Giải pháp thứ nhất.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất thuốc lá tại Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thanh Hoá – Thực trạng và giải pháp (Trang 39)

- Nhân viên thống kê tại các phân xưởng: thực hiện ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các phân xưởng.

4.3.1.Giải pháp thứ nhất.

VIÊN THUỐC LÁ THANH HOÁ

4.3.1.Giải pháp thứ nhất.

Để hoàn thiện công tác tập hợp CPSX ở PX sản xuất phụ thì Công ty nên thực hiện hạch toán riêng cho PX sản xuất phụ.

PX phụ là PX có nhiệm vụ cung cấp hơi cho 3 PX sản xuất chính. Ngoài ra PX này còn tổ chức sản xuất cây đầu lọc và in nhãn bao thuốc lá các loại.

Qui trình sản xuất ở PX phụ như sau:

+ Qui trình sản xuất và cung cấp hơi cho các PX sản xuất chính: Công ty cấp than cho PX phụ để làm nhiên liệu đốt lò đun nước làm nước nóng bốc hơi cho sản phẩm là hơi. Hơi được cung cấp cho các PX chính thông qua hệ thống ống dẫn.

+ Qui trình SX và cung cấp nhãn bao thuốc lá, cây đầu lọc trong nội bộ Công ty: Công ty xuất kho giấy, mực in cho tổ in nhãn bao thuộc PX phụ để thực hiện SX ra sản phẩm là nhãn bao thuốc lá các loại cung cấp cho các PX sản xuất chính để thực hiện sản xuất bao thuốc lá thành phẩm.

Công ty xuất kho sợi axêtát, giấy cuốn đầu lọc cho tổ đầu lọc thuộc PX phụ để thực hiện SX ra sản phẩm đầu lọc cung cấp cho PX Bao mềm và PX Bao cứng.

Lý do mà em đưa ra giải pháp này:

Hiện nay Công ty đang thực hiện kế toán tập hợp chi phí SXC trên TK 6274 “ Chi phí sản xuất tại phân xưởng phụ”. Tài khoản này bao gồm toàn bộ CPSX chi ra phục vụ cho việc SX ở PX phụ. Số chi phí này bao gồm : CPNVL, CPNC, các chi phí quản lý PX,…Cuối tháng thực hiện kết chuyển thẳng toàn bộ số phát sinh trên TK 6274 sang bên nợ của TK 154 để thực hiện công tác tính giá thành sản phẩm. Việc tập hợp CPSXC như thế này về tổng số thì không có sự thay đổi nhưng lại không phản ánh đúng đối tượng chịu chi phí, không cho biết chi phí thực tế mà mỗi PXSX chính sử dụng. Như vậy sẽ không có lợi cho công tác quản trị của DN.

Hay nói cách khác là hiện tại Công ty không tính giá thành sản phẩm của PX phụ cung cấp nội bộ Công ty. Toàn bộ chi phí phát sinh ở PX phụ đều được hạch toán vào TK 6274 mà không thực hiện phân bổ chi phí này cho các PX chính. Do vậy làm đội chi phí SXC của toàn công ty, làm cho các nhà quản trị khó có thể tìm ra giải pháp tối ưu để làm giảm khoản CPSXC.

Nội dung của giải pháp này là:

+ Khi xuất than, giấy, mực in, vật liệu để phục vụ sản xuất hơi, cây đầu lọc cho PX phụ thì kế toán ghi sổ theo định khoản sau:

Nợ TK 6274( Chi tiết từng tổ) Có TK 111, 112, 331, 141 Có TK 152 ( chi tiết)

Cuối tháng tính tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân SX ở PX phụ theo từng tổ sản xuất, sau đó hạch toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 6274( chi tiết cho từng tổ SX) Có TK 334, 338

Ta nhận thấy rằng tất cả các khoản như: Tiền lương của nhân viên PX phụ, các chi phí vật liệu, chi phí khác cho việc quản lý PX phụ đều được hạch toán vào TK 627 “chi phí SXC”, chi tiết TK 6274.

Do vậy ta có thể xem nhãn bao, hơi, cây đầu lọc như là các loại vật liệu khác, do đó hợp lý nhất là hạch toán chi phí về hơi vào khoản mục CPNVLTT. Để thực hiện được việc đưa chi phí sử dụng hơi vào chi phí NVLTT ở từng PX thì phải thực hiện tính giá thành sản phẩm của PX phụ.

Ví dụ minh hoạ:

Trong tháng 11 năm 2008 có các số liệu sau:

- Chi phí về than cung cấp cho việc chế tạo hơi là: 72.884.147 đồng - Chi phí nhân công đốt lò: 8.255.000 đ

- Các khoản trích theo lương của công nhân đốt lò là: 1.568.450 đ

Trong tháng PX phụ sản xuất được 210 050 m3 hơi và cung cấp cho các PX như sau: PX Lá sợi: 75 000 m3

PX Bao mềm: 88 550 m3 PX Bao cứng: 46 500 m3

- Chi phí về giấy, mực in cung cấp cho PX phụ để thực hiện sản xuất nhãn bao thuốc lá là: 48.426.989 đ

- Chi phí tiền lương cho công nhân thực hiện công việc sản xuất nhãn bao thuốc lá là: 5.423.200 đ

- Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất nhãn bao: 252.106 đ - Chi phí về NVL xuất dùng cho sản xuất cây đầu lọc: 45.200.300 đ

- Chi phí nhân công tổ sản xuất cây đầu lọc: 4.213.500 đ

- Chi phí về khoản trích theo lương của tổ SX cây đầu lọc: 420.565 đ

- Chi phí lương, các khoản trích theo lương của nhân viên PX phụ là: 6.200.316 đ

- Các chi phí khác phát sinh ở PX phụ: 13.514.099 đ

Số lượng nhãn bao thuốc sản xuất được trong tháng là: 6 525 482 cái Số nhãn bao thuốc này được cung cấp cho các PX như sau:

PX Bao mềm: 4 956 980 cái PX Bao cứng: 1 568 502 cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng cây đầu lọc sản xuất được trong tháng: 7 912 568 cây Số lượng cây đầu lọc được cung cấp cho các PX như sau:

PX Bao mềm: 5 436 802 cây PX Bao cứng: 1 475 766 cây

Hiện nay Công ty đang tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất đã phát sinh trên đây vào TK 6274 “ CPSX tại PX phụ”.

Ý kiến của em là dựa tên số liệu đã có được, chúng ta chỉ cần thực hiện công tác tính toán, phân bổ CPSXC của PX phụ cho các sản phẩm sản xuất được là sẽ tính ngay được giá thành đơn vị của các sản phẩm ở PX phụ.

Phân bổ chi phí SXC của PX phụ theo chi phí nguyên vật liệu. Công thức: ∑CPSXC cần phân bổ

CPSXC phân bổ cho đối tượng i = × CPNVL của i

∑CPNVL

Với Tổng CP NVL ở PX phụ = CP về than cung cấp chế tạo hơi + CP về giấy, mực in để SX nhãn bao + CP NVL sản xuất cây đầu lọc

∑CPNVL ở PX phụ = 72.884.147 + 48.426.989 + 45.200.300 = 166.511.436 đ. Tổng CPSXC ở PX phụ = CP lương và các khoản trích theo lương của nhân viên PX phụ + Các khoản chi phí khác phát sinh ở PX phụ

∑CPSXC ở PX phụ = 6.200.316 + 13.514.099 = 19.714.415 đ Chi phí chung ở PX phụ phân bổ cho các tổ sản xuất:

Tổ hơi = 72.884.147 436 . 511 . 166 415 . 714 . 19 × = 8.629.247,1 đ Tổ in bao = 48.425.989 436 . 511 . 166 415 . 714 . 19 × = 5.733.598,7 đ Tổ cây đầu lọc = 45.200.300 436 . 511 . 166 415 . 714 . 19 × = 5.351.569,2 đ Sau đó ta đi lập bảng tổng hợp CPSX của các tổ SX.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất thuốc lá tại Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thanh Hoá – Thực trạng và giải pháp (Trang 39)