Nhận thức của ASEAN về hợp tác chính trị-an ninh khu vực

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (Trang 26)

Do vấn đề lịch sử, vị trí địa - chiến lược, cộng thêm ảnh hưởng của các nước lớn17, cùng với sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống nên hòa bình an ninh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nước Đông Nam Á. An ninh và chính trị luôn là lĩnh vực hợp tác trọng yếu của ASEAN. Đồng thời, trong quá trình tồn tại và phát triển, nhận thức về hợp tác chính trị an ninh khu vực nói chung và xây dựng Cộng đồng APSC nói riêng ngày càng tăng giữa các nước thành viên. ASEAN trở nên linh hoạt, điều chỉnh, bổ sung quan điểm và cách tiếp cận mới về an ninh toàn diện hơn:

- Giai đoạn 1967 – 2003:

Ngay trong “Tuyên bố thành lập ASEAN” năm 1967, các nước thành viên đã có ý tưởng hướng đến một “cộng đồng thịnh vượng và hòa bình giữa các quốc gia Đông Nam Á”18

. Và “mặc dù ASEAN là một tổ chức ra đời nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, xã hội, và văn hóa, và cũng không nghi ngờ đây là những lĩnh vực hợp tác trọng tâm. Nhưng chính mối quan tâm về an ninh và lo lắng về chính trị mới là động lực chủ yếu để 5 nước Đông Nam Á hội nhập ASEAN”19

. Trong bốn mươi lăm năm tồn tại và phát triển, ASEAN luôn chứng tỏ rằng một cộng đồng an ninh đang từng bước được tạo dựng, bằng thực tế là các quốc gia Đông Nam Á bất chấp sự khác biệt về chế độ chính trị, văn hóa-xã hội, trình độ phát triển, đã chung sống hòa bình với nhau. Các bất đồng được giải quyết, các nguy cơ xảy ra xung đột được loại bỏ thông qua “Phương cách ASEAN”.

Để ngăn cản những tác động tiêu cực từ bên ngoài khu vực, các nước ASEAN thể hiện rõ mối quan tâm và lo lắng qua việc cùng nhau Tuyên bố xây dựng Đông Nam Á thành khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (Tuyên bố ZOPFAN) vào năm

17

Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều đã từng bị xâm lược và trải qua quá trình đấu tranh gian khổ để giành độc lập dân tộc. Sự ám ảnh về quá khứ thuộc địa cùng với những bất ổn nội bộ (như xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai, khủng bố v.v) khiến cho các nước ASEAN khá nhạy cảm về vấn đề an ninh, chủ quyền, coi trọng ổn định chính trị trong nước. Và coi đây như là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình.

18

ASEAN Secretariat (1967), The ASEAN Declaration (Bangkok Declaration), Bangkok, 8 August 1967.

19

Phát biểu của ông Adam Malik bộ trưởng ngoại giao In-đô-nê-xi-a, Adam Malik (1974), ASEAN – Equal

20

1971 giữa lúc cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương đang lên đến đỉnh điểm; Đây là một hành động hợp tác chính trị tiêu biểu của các nước ASEAN, thể hiện được ý thức tự cường của các quốc gia trong khu vực, nhằm hạn chế sự dính líu của các cường quốc bên ngoài vào các vấn đề của khu vực. Và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác(TAC) được đưa ra tháng 2/1976 sau khi cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc vào năm 1975 là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức và tính nhạy cảm của ASEAN trước những biến đổi của tình hình khu vực. Đồng thời đây cũng là tín hiệu mời gọi các nước còn lại trong khu vực gia nhập ASEAN.

Chúng ta dễ nhận thấy rằng, kể từ khi ra đời đến trước khi chiến tranh lạnh kết thúc, không có một thể chế hợp tác an ninh đa phương nào được đề cập chính thức trong tất cả các văn kiện của ASEAN để tránh sự nghi kỵ lẫn nhau giữa các nước theo chế độ xã hội khác nhau trong khối, ảnh hưởng đến lập trường trung lập của họ. Hợp tác chính trị an ninh của ASEAN chủ yếu được tiến hành trên cơ sở hợp tác song phương giữa các nước thành viên với nhau, hoặc giữa các nước thành viên với các cường quốc ngoài khu vực20

.

Đáng lưu ý, tình hình khu vực từ giữa những năm 1980 cũng tác động mạnh đến nhận thức chính trị - an ninh của các nước thành viên ASEAN. Vấn đề Cam-pu- chia lại phân hóa thành hai nhóm Đông Dương và ASEAN, với hai nhóm nước lớn ủng hộ mỗi bên. Trung Quốc cùng với Mỹ ra sức lôi kéo các nước ASEAN chống lại Việt Nam. Trong khi đó, Liên Xô, Ấn Độ và một số nước khác ủng hộ Việt Nam. Trong bối cảnh trên thế giới, Chiến tranh lạnh đi vào giai đoạn hòa hoãn, nước lớn tập trung xây dựng kinh tế, các nước lớn bắt đầu muốn có có một giải pháp chính trị cho vấn đề Cam-pu-chia trên cơ sở thỏa hiệp mà các bên đều chấp nhận được. Diễn biến này khiến các nước Đông Nam Á thấy cần tăng cường đối thoại, tìm ra giải pháp chính trị toàn diện và giải quyết vấn đề Cam-pu-chia, từ đó tiến đến một nền an ninh bền vững, đảm bảo môi trường hòa bình ở khu vực.

Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trước những khoảng trống quyền lực do Mỹ và Liên Xô để lại sau khi các nước này rút khỏi khu vực, sự lớn mạnh của Trung Quốc

20

(1) Hợp tác giữa các nước thành viên chủ yếu thông qua hình thức trao đổi thông tin, tình báo; Đào tạo, huấn luyện quân đội; Tập trận chung; Hợp tác tuần tra biên giới; (2) Hợp tác an ninh với các nước ngoài khu vực điển hình như: Thái Lan – Mỹ, Phi-líp-pin – Mỹ, Việt Nam – Liên Xô ký năm 1978, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po tham gia Hiệp ước Phòng vệ 5 nước lớn 1971 (bao gồm Anh, Ốt-xtrây-li-a, Niu-Di-lân, Ma-lai- xi-a và Xinh-ga-po).

21

và đặc biệt là nguy cơ bất ổn của khu vực Biển Đông có tranh chấp và ở những khu vực lân cận của ASEAN, ASEAN đã thiết lập Diễn đàn an ninh khu vực ARF vào năm 1994, nhằm lôi kéo tất cả các nước lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham gia đối thoại và xây dựng lòng tin cùng với ASEAN. Đồng thời, ASEAN nhận thức rõ, ngoài vấn đề đảm bảo an ninh cho nhau, thì cần hài hòa được lợi ích giữa các quốc gia thành viên và lợi ích khu vực. Bên cạnh việc mỗi nước thành viên ASEAN muốn khẳng vị trí, vai trò của quốc gia mình, thì việc thúc đẩy hợp tác khu vực thông qua các cơ chế hợp tác đa phương cũng chính là tăng cường tiếng nói cho các nước thành viên. Nhưng ngược lại, muốn có nền tảng vững chắc cho hợp tác đa phương, trước tiên cần chú trọng hợp tác nội khối, đặc biệt là vấn đề chính trị - an ninh khu vực.

Thời điểm đánh dấu bước chuyển quan trọng nhất trong lĩnh vực hợp tác chính trị-an ninh của ASEAN những năm sau chiến tranh lạnh là năm 1995. Trong năm này, ASEAN có hai bước tiến quan trọng: 1. Kết nạp Việt Nam (28/07/1995), bắt đầu tiến trình mở rộng ASEAN, đẩy mạnh hơn nữa quá trình hợp tác nội khối ASEAN, mở ra bước ngoặt cho sự phát triển của Hiệp hội; 2. Ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), hưởng ứng phong trào giải trừ quân bị đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới sau Chiến tranh lạnh và hiện thực hóa Tuyên bố ZOPFAN.

Mặt khác, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống, hay an ninh quân sự, các vấn đề an ninh phi truyền thống hay an ninh phi quân sự cũng gia tăng, làm xuất hiện và phát triển khái niệm an ninh toàn diện. An ninh toàn diện đề cập đến phạm trù an ninh từ mọi góc độ và nhấn mạnh tính phụ thuộc lẫn nhau. Do phạm trù an ninh mở rộng và tính phụ thuộc lẫn nhau tăng lên nên các nước đều nhận thức được rằng không thể đơn độc giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia cũng như xuyên quốc gia, mà đòi hỏi sự phối hợp, hợp tác giải quyết. Thêm vào năm 1997-1998, cơn bão khủng hoảng tài chính châu Á gây hậu quả nặng nề cho nhiều nước ASEAN và có nguy cơ thổi bùng những bất ổn trong nội bộ khối cũng như giữa các nước thành viên với nhau. Giữa lúc đó, “Tầm nhìn ASEAN 2020” được đưa ra chính là văn kiện đánh dấu bước chuyển mình của ASEAN từ ý tưởng xây dựng cộng đồng sang mục tiêu hướng tới Cộng đồng. Trong đó, mục đích chính của ASEAN vẫn là duy trì hòa bình với các láng giềng khu vực, tránh các xung đột hoặc can thiệp từ bên ngoài.

22 - Giai đoạn 2003 – nay:

Bắt đầu từ “Tuyên bố Bali II” (2003) đến Hiến chương ASEAN (chính thức có hiệu lực từ 12/2008): cộng đồng mà ASEAN hướng tới là “Cộng đồng ASEAN” không những chung sống hòa bình mà còn “đùm bọc và chia sẻ”, đoàn kết vì “một tầm nhìn, một bản sắc” và gắn bó với nhau không chỉ bởi “vị trí địa lý” mà còn bởi “mục tiêu và vận mệnh chung”. Trong đó, Cộng đồng APSC – một trong ba trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN – sẽ không còn coi “sự đa dạng phong phú” của các nước thành viên là một thực tế phải chấp nhận mà quyết tâm “chuyển sự đa dạng về văn hóa và sự khác biệt của ASEAN thành thịnh vượng và các cơ hội phát triển công bằng trong một môi trường đoàn kết, tự cường khu vực và hòa hợp”21.

Các nước ASEAN nhận thức sâu sắc rằng phải đưa hợp tác chính trị và an ninh lên một tầm cao mới, nhằm duy trì hoà bình, ổn định khu vực, đối phó với cả những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, bên cạnh việc thúc đẩy liên kết kinh tế, hợp tác văn hóa-xã hội trong khu vực và hội nhập quốc tế. Hơn ai hết, thực tiễn đã giúp ASEAN nhận thức phải giải quyết những vấn đề an ninh- chính trị của khu vực với tư cách một thực thể, củng cố tính tự cường khu vực theo hướng các vấn đề khu vực do các nước trong khu vực giải quyết, giảm thiểu sức ép và sự can thiệp từ bên ngoài. Đồng thời, ASEAN sẽ phát triển có mục đích, mục tiêu cụ thể để các thành viên có mục tiêu phấn đấu. Như vậy, mục tiêu mà ASEAN đang hướng tới là một gia đình các dân tộc Đông Nam Á đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. Từ đó, nhằm nâng cao dần vị thế của ASEAN, tiếp tục xây dựng và khẳng định bản sắc riêng của ASEAN.

Ở giai đoạn này, các nước thành viên ASEAN về cơ bản có nhận thức và tương đối đồng nhất trong quan niệm và cách tiếp cận của mình về hợp tác chính trị an ninh nói chung và xây dựng Cộng đồng APSC nói riêng. Một trong những khái niệm an ninh mà các nước ASEAN không chỉ tích cực tiếp nhận mà còn có nhiều diễn giải, sáng tạo mới cho phù hợp với đặc điểm hợp tác an ninh khu vực nói chung và chính sách hợp tác an ninh của mỗi quốc gia nói riêng, đó là khái niệm An ninh toàn diện (Comprehensive Security)22. Đối với ASEAN, khái niệm này được

21

ASEAN Secretariat (2003), Declaration of ASEAN Concord II, Indonesia.

22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khái niệm “An ninh toàn diện” được Nhật Bản đưa ra từ thập niên 1970 của thế kỉ XX. Khái niệm này được đưa ra thảo luận tại Hội nghị ARF lần thứ nhất (tháng 7/1994), và chính thức hóa tại Hội nghị ARF-2

23

đề cập trong một văn kiện chính thức lần đầu tiên là trong Tuyên bố Bali II (năm 2003) và được tái khẳng định trong Kế hoạch hành động Viên Chăn (năm 2004), sau đó là Hiến chương ASEAN (năm 2007). Theo cách hiểu của ASEAN, an ninh toàn diện là thông qua hợp tác chứ không phải là đối kháng, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phản ứng chính sách có tính phi quân sự, phi bạo lực để tìm kiếm an ninh bền vững trên mọi lĩnh vực hợp tác cả trong nước, khu vực và thế giới.

Như vậy, có thể thấy, ASEAN rất đề cao tính cộng đồng và tổng thể trong cách tiếp cận an ninh, trong đó hợp tác và giải quyết mâu thuẫn bằng con đường hòa bình là hạt nhân chính tạo dựng nên an ninh bền vững, tạo dựng bản sắc riêng của cộng đồng và đảm bảo tính hướng nội. Như vậy, bản chất của cách tiếp cận này không giống với cách tiếp cận truyền thống và cũng không giống với cách tiếp cận an ninh phi truyền thống kiểu phương Tây23.

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (Trang 26)