Xưởng gia công áp lực, nhiệt luyện

Một phần của tài liệu CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI (Trang 33 - 38)

luyện

Lò nung phôi xưởng rèn Lò cao tần

1,87 0,8

TCVN 5508 - 1991 1,0

Nhận xét: Trừ lò sấy khuôn (xưởng đúc) do trong quá trình để nguội khuôn và lò cao tần được che kín nên có bức xạ nhịêt nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Còn tại các vị trí khác bức xạ nhiệt đều cao hơn giới hạn cho phép, nhất là tại lò nấu gang, lò nung phôi. Tuy nhiên thời gian tiếp xúc với bức xạ nhiệt ngắn (khi cho than, chọc lò, rót gang, cho nguyên liệu, lấy nguyên liệu).

Để hạn chế tác động của bức xạ nhịêt, công ty đã có nhiều biện pháp cải thiện điều kiện làm việc như: đặt quạt thông gió, cung cấp nước uống, che chắn nguồn bức xạ nhiệt và cũng cần phải giảm thời gian tiếp xúc với nguồn nhiệt cho người lao động .

3.2.6. Nước sinh hoạt và nước thải

Phân tích nước bằng máy: Photometer 7000 - Hãng Palaintest

+ Nước sinh hoạt: Mẫu tại phòng y tế công ty

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị

tính 1992, đối với đô thịTCVN 505 BYT - Mẫu

1 CN mg/l 0,1 0,1 2 Độ cứng mg/l 500 85 3 Mn mg/l 0,1 KPHĐ 4 NO mg/l 0 0,05 5 E. Coly mg/l 0 0 6 Colyfrom mg/l 3 3

Ghi chú: KPHĐ - không phát hịên được

Nhận xét: tại thời điểm lấy mẫu hầu hết các chỉ tiêu phân tích trong mẫu nước sinh hoạt nằm trong tiêu chuẩn Việt Nam cho phép. Rieng chỉ tiêu NO không đạt tiêu chuẩn cho phép.

+ Nước thải: Mẫu tại cống thải chung

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính TCVN 5945 -

2 CN mg/l 0,1 0,1

3 Phenol mg/l 0,05 0,05

4 Nitơ tổng mg/l 60 7,5

5 Cặn lơ lửng mg/l 100 85

6 Dầu mỡ khoáng mg/l 1,0 0,35

Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

3.3. TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

Việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được thực hịên theo hướng dẫn của Thông tư 10/Bộ LĐTBXH, 28/5/1998. Thông tư quy định việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chỉ được thực hiện sau khi đã áp dụng các biện pháp về kỹ thuật AT-VSLĐ nhưng vẫn chưa loại trừ được hết các yếu tố nguy hiểm có hại. trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu qủa các tác hại của các yếu tố nguy hiểm độc hại trong môi trường lao động nhưng phải dễ dàng trong việc sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác. Phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước.

Thông tư cũng nêu rõ điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đó là: Người lao động trong quá trình làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong các yếu tố sau đây là được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:

2. Tiếp xúc với các yếu tố vật lý xấu.

3. Tiếp xúc với các hoá chất độc: Pb, Hg, axít…

4. Tiếp xúc với các yếu tố sinh học có hại: vi rút, vi khuẩn gây bệnh.

5. Làm việc với máy, thiết bị , công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động: trên cao, trong hầm lò…

Đối tượng được trang bị đây là những người lao động làm việc trong các điều kiện có các yếu tố độc hại như ở trên; cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật thường xuyên phải đi kiểm tra hiện trường có các yếu tố nguy hiểm độc hại nêu trên; giáo viên hướng dẫn, sinh viên thực tập, học sinh học nghề, người thử việc trong những điều kiện nêu trên.

Thực hiện quán triệt nội dung trên. Công ty đã trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục do Bộ LĐTBXH ban hành và theo nội dung bản kế hoạch Bảo hộ lao động do Hội đồng bảo hộ lao động công ty xây dựng cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong năm 2003 công ty đã trích 1 phần kinh phí với số tiền là 220.000.000 VNĐ để mua các phương tiện bảo vệ cá nhân cấp phát cho người lao động, sau khi đã tham khảo ý kiến của Công đoàn, Hội đồng Bảo hộ lao động công ty đã quyết định thời hạn sử dụng cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội đồng bảo hộ lao động và công đoàn công ty tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng. Đối với các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động và người lao động cùng kiểm tra để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp phát.

NGHỀ NGHIỆP

Theo định kỳ hàng năm phòng y tế của công ty tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động theo tiêu chuẩn sức khoẻ và chế độ quy định, với mục đích là đánh giá đúng thực trạng sức khoẻ của người lao động, trên cơ sở để phân loại đúng, chính xác sức khoẻ người lao động (theo quy định được chia làm 5 loại). Đồng thời để phát hiện kịp thời bệnh thông thường và bệnh nghề nghiệp để điều trị kịp thời. Từ đó có cơ sở để bố trí công việc hợp lý cho người lao động và là cơ sở để người lao động được hưởng các chế độ, chíng sách đối với người mắc bệnh nghề nghiệp.

Ngoài ra công ty còn có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân lao động ngay tại chỗ làm việc hoặc trong giờ nghỉ giải lao. Bố trí thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh trạng thái căng thẳng mệt mỏi, đơn điệu trong công việc.

Với mục tiêu tạo ra môi trường trong sạch cho người lao động và qua đó tăng năng suất lao động cho công ty, thì việc thực hiện tốt phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với công ty. Phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” bao gồm các nội dung sau:

6. Hàng năm công ty tổ chức trồng cây xanh đầu năm, các đơn vị cử người trồng và chăm sóc cây, khi cây đủ đản bảo sống được thì các đơn vị bàn giao lại cho công ty.

7. Đầu tư, cải tạo, nâng cấp các công trình và đầu tư thay thế một số trang thiết bị cũ và hư hỏng nhiều.

8. Tổ chức làm công tác vệ sinh công nghiệp và phòng ngừa các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình sản xuất.

9. Cải tạo, sửa chữa các hệ thống thu lại dầu thừa trên các máy công cụ.

3.5. TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, HUẤN LUYỆN VỀ CÔNG TÁC BHLĐ

Việc tổ chức tuyên truyền, huấn luyện các quy định, biện pháp AT-VSLĐ có tác dụng rất lớn đối với việc bảo đảm AT-VSLĐ trong doanh nghiệp, trong sản xuất. Bởi vì nó trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết về AT-VSLĐ để họ có thể tự bảo vệ mình tránh khỏi tai nạn lao động, tránh khỏi

tác động xấu trong sản xuất, đồng thời có thể bảo vệ người khác tránh khỏi rủi ro nói chung. Nhưng trên thực tế hiện nay cho thấy công tác huấn luyện về AT-VSLĐ là chưa tốt vì 70% tai nạn lao động đều có nguyên nhân là do người sử dụng lao động hoặc người lao động vi phạm các quy định về AT- VSLĐ và 61,1% tai nạn lao động chết người thì cũng có nguyên nhân tương tự như trên.

Nhận thức được vấn đề này Hội đồng bảo hộ lao động kết hợp với công đoàn công ty xây dựng đề cương chi tiết về công tác tuyên truyền, huấn luyện về AT-VSLĐ và yêu cầu tất cả mọi người tham gia vào trong qúa trình đều phải được huấn luyện về AT-VSLĐ, cuối mỗi đợt tập huấn có tổ chức thi sát hạch và cấp thẻ an toàn với những người đạt yêu cầu.

Công tác tuyên truyền, huấn luyện được chia làm 2 loại:

Với công nhân mới: công tác huấn luyện được thực hiện một cách toàn diện, kỹ hơn và được huấn luyện theo 3 bước.

1/ Huấn luyện chung tại doanh nghiệp: chung về đối tượng, nội dung, các phương pháp cấp cứu người bị tai nạn điện, công tác phòng chống cháy nổ… Sau thời gian từ 1 đến 2 ngày có kiểm tra sát hạch, nếu đạt yêu cầu thì sang bước khác.

2/ Huấn luyện tại phân xưởng: chịu trách nhiệm là quản đốc phân xưởng và kỹ thuật phân xưởng. Nội dung huấn luyện theo nghề, thời gian huấn luyện từ 1 đến 2 ngày, sau khi huấn luyện cũng phải kiểm tra sát hạch, nếu đạt yêu cầu thì sang bước sau.

3/ Huấn luyện tại nơi làm việc: vừa làm vừa trực tiếp áp dụng những kiến thức, vừa huấn luyện vừa sản xuất. Người huấn luyện là an toàn vu sinh viên hoặc công nhân bậc cao. Thời gian theo dõi từ 3 đến 4 tuần xem người công nhân có thực hiện đúng theo nội dung đã huấn luyện không.

Với công nhân cũ được huấn luyện theo định kỳ, nội dung huấn luyện chủ yếu là nhắc lại kiến thức đã được huấn luyện và bố sung những vấn đề AT-VSLĐ mới, chế độ chính sách mới.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI (Trang 33 - 38)