2.1.1.1. Tính chất của giám đốc thẩm
Theo quy định tại Điều 20 BLTTHS thì ở nước ta Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử: Tòa án cấp sơ thẩm có nhiệm vụ xét xử lần đầu vụ án và Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Còn thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà là thủ tục tố tụng đặc biệt, có nhiệm vụ xét lại bản án hoặc quyết định đã có HLPL.
Theo quy định tại Điều 272 BLTTHS thì “Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có HLPL, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án” [48].
Như vậy, cơ sở pháp lý để phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền, còn căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 273 BLTTHS. Tuy nhiên, không phải cứ phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có HLPL là kháng nghị giám đốc thẩm, mà phải là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về nội dung hoặc vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, của Nhà nước, tập thể và công dân, mới là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm.
2.1.1.2. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm [48]
có tính nguyên tắc do luật TTHS quy định, buộc người có thẩm quyền kháng nghị phải tuân theo khi ra quyết định kháng nghị một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án [41, tr.319].
Điều 273 BLTTHS quy định các căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm. Tuy nhiên, nội dung các căn cứ này còn rất chung chung, trừu tượng, nhưng đến nay vẫn chưa có giải thích, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Sau đây, chúng tôi xin phân tích một số vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm:
Căn cứ thứ nhất: Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ
Trong nghiên cứu khoa học, có tác giả đã phân biệt hai khái niệm “phiếm diện” và “đầy đủ”, xác định việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa “phiếm diện là khi không xác định hết những vấn đề cần phải xác định trong vụ án; không đầy đủ là không thu thập, kiểm tra, đánh giá hết các chứng cứ cần và đủ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” [30, tr.68]. Chúng tôi cho rằng quan điểm này tuy có yếu tố hợp lý, nhưng quá chung chung và khó áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Theo chúng tôi thì việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện là việc điều tra xét hỏi không khách quan, không xét hỏi đầy đủ các mặt, các tình tiết của vụ án, mà chỉ thiên về một hướng, như chỉ chú ý đến các chứng cứ buộc tội, các tình tiết tăng nặng hoặc chứng cứ gỡ tội và các tình tiết giảm nhẹ. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp Hội đồng xét xử xét hỏi tại phiên tòa rất sơ sài, chỉ chú đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thậm chí các tình tiết đó không phải là tình tiết giảm nhẹ nhưng vẫn áp dụng là tình tiết giảm nhẹ, nhưng lại không xem xét đến các tình tiết tăng nặng, dẫn đến việc giảm hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo không đúng pháp luật.
tội “Giết người”. Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đã quá nhấn mạnh các tình tiết về nhân thân, độ tuổi, thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải của bị cáo và áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm o (tự thú) khoản 1 Điều 46 BLHS không đúng, nhưng lại không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm e (cố tình thực hiện tội phạm đến cùng) khoản 1 Điều 48 BLHS là thiếu sót; từ đó, Tòa án cấp phúc thẩm giảm hình phạt cho Hùng xuống tù chung thân, là không đúng pháp luật (Quyết định giám đốc thẩm số 08/2008/HS-GĐT ngày 16-5-2008 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC) [53].
Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa không đầy đủ thể hiện ở việc thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa không làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm, thiếu những tình tiết, những chứng cứ mà theo quy định của BLTTHS phải được xem xét tại phiên tòa để có căn cứ xác định trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Ngoài ra, việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa không đầy đủ còn biểu hiện ở việc không triệu tập đầy đủ người tham gia tố tụng, như người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự...; khi xét xử không xét hỏi, bỏ sót tình tiết về từng sự việc có liên quan đến vụ án; không tiến hành đối chất tại phiên tòa khi lời khai của những người tham gia tố tụng về cùng một vấn đề có nội dung mâu thuẫn với nhau. Khi nghiên cứu về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, có ý kiến cho rằng, quy định tại khoản 1 Điều 273 BLTTHS là chưa chính xác, mà cần quy định là “Việc điều tra, xét hỏi phiến diện hoặc không đầy đủ”, thì sẽ bao gồm cả giai đoạn điều tra, truy tố [Dẫn theo 35, tr.16]. Chúng tôi không đồng ý với quan điểm này, vì nếu việc điều tra, xét hỏi trong giai đoạn điều tra, truy tố phiến diện hoặc không đầy đủ, nhưng các tình tiết đó đã được làm rõ tại phiên tòa và đã khắc phục được thiếu sót trong giai đoạn điều tra, truy tố thì không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm; tuy nhiên, nếu tại phiên tòa không làm rõ,
không khắc phục được những thiếu sót đó mà Tòa án vẫn ra bản án trái pháp luật thì thuộc căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm “Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án” quy định tại khoản 2 Điều 273 BLTTHS. Trường hợp Cơ quan điều tra, VKS có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì thuộc căn cứ kháng nghị “Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử” quy định tại khoản 3 Điều 273 BLTTHS.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Khánh thì cần bỏ căn cứ kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 273 BLTTHS để tăng cường tính chất đặc biệt của giám đốc thẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm xét xử của Tòa án [24, tr.23]; tác giả Phan Thị Thanh Mai cũng cho rằng không nên quy định “việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiếm diện hoặc không đầy đủ” là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm [30, tr.152]. Chúng tôi nhất trí với các quan điểm này, vì căn cứ kháng nghị này có quan hệ mật thiết với căn cứ kháng nghị quy định tại khoản 2 Điều 273 BLTTHS. Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu điều tra, xét hỏi tại phiên tòa bị phiến diện hoặc không đầy đủ thì sẽ dẫn đến việc “Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án”
và làm cho việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật.
Căn cứ thứ hai: Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án
Tình tiết khách quan của vụ án là những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ và không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, còn những tình tiết nào đã bị con người tác động làm cho nó thay đổi theo nhận thức chủ quan của con người thì không còn là tình tiết khách quan của vụ án nữa. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm hoặc được thông báo tin về dấu hiệu của tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh đầy đủ các tình tiết khách quan của vụ án. Trong thực tiễn xét
xử, một số trường hợp Hội đồng xét xử đã có những nhận định, đánh giá, kết luận trong bản án mang tính chủ quan, không phù hợp với chứng cứ khách quan đã thu thập được trong hồ sơ vụ án và đã được xem xét, làm rõ tại phiên tòa, dẫn đến sai lầm nghiêm trọng và phải kháng nghị giám đốc thẩm.
“Đối với các quyết định không phải của Tòa án, nhưng đã được Tòa án trích dẫn để chứng minh cho kết luận của Tòa án thì phải coi đó là kết luận của Tòa án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án” [35, tr.16]. Ví dụ, tài sản bị chiếm đoạt chỉ có giá trị 1.000.000 đồng, nhưng kết quả định giá tài sản lại xác định là 3.000.000 đồng; Tòa án không kiểm tra nên đã căn cứ vào kết quả định giá này để kết luận bị cáo chiếm đoạt 3.000.000 và kết án đối với bị cáo, mà lẽ ra hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị 1.000.000 đồng không cấu thành tội phạm.
Khi nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Nguyễn Văn Trượng cho rằng nên bỏ căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 273 BLTTHS, vì nội dung căn cứ này không rõ ràng và có phần trùng với căn cứ kháng nghị tái thẩm, cũng như trùng với các căn cứ kháng nghị quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 273 BLTTHS [71, tr.5]. Quan điểm này tuy có yếu tố hợp lý nhất định, nhưng chúng tôi không nhất trí với quan điểm này và đề xuất sửa đổi cụ thể về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm tại mục 3.2.
Căn cứ thứ ba: Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử
Trước hết cần làm rõ thế nào là “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” là căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm. Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để phân biệt giữa vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng với vi phạm thủ tục tố tụng chưa tới mức nghiêm trọng.
Tham khảo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA ngày 27-8-2010 của VKSNDTC, TANDTC, Bộ
Công an hướng dẫn trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1 Điều 179 BLTTHS thì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định bắt buộc của BLTTHS, nên đã xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Qua thực tiễn công tác giám đốc thẩm, chúng tôi thấy các trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng rất đa dạng, có thể xảy ra ở cả giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử hoặc chỉ xảy ở một trong những giai đoạn tố tụng nói trên; cụ thể:
Thứ nhất, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra như: khởi tố vụ án hình sự theo các tội danh quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS, nhưng không có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 117 BLTTHS; áp dụng, thay đổi các biện pháp ngăn chặn của cơ quan điều tra không được VKS phê chuẩn; việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra không đúng thành phần, trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS.
Không trưng cầu giám định cơ quan chuyên môn để xác định: nguyên nhân chết người, cơ chế gây thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe; tình trạng tâm thần của bị can, người bị hại, người làm chứng trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực chịu trách nhiệm hình sự của bị can hoặc khả năng nhận thức, khai báo đúng đắn của người bị hại, người làm chứng về các tình tiết của vụ án; tuổi của bị can, người bị hại hoặc chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả (vi phạm khoản 3 Điều 155 BLTTHS); việc giám định lại không do giám định viên khác tiến hành (vi phạm khoản 2 Điều 159 BLTTHS).
khoản 2 Điều 57 BLTTHS, nhưng cơ quan điều tra không yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử luật sư bào chữa cho bị can là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (trừ trường hợp bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã mời người bào chữa hoặc đều từ chối người bào chữa). Theo Công văn số 45/C16 (P6) ngày 26-01-2007 của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an và Công văn số 26/KHXX ngày 28-02-2007 của TANDTC thì trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, nếu cơ quan điều tra không thực hiện thì các biên bản hỏi cung sẽ không có giá trị pháp luật. Ngoài ra, nếu có căn cứ xác định trong quá trình điều tra Điều tra viên có hành vi bức cung, dùng nhục hình đối với bị can; lời khai của những người tham gia tố tụng về cùng một vấn đề có mâu thuẫn nhưng không tiến hành đối chất... là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Thứ hai, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn truy tố thông thường sẽ được khắc phục ở giai đoạn xét xử, nhưng có thể có những vi phạm nghiêm trọng trong giai đoạn truy tố mà Tòa án không phát hiện ra, sau khi bản án có HLPL mới phát hiện được như: truy tố sai thẩm quyền hoặc truy tố người không thực hiện hành vi phạm tội, người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Đặc biệt, có trường hợp người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù (có Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước tha tù trước thời hạn đối với phạm nhân), nhưng VKS vẫn truy tố họ một lần nữa, là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Ví dụ: vụ án Huỳnh Văn Phước bị kết án về tội “Nhận hối lộ” tại thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định giám đốc thẩm số 26/2007/HS-GĐT ngày 01-10-2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC) [53].
Thứ ba, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ở giai đoạn xét xử cũng rất đa dạng như: xét xử sai thẩm quyền, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm không đúng quy định của BLTTHS, xét xử vắng mặt bị cáo nhưng
không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 187 BLTTHS, hoặc xét xử không liên tục vi phạm khoản 2 Điều 184 BLTTHS.
Vi phạm quy định về giới hạn xét xử theo Điều 196 BLTTHS như xét xử về một tội danh khác nặng hơn tội mà VKS đã truy tố hoặc không xét xử về tội mà VKS đã truy tố, mà lại tách hành vi phạm tội của bị cáo để điều tra lại. Ví dụ: Phạm Xuân Mộc bị truy tố về hành vi mua bán trái phép 02 bánh Hêrôin, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại tách hành vi mua bán trái phép chất ma túy của Mộc để tiếp tục điều tra (thực chất là để điều tra lại), là vi phạm nghiêm trọng quy định về giới hạn xét xử; Tòa án cấp phúc thẩm hủy quyết định nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung… cũng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (Quyết định giám đốc thẩm số 27/2007/HS- GĐT ngày 01-10-2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC) [53].
Đối với vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, thì tại khoản 2 Điều 105 BLTTHS quy định: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút