Tình hình sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương mại Đại Phát (Trang 31)

Bộ phận dự kiến sẽ tổ chức

3.4.1.2Tình hình sử dụng vốn cố định

Vốn cố định được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tùy theo đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp mà trang bị cho các bộ phận kinh doanh là khác nhau. Ta hãy nghiên cứu tình hình sử dụng vốn cố định thông qua tài sản cố định của công ty để thấy được những nguyên nhân tác động tích cực hay tiêu cực đến tài sản cố định của công ty.

Bảng 3: Cơ cấu tài sản cố định của công ty

ĐVT: nghìn đồng So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền TL % Số tiền TL % 1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.982.556 3.117.258 3.786.239 1.134.702 57 668.981 21 2 Máy móc thiết bị 1.856.230 3.947.737 9.030.537 2.091.507 113 5.082.800 129 3 CCDC quản lý 94.263 162.580 256.136 68.317 72 93.556 58 Cộng 3.933.049 7.227.575 13.072.912 3.294.526 84 5.845.337 81

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Tài sản cố định của công ty, đây là khoản mục chiếm đáng kể trong tổng vốn cố định, nhưng so với tổng vốn cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và có sự biến động qua các năm, bởi vì vốn cố định của công ty chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn, bên cạnh đó công ty cũng ít mua sắm mới tài sản cố định có giá trị lớn.

Nhìn chung tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng lên, năm 2008 tăng 3.294.526 nghìn đồng với tốc độ tăng là 84%, và năm 2009 tài sản cố định tăng là 5.845.337 nghìn đồng với tốc độ tăng là 81%. Trong năm các tài sản như nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ quản lý đều tăng lên. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đến việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Trên thực tế tài sản cố định tăng được đánh giá là tích cực, cho thấy công ty có chú ý nâng cấp, thay thế nhằm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định và tạo được tâm lý an tâm sản xuất cho cán bộ công nhân viên. Thế nhưng, tài sản cố định tăng cũng chưa chắc tốt, và giảm xuống cũng không hẳn là xấu. Do đó cần phải xem xét sự tăng lên này có được sử dụng đúng mục đích hay không, những tài sản được cắt giảm là những tài sản làm tiêu tốn nhiều chi phí hay khả năng phục vụ kém chăng? Những thắc mắc này sẽ được làm rõ trong phần phân tích về tình hình tài sản cố định và ở đó mức độ phục vụ của tài sản cố định hiện tại như thế nào cũng sẽ được phản ánh.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương mại Đại Phát (Trang 31)