơ đồ đoạn thẳng, suy luận) để đưa bài toán về dạng điển hình.
- Khi hướng dẫn giải các bài toán chuyển động đều, giáo viên cần khuyến khích, động viên học sinh giải bằng nhiều cách khác nhau (nếu có thể) và lựa chọn cách giải hay nhất.
Khi hướng dẫn giải các bài toán chuyển động, giáo viên phải giúp học sinh phân biệt được "thời điểm" và "thời gian", giúp học sinh biết vận dụng mối tương quan tỉ lệ thuận và tương quan tỉ lệ nghịch giữa ba đại lượng: quãng đường, vận tốc, thời gian vào việc giải bài toán.
- Giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ bởi đây là bài toán khó có nhiều bất ngờ trong lời giải; Chính vì vậy đứng trước một bài toán giáo viên cần làm tốt những công việc sau:
+ Xác định đúng yêu cầu bài toán và đưa bài toán về dạng cơ bản. + Tìm các cách giải khác nhau của bài toán.
+ Dự kiến những khó khăn sai lầm của học sinh
+ Tìm cách hướng dẫn học sinh tháo gỡ khó khăn và gợi ý để học sinh tìm được cách giải hay.
+ Hướng dẫn học sinh lập bài toán tương tự (hoặc bài toán ngược) với bài toán đã giải.
Với những biện pháp cụ thể được thể nghiệm trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, cũng như việc thực nghiệm công tác giảng dạy theo hướng nghiên cứu, tôi nhận thấy các biện pháp đưa ra có tính hiệu quả cao và tương đối rõ rệt, cụ thể :
Đã phân loại được các bài toán chuyển động theo từng dạng bài, phục vụ hiệu quả cho việc giải bài toán có lời văn
- Về mặt phương pháp:
+ Đã đưa ra các phương pháp hỗ trợ suy luận để giải các bài toán đó. + Có những bài toán được tìm ra đáp số bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm để giúp giáo viên lựa chọn trong quá trình dạy - học phù hợp với từng đối tượng học sinh.