Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm,

Một phần của tài liệu Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 99)

3.1. Sự cần thiết, định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thẩm, tái thẩm

Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước, thông qua đó Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi hợp pháp của công dân. Để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do BLTTHS quy định. Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả các nước tiên tiến trên thế giới, hoạt động TTHS không tránh khỏi những thiết sót, sai lầm và vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Như đã phân tích ở phần “Mở đầu” thì trong những năm qua công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Thực tiễn cho thấy, số lượng các vụ án mà Tòa án thụ lý, xét xử ngày càng nhiều, nhưng số các vụ án bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ngày càng giảm và chiếm một tỷ lệ rất thấp. Một trong những nguyên nhân của hạn chế này là do quy định của pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa đầy đủ, rõ ràng, một số quy định không còn phù hợp với định hướng cải cách tư pháp. Vì thế, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc khắc phục, sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có HLPL.

Mặt khác, một trong những yêu cầu của cải cách trong TTHS là phải đáp ứng được mục tiêu của công cuộc cải cách tư pháp mà tại Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02-06-2005 Bộ Chính trị đã xác định là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao...” [4]. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng xác định:

“Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về thủ tục tố tụng tư pháp...” [14, tr.250].

Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương cải cách mạnh mẽ về kinh tế, thủ tục hành chính, đặc biệt là cải cách về tư pháp, coi đây là yếu tố quan trọng của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Vì thế, việc sửa đổi các quy định của BLTTHS nói chung và quy định về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)