0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Khái niệm xúc cảm, tình cảm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ SỰ THỎA MÃN NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁN BỘ, NHÂN VIÊN VÀ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - DU LỊCH HOA SỮA - HÀ NỘI (Trang 35 -35 )

Xúc cảm của con người cũng là loại hiện tượng được nghiên cứu của các khoa học khác nhau. Trong tâm lý học đã có nhiều cách giải thích khác nhau về bản chất, nguồn gốc, kiểu loại của cảm xúc, quan hệ của nó với các quá trình tâm lý khác và với hành động của con người.

Hầu hết các nhà tâm lý học nghiên cứu về cảm xúc đều quan tâm đến nguồn gốc phát sinh của xúc cảm và học có những cách giải thích khác nhau về nguyên nhân và nguồn gốc của hiện tượng tâm lý này. Mc. Dougall coi xúc cảm như cái được di truyền, còn B.F. Skinner, J.Dolar và N.E.Miller lại giải thích xúc cảm là cách thức hay khuôn mẫu phản ứng được tiếp thu theo nguyên tắc học tập điền kiện hóa hoặc học tập bắt chước. Nhà Phân tâm học S. Freud coi xúc cảm là sự giải tỏa những năng lượng Libido bị dồn nén

33

Các nhà tâm lý học Mác xít dựa trên cơ sở lí luận về phản ánh tâm lý và hoạt động của não khẳng định tâm lý là kết quả hoạt động của não, là sự phản ánh của hiện thực khách quan. Theo quan niệm của Rubinstein, nhà tâm lý học Nga thì xúc cảm là một sự trải nghiệm đặc biệt được đặc trưng bởi phẩm chất tính cách của nó như vui, buồn, giận dữ, khùng…Cùng với nhận thức và động cơ, xúc cảm là một khía cạnh đặc biệt của sự trải nghiệm và hành vi như sự chế biến thông tin đặc biệt liên quan đến việc đạt hay không đạt được những mục đích đề ra, nghĩa là liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu “ Xúc cảm của con người là những sự rung động khác nhau của chúng ta nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố hoàn cảnh, cũng như trạng thái bên trong cơ thể mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chúng ta” Rubinstein cho rằng: “ về mặt nội dung xúc cảm được xác định bởi mối quan hệ người người, bởi tập quán và thói quen, trong từng hoàn cảnh xã hội và tư tưởng của nó”.

Về hình thức, các xúc cảm được phân chia theo cường độ của nó thành:

1. Xúc cảm nội tại hướng về chủ thể hay nhân cách.

2. Trạng thái xúc cảm, ví dụ các trạng thái cảm xúc nông hướng đến sự thể nghiệm toàn cục.

3. Xúc động là loại xúc cảm diễn ra rất mạnh và có tác động tổ choc hành vi những kiểu xúc cảm khác nhau.

Tùy theo nguồn gốc nảy sinh liên quan đến những điều kiện hoàn cảnh có thể phân ra:

- Xúc cảm sơ cấp liên quan trực tiếp đến hoạt động hướng đích, ví dụ, giận dữ, vui vẻ hay sợ hãi

- Xúc cảm sống có liên quan đến tri giác cơ thể hay đối tượng tạo ra khoái lạc hay không khoái lạc cơ thể. Ví dụ: ốm đau.

34

- Xúc cảm với môi trường bên ngoài như căm thù, yêu nước, yêu người thân, yêu người tình

Theo Rubinstein mọi quá trình xúc cảm chỉ có thể hiểu được qua quan hệ của chúng với hoàn cảnh đặc biệt trong đó chúng nảy sinh với sự lưu ý hệ thống quan hệ đánh giá mà nó tiếp thu được. Chúng là mặt trải nghiệm có liên quan đến động cơ của cá nhân và thay đổi theo quy luật của sự biến đổi động cơ. Vì động cơ và nhu cầu luôn thay đổi trong sự biến đổi của hoàn cảnh xã hội- đặc biệt là phụ thuộc vào các quan hệ sản xuất – nên mặt nội dung của cảm xúc cũng chỉ có thể được nhận thức trong mối phụ thuộc chặt chẽ với các điều kiện xã hội. Nhu vậy có thể nói các xúc cảm về nguồn gốc chức năng hay sự biểu hiện luôn mang tính xã hội.

Xúc cảm nảy sinh khi con người phản ứng trực tiếp với tình huống và hoàn cảnh đang diễn ra, với đặc điểm của các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật hiện tượng đang tác động lên người đó.

Mối quan hệ của xúc cảm và hành động

Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa xúc cảm và hành động. Song có lẽ những nghiên cứu của Daniel Goleman về vấn đề này là có sức thuyết phục lớn nhất. Theo ông về căn bản, tất cả những xúc cảm đều là những sự kích thích hành động; đó là những kế hoạch tức thì để đối phó với sự sinh tồn mà sự tiến hóa đã truyền cho chúng ta. Vả chăng từ “ emotion”( xúc cảm) được tạo từ tiếng latin ( motore) nghĩa là “ cử động ” và tiền tố “é” chỉ lè sự vận động ra bên ngoài, và từ cái gốc ấy gợi lên rõ ràng một khuynh hướng hành động. Việc các xúc cảm thúc đẩy tới hành động là đặc biệt rõ ràng khi người ta quan sát các con vật hay trẻ em. Theo quan sát của Paul Ekman, chỉ có người lớn “ văn minh” chúng ta mới gặp thấy sự dị thường nhất của giới động vật là các xúc cảm bị cắt đứt khỏi những phản ứng mà lẽ ra chúng phải đưa tới.

Ngày nay nhờ những phương pháp mới cho phép chúng ta quan sát những gì đang diễn ra bên trong thân thể và bộ não, các nhà nghiên cứu ngày

35

này càng hiểu rõ hơn mỗi kiểu xúc cảm chuẩn bị cho thân thể một kiểu phản ứng khác nhau như thế nào.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ SỰ THỎA MÃN NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁN BỘ, NHÂN VIÊN VÀ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - DU LỊCH HOA SỮA - HÀ NỘI (Trang 35 -35 )

×