ĐỘNG VÀ KHẲ NĂNG DỰ PHÒNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1. MÔ HÌNH CƠ CHẾ 3 BÊN TRONG CÔNG TÁC BHLĐ
Cần tổ chức công tác Bảo hộ lao động theo mô hình cơ chế 3 bên giữa Chính Phủ (cơ quan quản lý Nhà nước về Bảo hộ lao động), Người sử dụng lao động và Người lao động (đại diện của người lao động là Công đoàn). Các bên đều có
phối hợp chặt chẽ với nhau tạo điều kiện cho nhau và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc lẫn nhau trong công tác Bảo hộ lao động thì công tác Bảo hộ lao động mới đạt kết quả tốt.
MÔ HÌNH CƠ CHẾ 3 BÊN TRONG CÔNG TÁC BHLĐ
Ghi chú: - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Có sự phối hợp + kiểm tra + đôn đốc
2. KHẲ NĂNG DỰ PHÒNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP Người lao động Người lao động Công o nđ à Công tác B o h lao ả ộ động Ngườ ử ụi s d ng lao động Chính Phủ C quan qu n lýơ ả Nh nà ước
Công tác phát hiện, điều trị sớm bệnh nghề nghiệp và khẳ năng dự phòng: Hiện nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố độc hại trong sản xuất, cho nên khó có thể đặt vấn đề thanh toán bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, với các biện pháp tích cực và khoa học, có thể dự phòng hoặc hạn chế các bệnh nghề nghiệp .
Sau đây là những biện pháp dự phòng có thể và cần áp dụng:
+ Biện pháp kỹ thuật: Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định như: Làm giảm các yếu tố độc hại: Thông gió, hút bụi, làm theo chu trình kín (trong quá trình trộn nguyên liệu để làm khuôn), lắp đặt hoặc thay đổi công nghệ phát sinh ít yếu tố độc hại: ít ồn, ít rung…
+ Biện pháp y tế: Xác định các yếu tố độc hại trong môi trường lao động, định lượng nồng độ các chất đó so với giới hạn cho phép, thường xuyên kiểm tra môi trường lao động.
Khám tuyển để loại những người dễ mẫn cảm với một số yếu tố độc hại. Khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, giải quyết điều trị, điều dưỡng, giám định khẳ năng lao động và tách người bệnh ra khỏi môi trường lao động.
+ Biện pháp cá nhân:
Trang bị các phương tiên phòng hộ cho công nhân.
Đặt ra nội quy vệ sinh cho công nhân thực hiện. Nội dung nội quy cần phải đầy đủ các quy tắc an toàn.
KẾT LUẬN CHUNG
Công ty cơ khí Hà Nội chuyên sản xuất các loại máy móc công cụ nên trong quá trình sản xuất luôn phát sinh các yếu tố nguy hiểm có hại đe dọa đến sức khoẻ người lao động. Nhận thức được tầm quan trong phải làm công tác bảo hộ lao động, mọi cán bộ công nhân viên của công ty đều được cảnh báo “ở đâu có sản xuất ở đó có xuất hiện các yếu tố độc hại và nguy hiểm” do vậy công tác bảo hộ lao động đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần không nhỏ vào việc ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đây cũng là mục tiêu của công tác bảo hộ lao động. Tuy vậy công ty vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: người lao động chưa thực hiện triệt để các nội dung về bảo hộ lao động, công nhân vẫn còn làm theo thói quen. Như vậy để nâng cao hiệu quả thức hiện công tác bảo hộ lao động thì phải nâng cao hơn nữa hoạt động của bộ máy tổ chức. quản lý công tác bảo hộ lao động tại công ty cơ khí Hà Nội.
Để thức hiện công tác bảo hộ lao động ngoài việc phối hợp với ban lãnh đạo công ty để xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và chương trình huấn luyện AT-VSLĐ. Hội đồng bảo hộ lao động còn phải thường xuyên kiểm tra an toàn ở tất cả các lĩnh vực thuộc công ty, kiểm tra đôc đốc việc cấp phát và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Đồng thời kết hợp với việc huấn luyện, tuyên truyền về AT-VSLĐ cho người lao động hiểu để tránh các yếu tố nguy hiểm có hại.
Qua đợt thực tập tại công ty cơ khí Hà Nội, em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Nguyễn Đức Trọng cùng với các thầy cô trong khoa Bảo hộ lao động, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng Tổ chức và ban Bảo hộ lao động của công ty. Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ hiểu biết cũng như chuyên môn kinh nghiệm còn nhiều hạn chế. Do vậy bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong có được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn nữa.