Ở bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào nắm được nguyện vọng của CB,NV,GV là một việc rất quan trọng đối với ban lãnh đạo. Nguyện vọng của CB,NV,GV bao giờ cũng được xuất phát từ những nhu cầu của họ mong muốn được thỏa mãn khi đi làm. Nếu những nhu cầu này được thỏa mãn hay dung hòa được với những nhu cầu của các cơ quan doanh nghiệp sẽ tạo động lực rất tốt cho CB,NV,GV yên tâm lao động, đạt kết quả với chất lượng cao và hơn nữa là sự ổn định về nhân sự tạo ra sự phát triển bền vững. Bởi vậy trong nghiên cứu này chúng tôi cũng xin đề cập đến một số nguyện vọng cơ bản của CB,NV,GV trường Hoa Sữa.
3.3.1. Mức độ yên tâm trong công việc và một vài nguyên nhân.
Kết quả nghiên cứu về nội dung này chúng tôi thu được một kết quả khá bất ngờ. Chỉ có 27% là hoàn toàn yên tâm với vị trí công việc, trong khi đó có tới 68% không thể nói chắc chắn về mức độ yên tâm của mình và 5% là không yên tâm. Như vậy có thể nói rằng mức độ yên tâm trong trong việc của CB,NV,GV Hoa Sữa là chưa cao và tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn về sự biến động nhân sự. Để hạn chế được tình trạng này chúng ta cần phải nắm được nguyên nhân của nó.
Trước tiên có thể nói đến những lí do, những nguyên nhân làm cho CB,NV,GV Hoa Sữa cảm thấy yên tâm với công việc của mình. Qua kết quả điều tra và phỏng vấn cho thấy lí do chủ yếu khiến cho 27% CB,NV,GV yên tâm với công việc của mình tập trung chủ yếu vào những lí do như:
92
- Tôi đã kí hợp đồng dài hạn và tôi thích công việc mình đang làm
- Tôi có vị trí làm việc đúng chuyên môn và tôi tin vào năng lực của mình
- Tôi thấy công việc phù hợp với khả năng của tôi
- Tôi được tự chủ trong công việc
- Tôi già rồi không đi đâu được nữa
Như vậy, chúng ta có thể thấy những lí do đem lại sự yên tâm trong công việc của CB,NV,GV Hoa Sữa chủ yếu là do bản thân công việc đem lại. Như vậy một lần nữa có thể khẳng định tính chất công việc của Hoa Sữa khá hấp dẫn và thú vị với người lao động.
Tiếp theo chúng ta đề cập đến nguyên nhân dẫn đến 68%CB,NV,GV không chắn chắn về sự yên tâm trong công việc của bản thân. Sự không chăc chắn này đề cập tới 2 khía cạnh
Thứ 1: Có thể chuyển công tác ra khỏi trường
Thứ 2: Có thể bị luân chuyển các vị trí khác nhau trong trường Tuy nhiên qua kết quả phỏng vấn chúng tôi nhận thấy số lượng nghiêng về việc có thể chuyển công tác ra khỏi trường nếu tìm được một vị trí tốt hơn chiếm đa số. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này tập trung chủ yếu vào sự không thỏa mãn với môi trường vật chất và môi trường xã hội của trường.
Với môi trƣờng vật chất tập trung chủ yếu vào những vấn đề nhƣ một số ý kiến chia sẻ dƣới đây:
Về mức lƣơng
-Với vị trí mà tôi đang đảm nhận thì tôi có thể yên tâm nhưng mức lương quá thấp tôi không thể đáp ứng được đời sống gia đình
- Trong tình hình kinh tế hiện nay mức lương Hoa Sữa chỉ đủ phục vụ cho cuộc sống tạm được, chưa có tích lũy cho tương lai
93
- Vì cơ sở vật chất không tốt chế độ giờ làm không tương ứng với chế dộ lương
- Mức lương chưa thỏa đáng
Về chính sách:
- Chế độ đãi ngộ không đảm bảo cuộc sống
- Trường chưa có những chính sách thưởng phạt nghiêm minh nên chưa khuyến khích được người lao động
- Chưa biết rõ xu hướng phát triển chính xác của nhà trường như thế nào
Với môi trƣờng xã hội tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:
- Sự chỉ đạo và các nội qui không đồng nhất
- Cấp trên còn quan liêu chưa sát sao tới từng bộ phận mạnh ai người đó đúng
- Ban lãnh đạo thiếu sự tin tưởng vào các cán bộ nòng cốt
- Môi trường làm việc hiện nay đang làm giảm sự nhiệt tình của tôi đối với Hoa Sữa
- Hoa Sữa là môi trường có quá nhiều sự thay đổi không thể lường hết được
- Tôi cảm thấy lãnh đạo tao ra quá nhiều áp lực trong công việc
- Tôi cảm thấy vị trí của tôi không quan trọng và cần thiết lắm trong trường
Như vậy có thể thấy những nguyên nhân được nêu ra đang phản ánh đúng thực trạng với số đông CB,NV,GV Hoa Sữa. Đây là những vấn đề chính đem lại sự bất ổn trong suy nghĩ của người lao động, chính sự bất ổn này là một trong những nguy cơ cho việc thuyên chuyển công tác của CB,NV,GV dẫn đến không ổn định về nhân sự và không thể phát triển bền vững được.
Hiện nay ở Hoa Sữa đang có 5% không yên tâm với công việc, đây là một con số không lớn nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với bộ máy làm việc của Hoa Sữa. Bởi vì con số này đang trên đường tìm
94
một chỗ làm việc khác. Đây chính là hiện tượng thuyên chuyển công tác của CB,NV,GV.
Khi nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành điều tra để nghiên cứu sự đánh giá của CB,NV,GV của Hoa Sữa về hiện tượng này như thế nào? Kết quả chúng tôi thu được là phần lớn các CB,NV,GV cho rằng đây là một hiện tượng hết sức bình thường phù hợp với quy luật vận động và phát triển nguồn nhân sự. Tuy nhiên đối với các trường tư thục nói chung và với Hoa Sữa nói riêng thì hiện tượng này có vẻ được diễn ra nhiều hơn. Bởi vì các trường Tư thục thường có những chính sách riêng khác với những chính sách của nhà nước và nhiều khi không quan tâm nhiều đến quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy không tạo nên sự gắn kết lâu dài của CB,NV,GV việc thuyên chuyển công tác, đặc biệt là đối với các cán bộ lâu năm là một tổn thất khá lớn đặc biệt với trường nghề bởi họ là những người khá giàu kinh nghiệm làm việc.
Khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu về nguyên nhân của hiện tượng này thông qua phiếu điều tra và kết quả phỏng vấn đối với nhân viên trong trường và đối với cả những CB,NV,GV cũ đã chuyển công tác thu được kết quả khá giống nhau, có chăng chỉ khác nhau về mức độ. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là việc không thỏa mãn với môi trường làm việc. Đối với môi trường vật chất chủ yếu là vấn đề về lương thưởng thấp và chế độ đãi ngộ không tốt hoặc chưa thỏa đáng. Đối với môi trường xã hội tập trung vào các vấn đề như mâu thuẫn với sếp, không nhận được sự hợp tác của đồng nghiệp, không được đánh giá đúng, không được người khác công nhận, không được lãnh đạo tin tưởng.
3.3.2. Nguyện vọng
Khi chúng tôi nghiên cứu về nguyện vọng của CB,NV,GV tập trung chủ yếu ở 2 nội dung chính môi trường vật chất, môi trường xã hội của nơi làm việc. Những nguyện vọng dưới đây chúng tôi đã sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
95
Đối với môi trƣờng vật chất.
- Cải thiện chính sách tiền lương kịp thời và phù hợp với sự thay đổi của xã hội. Đây là mong muốn, nguyện vọng của đa số các CB,NV,GV trong trường. Bởi họ cho rằng với mức lương hiện nay đa số không đảm bảo được cuộc sống gia đình đặc biệt là đối với các gia đình trẻ, sống chủ yếu bằng lương. Khi phỏng vấn về nội dung này đa phần các CB,NV,GV đều thừa nhận rằng thời gian gần đây, chính sách lương của nhà trường cũng có những cải tiến nhưng chưa được cập nhật. Trước mắt họ có thể chấp nhận được nhưng chưa thực sự cảm thấy hài lòng. Có rất nhiều người cho rằng với công việc họ đang làm tại Hoa Sữa nếu làm ở bên ngoài họ có thể nhận được mức lương cao hơn. Họ cảm thấy lo lắng về tương lai vì chưa thấy rõ được lộ trình phát triển về lương của mình.
- Cải thiện chính sách khen thưởng: Có khá nhiều ý kiến cho rằng hiện nay các chế độ khen thưởng là không rõ ràng. Mặc dù trong văn bản quy định về chính sách này của nhà trường đưa ra 4 hình thức khen thưởng đối với CB,NV,GV tuy nhiên những nội dung đó rất chung chung và không đưa ra những chính sách cụ thể cho các bộ phận.
- Chính sách quy định về thời gian làm việc: Ý kiến này tập trung chủ yếu ở các bộ phận làm việc gián tiếp mang tính chất hỗ trợ đào tạo. Nguyện vọng của bộ phận này mong muốn nhà trường nghiên cứu để sắp xếp tuần làm việc 5 ngày, cho họ nghỉ hoặc chỉ làm vào sáng thứ 7 hàng tuần.
- Chính sách chăm sóc đời sống cho CB,NV,GV: Quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân viên đặc biệt trong các dịp lễ tết, cải thiện thực đơn bữa ăn hàng ngày cho CB,NV,GV ( có thể làm thêm một số món ăn và bán cho nhân viên ăn thêm ngoài xuất ăn quy định).
Cải thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy: Qua kết quả thu được của phương pháp phỏng vấn và quan sát, chúng tôi nhận thấy đa số CB,NV,GV đều thừa nhận đối với các lớp nghề cơ sở vật và các trang thiết bị khá tốt cho công việc giảng dạy của họ, bởi ngoài sự hỗ trợ
96
của nhà trường thì các lớp nghề, đặc biệt là những lớp có các chương trình hợp tác đào tạo với các tổ chức nước ngoài thì được đầu tư khá nhiều về cơ sở vật chất và các trang thiết bị hiện đại, phụ vụ cho giảng dạy. Tuy nhiên bên cạnh đó có một số lớp vẫn còn hạn chế về điều kiện vật chất (VD: Lớp á 1: Điều kiện về phòng ốc, nhiệt độ, ánh sáng, độ thoáng chưa đảm bảo cho việc học tập và giảng dạy), điều này tồn tại cả ở những lớp dạy lí thuyết chung. Hiện nay các lớp học lí thuyết chung cho học sinh, đặc biệt là những môn chung phải tận dụng hội trường tầng 3 lợp mái tôn, mùa hè rất nắng và nóng, nếu mưa to học sinh không thể nghe thấy tiếng giáo viên và không có các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy bởi vậy rất khó để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Đối với môi trƣờng xã hội
- Phong cách quản lý của lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp.
Cần lắng nghe dân chủ những điều CB,NV,GV chia sẻ. Có nhiều ý kiến cho rằng mình không được lãnh đạo lắng nghe ý kiến một cách dân chủ, đôi khi muốn chia sẻ những ý kiến và suy nghĩ của mình nhưng không có cơ hội hoặc bị chặn ngay từ khi mới định nói.
Tạo ra môi trường làm việc có sức hút bằng cách tạo cơ hội cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình thông qua phân công nhân viên ở những vị trí đúng chuyên môn được đào tạo. Tạo điều kiện cho CB,NV,GV phát huy đúng sơ trường của mình bằng chính sự tự nhìn nhận và đánh giá của những người xung quanh về người đó.
Biết trân trọng và ghi nhận những điểm mạnh, những kết quả mà họ đã đạt được để từ đó giúp họ khắc phục những điểm yếu kém để có thể phát triển toàn diện và có hiệu quả lao động cao nhất. Cần có sự tin tưởng và đánh giá công bằng đối với các CB,NV,GV. Kết quả phỏng vấn và điều tra cho thấy khá nhiều CB,NV,GV cho rằng mình ít được ghi nhận những kết quả mình đã làm. Họ thấy rằng các cán bộ quản lý chỉ quan tâm đến những cái họ chưa làm được còn những cá họ đã làm được thì coi như việc đương nhiên
97
phải thế, thậm trí còn nói rằng họ chẳng làm được cái gì. Điều này gây ra sự chán nản, thất vọng cho CB,NV,GV bởi họ cảm thấy công sức của họ không được đánh giá ghi nhận, họ thấy mình là người không có giá trị
Loại bỏ yếu tố cá nhân ra khỏi vấn đề quản lí ( bởi vì đôi khi vì cái này cái kia của bản thân sẵn sàng loại bỏ các ý tưởng của người khác)
Cải thiện công tác quản lý của các trưởng đơn vị nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo và kinh doanh. Phân biệt rõ đào tạo và kinh doanh từ đó phân rõ trách nhiệm của từng vị trí. Thay thế những trưởng bộ phận không đủ năng lực lãnh đạo và làm việc hiệu quả.
Phải thực hiện sự minh bạch về chế độ tài chính các bộ phận và toàn trường.
Công tác bồi dƣỡng đào tạo CB,NV,GV
Tạo có hội và điều kiện bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lí vì hiện nay đa số là trình độ trung cấp dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý. Rất nhiều nhân viên không thấy bị thuyết phục bởi cách quản lý, cũng như trình độ chuyên môn của lãnh đạo bộ phận mình.
Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho những người tham gia giảng dạy trực tiếp cho học sinh, kể cả những cán bộ kiêm nhiệm. Ngoài ra nếu phân công nhân sự vào những vị trí không đúng chuyên môn họ đã được đào tạo, cần phải tạo điều kiện cho họ được đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng làm việc
Khi có các chỉ tiêu về đào tạo cần có sự phân bổ công bằng về các bộ phận theo đúng yêu cầu của khóa học. Không nên tập trung quá nhiều vào một cá nhân nào đó.
Tiểu kết chƣơng 3
Qua kết quả nghiên cứu của chương 3 chúng ta nhìn thấy khá rõ thực trạng về sự thỏa mãn lao động nghề nghiệp của CB,NV,GV trường Hoa Sữa. Sự thỏa mãn này thể hiện rõ qua sự hài lòng của CB,NV,GV về môi trường vật chất, xã hội và bản thân công việc. Trong đó môi trường vật chất đạt mức
98
điểm thỏa mãn thấp nhất, các biểu hiện thỏa mãn thấp nhất ở nội dung này tập trung chủ yếu ở các chính sách liên quan đến lương thưởng của nhà trường, CB,NV,GV cho rằng những chính sách quy định đó không đảm bảo được cuộc sống. Bên cạnh đó còn có một số bộ phận ít hài lòng về cơ sở vật chất để làm việc. Môi trường xã hội đạt mức điểm cao thứ 2, điều này cho thấy CB,NV,GV thỏa mãn với nội dung này nhiều hơn. Biểu hiện đạt mức điểm cao nhất với tiêu chí này là sự hài lòng của CB,NV,GV về sự giao tiếp giữa đồng nghiêp với nhau và vấn đề bố trí công việc. Những biểu hiện ít hài lòng hơn trong tiêu chí này tập trung vào những biểu hiện về phong cách lãnh đạo của cán bộ quản lí. CB,NV,GV cho rằng các cấp lãnh đạo thiếu sự dân chủ, công bằng trong đánh giá, thiếu sự tin tưởng, quan tâm và chia sẻ. Cuối cùng là sự hài lòng với bản thân công việc đạt điểm cao nhất. Đa số CB,NV,GV đều cho rằng tính chất công việc ở trường Hoa Sữa là khá thú vị và hấp dẫn. Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu được sự ảnh hưởng của các biến độc lập như giới tính, lứa tuổi và trình độ đối với sự thỏa mãn lao động. Kết quả cho thấy ở Hoa Sữa nam có sự thỏa mãn cao hơn nữ, lứa tuổi dưới 30 có sự thỏa mãn cao hơn lứa tuổi trên 30, trình độ thấp có sự thỏa mãn cao hơn trình độ cao. Toàn bộ kết quả nghiên cứu ở chương 3 về thực trạng sự thỏa mãn lao động nghề nghiệp của CB,NV,GV trường Hoa Sữa cho phép chúng tôi khẳng định được giả thuyết của đề tài nghiên cứu. Thứ nhất, nhìn chung cán bộ công nhân viên trường Hoa Sữa là có sự thỏa mãn nghề nghiệp nhưng chưa nhiều do những chính sách và điều kiện thực tế của nhà trường chưa đáp ứng được đầy đủ những nguyện vọng của cán bộ công nhân viên. Thứ hai, ở những đối