Đánh giá tình hình khả năng thanh toán và sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Đại Phát

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương mại Đại Phát (Trang 28)

Bộ phận dự kiến sẽ tổ chức

3.4.1.1Đánh giá tình hình khả năng thanh toán và sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Đại Phát

3.4.1 Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại Đại Phát Thương mại Đại Phát

3.4.1.1 Đánh giá tình hình khả năng thanh toán và sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Đại Phát công ty TNHH Thương mại Đại Phát

Trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để có thể thích ứng với tình hình hiện nay. Đi đôi với việc mở rộng phạm vi kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú hơn thì nguồn vốn của công ty cũng ngày càng thay đổi về số lượng và cơ cấu để đáp ứng với nhu cầu kinh doanh.

Để có thể đánh giá khả năng tự chủ tài chính của công ty trước hết ta phải nghiên cứu vốn để thấy được sự phân bố tài sản trong doanh nghiệp, tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản đã hợp lý chưa. Đồng thời khi xem xét nguồn hình thành vốn chúng ta sẽ biết được khoản nào được tích lũy từ hoạt động kinh doanh, khoản nào là do vay nợ. Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty và có thể đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta đi phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của công ty. Dựa vào các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rút ra các số liệu phân tích. Việc nghiên cứu kết cấu vốn và nguồn hình thành có thể đưa ra các biện pháp nhằm sử dụng vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả

Bảng 2: Kết cấu và nguồn vốn công ty

ĐVT: nghìn đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08

Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TL % Số tiền TL % 1 Tổng VKD 13.562.238 100 22.586.172 100 31.885.152 100 9.023.934 67 9.298.980 41 2 VCĐ 3.933.049 29 7.227.575 32 13.072.912 41 3.294.526 84 5.845.337 81 3 VLĐ 9.629.189 71 15.358.597 68 18.812.240 59 5.729.408 60 3.453.643 22 4 Tổng NV 13.562.238 100 22.586.172 100 31.885.152 100 9.023.934 67 9.298.980 41 5 Nợ phải trả 5.018.028 37 10.163.777 45 18.174.537 57 5.145.749 103 8.010.760 79 6 Nợ ngắn hạn 4.475.538 33 9.034.469 40 14.986.022 47 4.558.931 102 5.951.553 66 7 Nợ dài hạn 542.490 4 1.129.308 5 3.188.515 10 586.818 108 2.059.207 182 8 Vốn chủ sở hữu 8.544.210 63 12.422.395 55 13.710.615 43 3.878.185 45 1.288.220 10

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Qua bảng phân tích số liệu ta thấy vốn kinh doanh của công ty có xu hướng ngày càng tăng từ năm 2007 – 2009 cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Vốn kinh doanh của công ty năm 2008 tăng 9.023.934 nghìn đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 67% và năm 2009 tăng 9.298.980 nghìn đồng so với năm 2008 với tốc độ tăng là 41% điều này cho thấy lượng vốn tăng lên rất nhiều so với ban đầu.

Trong tổng vốn kinh doanh của công ty thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn cố định. Điều này hoàn toàn phù với một doanh nghiệp thương mại luôn cần nhiều vốn để quay vòng kinh doanh. Cụ thể : lượng vốn lưu động tăng cao qua các năm, cụ thể năm 2008 tăng 5.729.408 nghìn đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 60% và năm 2009 tăng 3.453.643 nghìn đồng với tốc độ tăng là 22% so với năm 2008. Điều này hoàn toàn hợp lý vì vốn lưu động tăng lên giúp công ty có khả năng quay vòng vốn nhanh hơn để mở rộng kinh doanh. Lượng vốn lưu động tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh là tương đối lớn làm tăng quy mô và phạm vi hoạt động của công ty, tuy nhiên trong những năm gần đây lượng vốn lưu động lại đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng vốn kinh doanh, công ty cần xem xét để phân bổ lại vốn kinh doanh sao cho có đủ lượng vốn lưu động để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được lâu dài, với số vốn như vậy công ty đã đề ra kế hoạch quản lý tài chính sao cho phù hợp, tránh được hao hụt thất thoát vốn. Kế hoạch tài chính cần dựa trên cơ sở kế hoạch luân chuyển hàng hóa, dự trữ và tiêu thụ. Trên cơ sở này thì công ty sẽ xác định được doanh số, chi phí, lợi tức.

Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu ngày càng giảm và tỷ trọng vốn vay ngày càng tăng. Cụ thể: vốn chủ sở hữu năm 2007 chiếm 63%, năm 2008 chiếm 55%, nhưng sang năm 2009 vốn chủ sở hữu giảm xuống chỉ còn 43%, đồng thời nguồn vốn vay lại có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy năm 2009 công ty chưa tự chủ được trong hoạt động tài chính mà còn phụ thuộc vào nhiều nguồn tài trợ khác so với 2 năm trước đó

Để thấy rõ sự biến động trên ta đi sâu xem xét chi tiết các khoản mục trong vốn lưu động và vốn cố định.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương mại Đại Phát (Trang 28)