Kỹ thuật an toàn điện

Một phần của tài liệu CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI (Trang 25 - 27)

3. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC BHLĐ TẠI CÔNG TY CKHN

3.1.3. Kỹ thuật an toàn điện

Với số lượng máy móc và thiết bị sử dụng năng lượng điện lớn như hiện nay theo ước tính bình quân mỗi tháng công ty sử dụng khoảng trên 400.000 KWh, từ đường điện cao thế 6kv. Công ty sử dụng hai trạm hạ áp phân phối trung tâm và 7 trạm phân phối khu vực cung cấp cho các phân xưởng, phòng ban trong công ty theo các cấp điện áp 380v, 220v. Điện áp sử dụng cho các đèn chiếu sáng cục bộ trên các máy là điện áp an toàn (40v,36v,26v…) do nhận thức được vấn đề do tai nạn điện gây ra là rất nguy hiểm nên công ty rất chú trọng làm tốt công tác an toàn điện. Mọi thiết bị mang điện trong toàn công ty đều được kiểm tra định kỳ(3-6-12 tháng) về độ tin cậy của các phần mang điện như cách điện, cơ cấu an toàn điện, đặc biệt là các khâu nối đất cho máy. Việc kiểm tra an toàn điện đều do phòng cơ điện tổ chức theo đúng quy trình kiểm tra, ngoài ra thợ điện thường trực tại các phân xưởng, xưởng sản xuất đều được trang bị các thiết bị bảo hộ.

Cùng với việc cấp cho mỗi máy một quy trình thao tác sử dụng máy an toàn, trong đó có nội dung an toàn điện, các trang bị phương tiện an toàn điện như găng tay, ủng, ghi cách điện, bút thử điện… tất cả đều được kiểm tra định kỳ về khả năng làm việc.

Mọi người lao động trước khi làm việc đều được huấn luyện nội dung an toàn điện. Trong đó phòng y tế phổ biến cách sơ cứu người bị tai nạn điện (cả với điện cao thế và điện hạ thế) đặc biệt là công nhân hàn điện, công nhân vận hành lò hồ quang phải qua kiểm tra, sát hạch và cấp thẻ an toàn.

Hệ thống chống sét cho nhà xưởng được thiết kế lắp đặt ngay từ khi xây dựng nhà máy, trên cơ sở lợi dụng các kết cấu kim loại của mái, vỉ kèo, cột nhà xưởng làm cột thu dẫn sét. Hệ thống nối đất chống sét được dùng chung cho nối đất bao vệ an toàn điện cho máy, thiết bị điện theo tiêu chuẩn quy định

Công ty có khoảng 600 thiết bị gia công và các thiết bị có liên quan, công nghệ sản xuất tương đối phức tạp, máy móc thiết bị nhà xưởng xuống cấp nhiều, mặt bằng sản xuất khá lớn. Do vậy có khá nhiều các yếu tố gây chấn thương, hầu hết các đơn vị sản xuất đều có các bộ phận truyền động của máy, các dụng cụ gá lắp phôi liệu, trục nối trục… Đặc biệt tại các xưởng gia công cơ khí với các máy như máy búa, máy đột dập, máy cắt tôn có hành trình nhanh, phôi và các chi tiết gia công chủ yếu là các kim loại có khối lượng lớn… mang tính nguy hiểm cao. Tại các máy cắt gọt kim loại, xuất hiện các vùng nguy hiểm do sự văng bắn của phoi trong quá trình cắt gọt ( máy phay, tiện, khoan, mài ….) có nhiệt độ cao và cạnh sắc. Tại các phân xuởng mộc mẫu và xưởng đúc công nhân thường dẫm phải đinh trần tạo khuôn đúc. Nền nhà xưởng không bằng phẳng vật liệu bừa bộn hoặc trơn do dầu tràn ra.

Ban bảo hộ lao động kết hợp với phòng kỹ thuật, phòng cơ điện luôn có các nghiên cứu để nâng cấp máy, thiết bị sản xuất tăng cường năng suất và AT-VSLĐ, tuy nhiên một số máy bị thiếu, bị hỏng các cơ cấu an toàn vẫn chưa được thay thế, sửa chữa, bổ sung. Việc chấp hành nội quy an toàn cơ khí một vài nơi vẫn chưa tốt như công nhân khi thao tác các máy cắt gọt, tiện, khoan… đôi khi vẫn sử dụng găng tay bình thường. Tuy vậy, nhìn chung vấn đề đảm bảo an toàn cơ khí tại công ty được thực hiện tương đối tốt, nên ít xảy ra chấn thương do mất an toàn cơ khí.

1.1.5. An toàn chống ngã cao:

Chủ yếu là việc sửa chữa xây lắp nhà xưởng, đường dây điện (điện cao thế, hạ thế) của cán bộ công nhân ban xây dựng cơ bản và phòng cơ điện. Công nhân khi làm việc được trang bị dây an toàn, mũ bảo hiểm, tất cả được giám sát kiểm tra của cán bộ an toàn công ty.

1.1.6. An toàn trong tổ chức sản xuất, mặt bằng nhà xưởng:

Hầu hết các nhà xưởng đều có diện tích lớn, đường giao thông rộng rãi, các kho chứa và bãi để nguyên vật liệu rộng thuận tiện cho việc bốc xếp hàng hoá. Các máy móc thiết bị bố trí cách nối đi không nhỏ hơn 2,5m và cách nhau không nhỏ hơn 1m. Tuy nhiên có một số khu vực vẫn chưa đảm bảo an toàn như: đường đi

phái dưới đường đi của cầu trục, bởi mỗi khi cầu trục vận hành, do tầm nhìn của người điều khiển bị hạn chế nên rất dễ dẫn đến va chạm với các thiết bị máy móc ở bên dưới, do đó mà dễ xẩy ra tai nạn lao động.

Một phần của tài liệu CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w