Quá trình hiện thực hóa APSC dƣới góc nhìn của Chủ nghĩa kiến tạo

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (Trang 78)

Lý thuyết Chủ nghĩa Kiến tạo còn khá mới mẻ, nhưng được đưa ra hứa hẹn sẽ góp phần luận giải các vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế, trong đó bao gồm lĩnh vực hợp tác chính trị - an ninh, hợp tác khu vực. Đối với việc lý giải về hợp tác

72

khu vực Đông Nam Á, Chủ nghĩa Kiến tạo được xem là đã góp phần bổ sung cho các học thuyết trước đó như Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do trong cách lý giải hoàn thiện hơn về việc xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung và trụ cột APSC nói riêng vào năm 2015.

2.3.1. Ưu điểm

Tính chất của cộng đồng APSC và cách tiếp cận, nhận thức Cộng đồng Chính trị - An ninh theo giai đoạn phát triển

Dựa trên lô-gíc cộng đồng, học giả Karl Deutsch và các cộng sự của ông đã đưa ra khái niệm Cộng đồng An ninh trong một công trình nghiên cứu về “Cộng đồng chính trị và khu vực Bắc Đại Tây Dương”. Theo đó, Cộng đồng An ninh là một nhóm các nước “đã hội nhập” với nhau bằng thể chế chính thức hay phi chính thức, đủ mạnh, có sức lan tỏa để đảm bảo sự thay đổi một cách hòa bình và phát triển bền vững giữa các nước thành viên [58, tr.97-98; 63, tr.5-6]. Cách tiếp cận của Deutsch nhấn mạnh đến nhận thức chung và tính cộng đồng chứ không đặt điều kiện cần thiết cho quá trình hội nhập vào việc hình thành một trung tâm quyền lực84. Cộng đồng An ninh tồn tại khi một nhóm các quốc gia có chủ quyền đã tạo dựng được ý thức cộng đồng hay một bản sắc tập thể, và giải quyết các bất đồng bằng phương pháp hòa bình.

Amitav Acharya85 đã phát triển khái niệm trên và cho rằng Cộng đồng Chính trị-An ninh đa nguyên86, động cơ hợp tác không phải là lợi ích về mặt quyền lực chính trị hay kinh tế, mà chính là bản sắc được chia sẻ, là “cảm nhận về chúng ta – We feeling”. Và Cộng đồng Chính trị - An ninh đa nguyên là “một khu vực bao gồm các nước có chủ quyền mà người dân của những nước đó duy trì những kỳ vọng có căn cứ về một sự thay đổi hòa bình” [46, tr.17]. Một cộng đồng như vậy sẽ

84

W. Deutsch (1953), Nationalism and Social Communication; An Enquiry into the Foundations of

Nationality, The Technology Press of the Massachussets Institute of Techonoly, New York.

85

Amitav Acharya (1962 - ), học giả người In-đô-nê-xi-a, nổi tiếng nghiên cứu về chính trị - an ninh.

86

Theo học giả Deutch, Cộng đồng an ninh được chia thành hai loại cơ bản theo sự phân chia của Karl Deutch và các đồng sự: Cộng đồng an ninh hợp nhất (Amalgamated) và Cộng đồng an ninh đa nguyên

(Pluralistic). Cộng đồng an ninh hợp nhất là loại cộng đồng được thiết lập trên cơ sở hợp nhất chính thức

giữa hai hay nhiều thực thể tồn tại một cách độc lập trước đó thành một cộng đồng lớn hơn dưới hình thức nhà nước Liên bang. Điển hình là mô hình của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Cộng đồng an ninh đa nguyên hay liên kết được thiết lập trên cơ sở liên kết giữa các quốc gia có chủ quyền, trong đó các thành viên vẫn duy trì sự độc lập về luật pháp của các chính phủ riêng rẽ.

73

không những không xảy ra chiến tranh giữa các nước thành viên, mà còn không có sự chuẩn bị nào cho chiến tranh. Điều đó đồng nghĩa với việc Cộng đồng APSC tồn tại khi một nhóm quốc gia có chủ quyền đã tạo dựng được ý thức cộng đồng hay một bản sắc tập thể, nghĩa là họ giải quyết bất đồng mà không sử dụng vũ lực. Cách tiếp cận này đang được các nhà hoạch định chính sách cũng như giới học giả ASEAN xem xét, thảo luận, đồng thời đã và đang trở thành một trong những nền tảng lý thuyết cơ bản cho việc xây dựng Cộng đồng APSC.

Các học giả thuộc trường phái kiến tạo những năm gần đây đã không ngừng bổ sung thêm cho quan điểm của Karl Deutsch và đã đưa ra mô hình ba giai đoạn phát triển của Cộng đồng Chính trị - An ninh, cụ thể:

+ Giai đoạn khởi đầu hay bắt đầu hình thành (nascent phase): tiến triển về hình thức và xây dựng một tình cảm khoan dung (tolerance). Thông thường hai hay nhiều nước có mối quan hệ khá gần gũi về mặt địa lý và văn hóa, có nhiều điểm tương đồng về lợi ích thường có nguyện vọng hợp tác với nhau để đối phó với các hiểm họa chung như thiên tai, dịch bệnh, xung đột sắc tộc tôn giáo, buôn lậu qua biên giới v.v. Thông qua hợp tác, các quốc gia này nuôi dưỡng và bước đầu tạo dựng nên các hình thức hợp tác và chia sẻ bản sắc chung.

+ Giai đoạn phát triển (ascendant) được đánh dấu không chỉ bằng sự thiết lập hàng loạt các cơ chế hợp tác mới trong lĩnh vực chính trị, an ninh, mà còn là sự phối hợp ngày càng nhịp nhàng vì mục tiêu hòa bình và hợp tác của các cơ chế đó. Chính vì vậy, lòng tin giữa các nước thành viên về triển vọng hòa bình lâu dài được nâng cao, từ đó làm tăng bản sắc tập thể của cộng đồng trong giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Từ giai đoạn này, các quốc gia trở nên minh bạch trong chi tiêu quốc phòng và có sự hợp tác khá chặt chẽ, chia sẻ những thông tin tình báo.

+ Giai đoạn trưởng thành (mature) được đánh dấu bằng độ tin cậy, tín nhiệm

(trust) lẫn nhau giữa các nước thành viên lên cao tới mức là giữa họ đã định hình một bản sắc tập thể, cách ứng xử chung trong giải quyết các vấn đề an ninh của nội khối và thích ứng với thay đổi từ bên ngoài. Từ giai đoạn này, các cơ chế hợp tác đã được thể chế hóa và phát triển thành bản sắc cộng đồng. Tuy nhiên, cũng sẽ có sự phân chia mức độ “lỏng”, “chặt” trong liên kết. Ở mức độ thấp hơn thường được gọi là “cộng đồng liên kết lỏng”, trong đó các thể chế hợp tác đa phương không ngừng được củng cố, không có một hoạt động nào làm tổn thương đến lòng tin của các nước thành viên. Còn “cộng đồng liên kết chặt” là mức độ phát triển cao hơn,

74

trong đó có liên kết cả về quân sự, việc hoạch định một số chính sách đối ngoại chung, nhất là trong việc phối hợp chống lại nguy cơ bất ổn bên trong và bên ngoài. Ở hình thức liên kết này đòi hỏi các nước phải có sự chuyển hóa lớn trong đời sống chính trị để có thể tham gia cộng đồng một cách thiết thực và có hiệu quả.

Đối chiếu với kinh nghiệm của ASEAN, ngay từ lúc ra đời, tuy không tuyên bố một cách chính thức, nhưng hợp tác chính trị - an ninh đã trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của tổ chức này. Hơn nữa, trong bốn mươi lăm năm tồn tại và phát triển, giữa các nước ASEAN tuy còn có một số xung đột nhỏ, nhưng không xảy ra các cuộc chiến tranh. Hiệp hội đã sử dụng những ngôn từ mềm dẻo mang tính xã hội và cộng đồng, phản ánh truyền thống ứng xử văn hóa của các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, dù chưa có sự đồng đều giữa các nước thành viên, các nước ASEAN cũng đã có sự thỏa thuận khá rộng rãi về thông tin-viễn thông, trao đổi tin tức tình báo và hợp tác an ninh quốc phòng, v.v. Đúng như học giả Amitav Acharya đã nhận xét: “nét khác biệt của một cộng đồng an ninh là khả năng xử lý xung đột trong khu vực một cách hòa bình chứ không phải là không có xung đột”, và “mặc dù kinh nghiệm của ASEAN không đồng nhất hoàn toàn với kỳ vọng của Karl Deutsch cũng như chưa đáp ứng được một số yêu cầu của một cộng đồng an ninh như cơ sở lý thuyết đã đưa ra, nhưng có thể coi đó là bước khởi đầu của một cộng đồng an ninh” [3, tr.21-22; 53, tr.358-363].

Góp phần bổ sung, hoàn thiện hơn về nhận thức khái niệm an ninh toàn diện, bao gồm an ninh con người

An ninh toàn diện là một trong những khái niệm an ninh được dùng phổ biến nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và trở thành mục tiêu phấn đấu chung của toàn Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Cũng như những khái niệm an ninh khác, thuật ngữ an ninh toàn diện đã được hiểu khác nhau trong khu vực. Khái niệm của In-đô-nê-xi-a về an ninh toàn diện được thể hiện trong ý tưởng Ketahanan Nasional hay sức đề kháng dân tộc (khả năng tự cường của dân tộc). “Một điều kiện năng động của sức mạnh ý chí, quyết tâm và kiên quyết cùng với khả năng phát triển sức mạnh của dân tộc để đương đầu và vượt qua tất cả mọi kiểu đe dọa bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp có thể nguy hiểm cho bản sắc quốc gia và phong cách sống chung của dân tộc và nhân dân của nó” [159, tr.66]. Sức đề kháng dân tộc bao gồm sức mạnh về tư tưởng,

75

chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự. Sức mạnh tư tưởng là khả năng phản ứng thắng lợi trước những tư tưởng thù địch. Sức mạnh chính trị dựa trên sự ổn định của đường lối đối nội, đối ngoại tích cực; sức mạnh về văn hóa có nghĩa là duy trì và phát huy bản sắc dân tộc; sức mạnh quân sự là khả năng quốc phòng vừa để đánh trả lại những mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong. Theo In-đô-nê-xi-a, ASEAN cần hội nhập chính trị đến mức xây dựng được “ý thức chúng ta” giữa các thành viên và nuôi dưỡng ý thức này đủ mạnh để có thể giải quyết một cách hòa bình và thân thiện các tranh chấp hiện đang tồn tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và dựa trên cơ sở triết lý về sức đề kháng dân tộc của In-đô-nê-xi-a, ASEAN đã xây dựng nên triết lý an ninh toàn diện của Hiệp hội. Triết lý này được phản ánh qua khái niệm về khả năng tự cường của khu vực (regional resilience). Ma-lai-xi-a nhấn mạnh đến “khả năng của mỗi nước thành viên trong khu vực cam kết một cách đầy đủ về sự phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ với nhau một cách có tổ chức là nguyên tắc số một trong chính sách đối ngoại” [54, tr.88]. Đối với Thái Lan, khả năng tự cường của khu vực được hiểu là “trạng thái động của một nhóm các quốc gia trong khu vực, bao hàm sự kiên quyết, sung sức và dẻo dai cho phép phát triển sức đề kháng dân tộc của mỗi quốc gia với tinh thần thống nhất khu vực, hợp tác và trung thành, đối phó được với mối đe dọa và thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài, trực tiếp hay gián tiếp đe dọa đến sự tồn tại đến đời sống của đất nước, đến cuộc đấu tranh của những nước này cũng như tới lợi ích của toàn khu vực” [54, tr.88]. Như vậy, khả năng đề kháng của khu vực là sự kết hợp sức đề kháng dân tộc (khả năng tự cường của dân tộc) của các quốc gia trong khu vực.

Qua những phân tích lý giải trên, chúng ta nhận thấy, tuy còn có sự khác nhau trong quan niệm an ninh toàn diện, nhưng nhìn chung, các nước ASEAN đều đã đi đến một số điểm chung: An ninh toàn diện là sự theo đuổi một nền an ninh bền vững trong tất cả các phương diện (con người, chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự và môi trường), cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài87

; Một nền an ninh toàn diện được tất cả các nước thành viên ASEAN coi là công cụ hiệu quả nhất để đảm bảo an ninh quốc gia; Và an ninh quốc gia có quan hệ tương hỗ và tùy thuộc lẫn nhau với an ninh khu vực. Do đó, để xây dựng được một nền an ninh toàn diện

87

Mohamed Jawhar Hassan (1995), The concept of comprehensive security, Kuala Lumpur, pg.11 (chuẩn bị cho báo cáo tại cuộc Họp Đại hội đồng Hợp tác An ninh Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ hai, thảo luận về Chủ đề An ninh toàn diện và An ninh hợp tác tại Kuala Lumpur ngày 27-19/08/1995).

76

ở mỗi quốc gia, các nước ASEAN phải xem việc tham gia xây dựng an ninh toàn diện của khu vực không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích an ninh quốc gia của chính mình. Từ đó, để chuyển hóa sức đề kháng dân tộc thành khả năng tự cường của khu vực thì đặc biệt cần có một chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hợp tác của các quốc gia thành viên.

Mặt khác, trong khái niệm an ninh toàn diện, nhiều nước ASEAN nhấn mạnh đến khái niệm an ninh con người. Chú trọng đến khía cạnh an ninh con người, đồng nghĩa với việc đặt con người là trung tâm, coi an ninh và tôn nghiêm con người là chính. Mục tiêu hàng đầu mà an ninh đạt tới là bảo đảm cho con người (cá nhân và cộng đồng) có một đời sống an bình, thịnh vượng, không bị đe dọa từ các phía.

Coi yếu tố con người là một trong những thành tố chính cấu thành an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập khu vực và thế giới. Điều này được thể hiện qua bản Hiến chương ASEAN được thông qua tháng 11/2007, trong đó ASEAN tuyên bố: “Tuân thủ các nguyên tắc về dân chủ, pháp quyền và quản trị tốt, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản” (tại Mục 9 của Lời nói đầu); thiết lập “Cơ quan nhân quyền, phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của con người" (Điều 14, Chương IV)88

. Cam kết mới chứng tỏ ASEAN đã từng bước chấp nhận khái niệm an ninh con người. Tuy nhiên, việc ASEAN vẫn duy trì các nguyên tắc truyền thống, nhất là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trong liên kết khu vực cũng cho thấy, các nước này vẫn dành ưu tiên cao nhất cho việc duy trì chủ quyền quốc gia và an ninh chế độ.

Vấn đề an ninh con người đang trở thành trọng tâm trong mọi diễn đàn chính trị - an ninh cũng như kinh tế của ASEAN xuất phát từ những nguyên nhân chính: (1) Cùng với quá trình dân chủ hóa ở Đông Nam Á, con người ngày càng trở thành đối tượng chính của an ninh, bên cạnh an ninh quốc gia; (2) An ninh con người là một bộ phận của an ninh toàn diện; (3) Những năm gần đây, ASEAN ngoài phải ứng phó với khủng hoảng kinh tế, những biến động trong tình hình xã hội một số quốc gia thành viên, thì còn phải đối phó với những những hiện tượng liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như dịch bệnh SARS, AIDS, H1N1, v.v; (4)

88

77

ASEAN chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ ở phương Tây, kéo theo đó là sức ép ngày càng tăng từ các tổ chức xã hội dân sự, nhân quyền của họ.

Tuy mỗi quốc gia trong khu vực có cách tiếp cận khác nhau về an ninh, nhưng nội dung chủ yếu thiên về hợp tác an ninh toàn diện, trong đó nền an ninh quốc gia cần được nhìn nhận một cách tổng thể, đa diện. Sự tích cực tiếp nhận và phát triển khái niệm an ninh toàn diện, trong đó đề cao vai trò ý thức cộng đồng và các giải pháp phi bạo lực trong giải quyết xung đột, kiến tạo hòa bình được thể hiện rõ nét trong các văn kiện của ASEAN. Đồng thời việc các nước ASEAN cùng theo đuổi an ninh toàn diện, bao gồm an ninh con người sẽ tạo cơ hội cho các nước này hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống. Bởi tất cả các nước thành viên đều ít nhiều chia sẻ lợi ích chung trong một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển. Mặt khác, trong quá trình hợp tác, các nước thành viên có cơ hội hiểu biết nhiều hơn về nhau. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nghi kỵ giữa các nước ASEAN với nhau, đặc biệt là giữa các nước thành viên có

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (Trang 78)