Mô hình lí thuyết

Một phần của tài liệu Thực trạng về sự thỏa mãn nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên và giáo viên của trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa - Hà Nội (Trang 38)

Nhiều mô hình lí thuyết được đưa ra để nghiên cứu sự thoả mãn lao động vì vật liệu bao gồm những mẫu và các lí thuyết trên chủ thể. Trong khi đó, mô hình lí thuyết cho phép xác định những biến số có khả năng đáp ứng nhu cầu của các viên chức đối với sự thoả mãn lao động, cho phép xác định những biến số cần nghiên cứu và cuối cùng cho phép đo đạc sự thoả mãn lao động. Mô hình này được giới thiệu như sau:

Trong lí thuyết của Herzberg có hai loại yếu tố: Yếu tố “ duy trì” hay còn gọi là yếu tố “ vệ sinh lao động” hoăc yếu tố “ bên ngoài” ( những điều kiện lao động thường bắt nguồn từ loại yếu tố này) và những yếu tố “thúc đẩy” hay còn gọi là yếu tố bên trong. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân và mang lại cho họ một công việc lí thú. Mặc dù đây là đối tượng của nhiều phê bình và tranh cãi, nó luôn rất hữu ích để thực nghiệm và làm cho sự thoả mãn lao động trở thành hiện thực.

Sự thỏa mãn nghề nghiệp được đánh giá theo sự nhận thức và xúc cảm, tình cảm ( có nghĩa là khi đo đạc thì phải đo hai mặt với từng biểu hiện) của cá nhân về các khía cạnh sau

+ Các điều kiện vật chất của môi trƣờng làm việc

- Điều kiện làm việc an toàn

- Thông tin và trang thiết bị luôn phù hợp và sẵn có - Nhận được mức lương phù hợp và công bằng

- Các chính sách liên quan đến đời sống vật chất của người lao động

+ Môi trƣờng xã hội (Mối quan hệ với đồng nghiệp và với lãnh đạo)

- Có cơ hội để giao tiếp

- Quan hệ hòa đồng thân thiện, cởi mở

36

- Lãnh đạo quan tâm, có sự khích lệ, ủng hộ và giúp đỡ

- Có sự đánh giá và thừa nhận phù hợp tương xứng với sự đóng góp của cá nhân cho tập thể

- Cơ hội được đào tạo và thăng tiến

+ Bản thân ngƣời lao động và bản thân công việc

- Tính chất lí thú của công việc

- Tính đương đầu, khó khăn thách thức của công việc - Tính sáng tạo của công việc

- Tính độc lập tự chủ trong công việc

Tiểu kết chƣơng I

Những nhận định được đưa ra trong các công trình nêu trên đã giới thiệu một phần những điều về chất lượng cuộc sống lao động và sự thoả mãn lao động. Qua những nghiên cứu đã được thực hiện, chúng ta thấy rằng những quan niệm khá phức tạp và từ lí thuyết đến thực tế còn cả một khoảng cách, kết quả của một số nghiên cứu còn trái ngược nhau. Tuy nhiên chúng cho phép chúng ta có thể rút ra một vài kết luận, để dựa trên những kết luận ấy chúng ta đưa ra một số giả thuyết cho những nghiên cứu hiện tại.

Hệ thống các khái niệm cơ bản có liên quan về sự thỏa mãn, nghề nghiệp, sự thỏa mãn nghề nghiệp, nhu cầu, cảm xúc cũng là những cơ sở khái niệm lí luận để chúng tôi phân tích thực trạng sự thỏa mãn lao động nghề nghiệp của CBCNV trường Hoa Sữa

37

Chƣơng 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu

Để có thể chứng minh được giả thuyết khoa học của đề tài, nhằm tìm hiểu thực trạng về sự thỏa mãn nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên, giáo viên Trường TC Kinh Tế- Du lịch Hoa Sữa, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện làm việc và chính sách để cán bộ công nhân viên của nhà trường có được sự thỏa mãn nghề nghiệp, đề tài tiến hành tổ chức nghiên cứu theo 3 giai đoạn

Một phần của tài liệu Thực trạng về sự thỏa mãn nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên và giáo viên của trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa - Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)