Hóa học bức xạ là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về những thay đổi hóa học, hóa lý gây ra khi bức xạ ion hóa lên vật chất. Về lịch sử phát triển có thể xem điểm xuất phát từ khi khám phá ra tia X (W.C Rơn gen) và chất phóng xạ (A. HBecqured) vào những năm 1930, với sự phát triển của máy phát tia X công suất cao ứng dụng cho mục đích y tế và công nghiệp đã tạo ra một loạt nguồn bức xạ mới khá phù hợp để tiến hành một loạt các thí nghiệm hóa học so với nguồn radium trước đây. Sự tiện lợi của máy phát tia X công suất cao là không những có cường độ cao, độ đâm xuyên lớn mà còn đồng đều hơn so với bức xạ hỗn hợp từ muối radium và sản phẩm phân hạch của chúng.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các lò phản ứng hạt nhân sản xuất một lượng đủ lớn các đồng vị Co-60, Cs-137 có thể ứng dụng trong chiếu xạ công nghiệp.
Khoảng từ năm 1985, hàng loạt các ứng dụng công nghiệp của quá trình bức xạ bắt đầu phát triển như: khử trùng bức xạ, biến tính khâu mạch bức xạ vật liệu polyme [2] .
Công nghệ bức xạ là sử dụng bức xạ làm nguồn năng lượng chính trong quá trình công nghiệp, CNBX hiện tại chủ yếu sử dụng nguồn bức xạ Co60 và dòng điện tử gia tốc. Ở nước ta ngoài nguồn chiếu xạ Co60 ở Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt đưa vào hoạt động từ năm 1980 đến nay đã có thêm hai nguồn chiếu xạ Co60
công nghiệp đó là trung tâm chiếu xạ Hà Nội và trung tâm chiếu xạ Tp.HCM và một số công ty khác như Sơn Sơn, An Phú.. .