Nhu cầu liên quan chặt chẽ đến hoạt động và giữ vai trò là động lực của hoạt động. Bất cứ một hoạt động nào của con người cũng nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của bản thân, những nhu cầu với tư cách là điều kiện bên trong, một trạng thái cơ thể, tự nó không gây ra bất kỳ một hoạt động nào. Chức năng của nó chỉ giới hạn trong việc phát động những chức năng sinh lí tương ứng và kích thích chung đối với lĩnh vực biểu hiện thành những cử động tìm tòi không có phương hướng. Chỉ khi nào gặp được vật ( đối tượng đáp ứng) thì nhu cầu trở thành động lực hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động ( đó chính là động cơ).
Nhu cầu là một trạng thái mất cân bằng của cơ thể và tinh thần, một trạng thái thiếu một cái gì đó đòi hỏi con người phải hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng lặp lại sự cân bằng kể trên. Theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác –
29
Lê Nin thì:“ Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của mỗi người trong điều kiện nhất định đảm bảo sự sống và phát triển của mình”
Xét cho cùng, nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu của con người là động lực thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành vi của từng cá nhân trong xã hội, trong nhóm xã hội. Đồng thời nó xác định phương hướng, suy nghĩ, tình cảm của cá nhân đó trong quá trình sống. Có thể minh họa điều vừa trình bầy bằng sơ đồ đơn giản sau
Các nhu cầu cơ thể ( đòi hỏi tất yếu) Không được ý thức
(không được cảm nhận) - Không chuyển thành nhu
cầu nhân cách Được ý thức ( được cảm nhận) Sinh Học ( Ăn, uống, ngủ…) Được ý thức ( Được hiểu) Xã hội Các nhu cầu nhân cách ( có khía cạnh chủ quan)
Đến đây đề tài có thể đưa ra cách hiểu về nhu cầu như sau: “ Nhu cầu chính là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển, là sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa con người với những điều kiện cụ thể, luôn biến đổi của đời sống”
Ở đây cần nhấn mạnh rằng “ đòi hỏi” được hiểu theo nghĩa rộng của từ này, tức là không chỉ bao hàm những cái con người thấy thiếu hụt cần được đáp ứng, mà còn là cả những mong muốn có được cái gì đó cho sự phát triển của bản thân.
Một vấn đề khác cũng cần được nhấn mạnh ở đây là khi nghiên cứu nhu cầu, cần thiết phải nhìn nhận nó với hai nghĩa tương ứng: Một mặt, nhu cầu là điều kiện bên trong, là một tiền đề bắt buộc phải có của hoạt động, mặt khác, nhu cầu là cái hướng dẫn, điều khiển hoạt động của chủ thể trong thế giới đối tượng khách quan ( chính là động cơ).
Nhu cầu có thể tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tham gia của ý thức cá nhân. Vì thế, việc xem xét các mức độ khác nhau sẽ
30
cho thấy rõ nhu cầu là hoạt động tâm lí, còn mức độ ý thức của nhu cầu sẽ cho thấy những dạng nhu cầu cụ thể.
Nhìn chung, trong tâm lí học hiện nay đều nhất trí với 3 mức độ biểu hiện cuả nhu cầu đó là: ý hướng ( khi nhu cầu được phản ánh trong ý thức về nhu cầu chưa rõ ràng ), ý muốn ( sự phản ánh trong ý thức về nhu cầu đã rõ rệt hơn, song cá nhân vẫn chưa tìm được phương pháp, phương tiện để thỏa mãn nhu cầu ) và ý định ( khi sự phản ánh là cao nhất, tức là cá nhân đã nhận thức rõ về cả mục đích, phương tiện thực hiện mục đích và ở trong tâm thế sẵn sàng hoạt động để đạt mục đích ).
Khi phân tích khái niệm nhu cầu người ta cũng đề cập đến đặc điểm của nó. Nhìn chung, có một số đặc điểm chung thường được đề cập đến như: tính đối tượng, tính chu kì, bản chất xã hội của nhu cầu, …Hay một số đặc điểm khác như: việc nhận thức khá rõ về nhu cầu làm theo trạng thái cảm xúc tiêu biểu ( sự hài lòng khi nhu cầu được thỏa mãn hay không hài lòng thậm trí đau khổ trong trường hợp ngược lại ); trạng thái ý chí – xúc cảm thúc đẩy thỏa mãn nhu cầu phải tìm kiếm và tiến hành những cách thức cần thiết để thỏa mãn nhu cầu đó ( vì thế nhu cầu là một trong những động cơ mạnh mẽ nhất thúc đẩy hành động ý chí). Khi nhu cầu này được thỏa mãn, các trạng thái đó bị suy yếu, có lúc hoàn toàn biến mất hoặc trong một số trường hợp nó biến thành trạng thái ngược lại.
Những đặc điểm kể trên của nhu cầu cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của nó trong quá trình quyết định hành vi con người, trong việc biểu hiện và củng cố mối liên hệ giữa cá nhân và xã hội. Nhu cầu tạo thành cơ sở bản chất của nhân cách con người, đồng thời nó cũng đánh dấu trình độ phong phú mà xã hội đã đạt được qua từng thời kỳ lịch sử.
Nhu cầu có thể có nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu chí phân loại cũng như cách gọi tên mà các tác giả khác đưa ra. Chẳng hạn, nhu cầu tự nhiên và nhu cầu xã hội: nhu cầu bậc thấp và nhu cầu bậc cao: Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần và Nhu cầu chính trị đạo đức; hoặc nhu cầu Nhu cầu vật chất –
31
Nhu cầu tinh thần – Nhu cầu xã hội. Hoặc 5 loại nhu cầu mà A.Maslow đưa ra trong tháp nhu cầu của ông là; Nhu cầu cơ thể; Nhu cầu an toàn; Nhu cầu sở thuộc; Nhu cầu được tôn trọng và Nhu cầu phát huy bản ngã…Có thể thấy rằng mỗi cách phân loại đều có sự hợp lí riêng nhưng sự phân loại nào cũng chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực tế các loại nhu cầu đều có liên quan mật thiết với nhau và khó có thể tách bạch hoàn toàn
Mọi hành vi, hoạt động của con người suy cho cùng đều thỏa mãn nhu cầu. Nhưng nhu cầu không trực tiếp điều khiển hành vi, hoạt động. “nhu cầu muốn được hoạt động thì nhu cầu phải được đối tượng hóa trong một khách thể nhất định”. Khi nhu cầu gặp gỡ đối tượng có khả năng thỏa mãn nó thì nhu cầu đối tượng hóa hoạt động trở thành động cơ: “những đối tượng đáp ứng nhu cầu khác nhau nằm trong hiện thực khách quan, một khi chúng phát lộ ra, được chủ thể nhận biết (hình dung ra, tư duy ra) thì có được chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động tức trở thành động cơ”.
Động cơ là yếu tố kích thích hoạt động qua mối liên hệ với trải nghiệm gắn với sự thỏa mãn nhu cầu có ý nghĩa chủ quan nhất định.
Nhu cầu của con ngƣời và nơi làm việc
Theo nghiên cứu của các nhà Tâm lý học lao động thì con người làm việc để thỏa mãn những nhu cầu chủ yếu như sau:
- Nhu cầu tồn tại: Đây là lý do phổ biến nhất khiến chúng ta làm việc: giúp chúng ta có tiền trang trải các nhu cầu về thực phẩm, quần áo và chỗ ở.
- Nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh: mỗi người trung bình làm viêc 8 giờ/ ngày, bởi vậy nhu cầu được giao tiếp với những người xung quanh là rất cần thiết, nhu cầu này giúp con người thiết lập mối quan hệ, trao đổi các thông tin, kinh nghiệm, xúc cảm tình cảm.
- Nhu cầu cảm thấy được an toàn: một cá nhân khi tham gia lao động nghề nghiệp họ sẽ có nhu cầu an toàn bởi họ muốn được đảm bảo tính an toàn và ổn định tương đối với công việc của họ. Trong khi đó, một người bị thất nghiệp sẽ luôn có cảm giác bất ổn.
32
- Nhu cầu được chấp nhận/ đánh giá bởi những người xung quanh: Khi tham gia vào một tổ chức lao động nào đó, con người luôn có nhu cầu được những người khác công nhận là thành viên của nhóm.
- Nhu cầu thỏa mãn mong muốn giúp đỡ người khác: Việc giúp đỡ những người khác đang cần đến mình hay phục vụ khách hàng thường mang lại những giá trị tinh thần quý báu.
- Nhu cầu được công nhận về những thành quả nỗ lực, kỹ năng, khả năng: Đó là những nhu cầu bậc cao của con người, là nhu cầu được khẳng định giá trị, thành quả và nỗ lực bản thân.
- Nhu cầu tự trọng và cảm giác thành đạt mang lại do làm các công việc có ý nghĩa: mức độ thỏa mãn của nhu cầu này thường phụ thuộc vào tính chất của công việc.
- Nhu cầu được phát triển cá nhân và tự hoàn thiện nhân cách
Những vấn đề liên quan đề nhu cầu của con người ở nơi làm việc này sẽ là một trong những cơ sở rất quan trọng để đề tài sử dụng trong phân phân tích kết quả nghiên cứu.