Khuyến nghị cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (Trang 117)

Từ tất cả những phân tích trên, có thể thấy rằng, quá trình xây dựng APSC còn hết sức khó khăn, phức tạp và có nhiều biến số, kịch bản khác nhau. Với tình hình như vậy, Việt Nam cần tích cực và chủ động tham gia xây dựng APSC theo hướng hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực chính trị và an ninh, nhưng không biến APSC thành một khối phòng thủ chung, kiên trì giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, song tiếp cận linh hoạt trong từng vấn đề cụ thể, kết hợp hài hòa và tôn trọng sự đa dạng và các khác biệt của nhau. Từ đó, có thể vừa bảo vệ được quyền lợi của quốc gia vừa góp phần thúc đẩy liên kết ASEAN tiến về phía trước.

Với đường lối Đổi mới và mở cửa110, Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN từ năm 1995. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia một tổ chức khu vực

110

Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã đề ra đường lối Đổi mới: “ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần giữ vững hòa bình ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới”. Về quan hệ trong khu vực, Đảng ta tuyên bố: “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở khu vực Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác”, xem

111

có nội dung hợp tác phong phú, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, an ninh, kinh tế, chuyên ngành, và quan hệ đối ngoại. Đây là mốc quan trọng thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, đặc biệt là chính sách chủ động hội nhập khu vực và quốc tế.

Việt Nam xác định rõ quan điểm: “Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội, có mục tiêu bao trùm là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ, liên kết sâu rộng hơn và vững mạnh hơn, nhưng mở rộng hợp tác với bên ngoài, đồng thời hướng mạnh tới người dân, phục vụ và nâng cao cuộc sống của người dân” [112, tr.38]. Việt Nam nhận thức, Việt Nam cũng như các nước ASEAN hiện nay có nhiều lợi ích cơ bản trùng hợp nhau, mục tiêu lớn nhất là đều mong muốn duy trì hòa bình ổn định trong khu vực để có thể tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng và phát triển đất nước. Và đều có cách tiếp cận an ninh toàn diện, bao gồm cả các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội cũng như ở tất cả các cấp độ khác nhau.

Nhân ngày thành lập ASEAN 8/8/2009, trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Việt Nam luôn coi hợp tác trong khu vực Đông Nam Á và ASEAN là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa và láng giềng hữu nghị của mình. Việt Nam chủ trương tham gia hợp tác ASEAN với tinh thần “tích cực, chủ động, có trách nhiệm”, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới; góp phần xây dựng một ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ, vững mạnh và hợp tác hiệu quả (...) Việt Nam đang cùng với các thành viên khác của Hiệp hội nỗ lực đẩy mạnh hợp tác và hội nhập, hướng tới xây dựng thành công một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015” [177].

thêm Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.99-108.

Đường lối đối ngoại này được khẳng định lại trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đạ hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991): “Với các nước Đông Nam Á, chúng ta chủ trương mở rộng quan hệ về nhiều mặt theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hai bên cùng có lợi”, xem thêm Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại

112

Trên thực tế, đóng góp của Việt Nam vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung và trụ cột APSC nói riêng, được thể hiện rõ trên những khía cạnh chính sau: Thứ nhất, có vai trò quan trọng đưa hai nhóm nước ASEAN xích lại gần nhau nhờ vị trí địa - chính trị và quá trình lịch sử của Việt Nam tạo ra. Việt Nam đã đóng góp lớn trong việc xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Thứ hai, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội ở những thời điểm khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; Thứ ba, về tầm cỡ kinh tế, so với các quốc gia khác trong khu vực,Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, luôn xác định có trách nhiệm trong việc hoàn thành các cam kết của mình.

Để góp phần thúc đẩy mục tiêu hiện thực hóa Cộng đồng APSC vào năm 2015, Việt Nam nên:

Thứ nhất, Việt Nam cùng với ASEAN tiếp tục tăng cường nội lực quốc gia, thúc đẩy hợp tác khu vực, tăng cường sức mạnh kinh tế và ổn định chính trị nội bộ. Đồng thời, các nước ASEAN cần tiến tới một nhận thức chung về lợi ích cốt lõi của Hiệp hội, cũng như tìm kiếm một lập trường chung về các vấn đề an ninh của khu vực cũng như các phương cách mới để giải quyết xung đột giữa các nước thành viên và lập ra thể thức mới cho APSC bao gồm các yếu tố như xây dựng các quy tắc ứng xử, ngăn ngừa xung đột, cách tiếp cận giải quyết xung đột thông qua đàm phán và kiến tạo hòa bình sau xung đột111.

Việt Nam cũng cần lưu ý, về mục tiêu hợp tác, ASEAN hướng tới hợp tác an ninh toàn diện, tuy nhiên có phần nghiêng về hợp tác “an ninh phi truyền thống” và đang dần dần hình thành nhận thức chung. Do đó, cần thận trọng trong việc tham gia hợp tác giải quyết những thách thức an ninh phi truyền thống112.

111

Xem them: Nguyễn Thu Mỹ (2006), Cộng đồng an ninh ASEAN từ ý tưởng đến hiện thực, Tạp chí Cộng sản, số 110, tr.12.

112

Thách thức an ninh truyền thống lớn nhất hiện nay của ASEAN là chủ nghĩa khủng bố. Một trong những nguồn gốc sâu xa của các hoạt động khủng bố hiện nay là do sự sai lầm trong chính sách phát triển không đồng đều, chênh lệch về sự hưởng thụ từ sự phát triển, nhất là đối với những khu vực có những vấn đề về tôn giáo, sắc tộc. Mặc dù Việt Nam đã có những chính sách về dân tộc và tôn giáo đúng đắn, nhưng cách tốt nhất để ngăn chặn sự bùng nổ xung đột về tôn giáo, sắc tộc và ngăn chặn nguy cơ lây lan của chủ nghĩa khủng bố vào Việt Nam là thực hiện các hoạt động hợp tác chống khủng bố của ASEAN, Việt Nam nên cân nhắc tránh

113

Thứ hai, Việt Nam cần tiếp tục củng cố và tăng cường đoàn kết ASEAN, giữ vững các định hướng chủ đạo và mục tiêu đã đề ra, duy trì và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội; xây dựng và khẳng định bản sắc của mình, đảm bảo tính thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong định hướng các tiến trình hợp tác khu vực cũng như xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế thuộc quan tâm và lợi ích chung.

Thứ ba, thúc đẩy cam kết và hành động chung nhằm thực hiện đầy đủ, đúng hạn định các phần việc còn lại trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đẩy mạnh kết nối ASEAN và phát triển đồng đều, bền vững trong Hiệp hội; cùng các nước thành viên tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để Cộng đồng ASEAN đi vào hiện thực theo đúng kế hoạch vào năm 2015, trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi, nâng cao ý thức cộng đồng và tình đoàn kết giữa người dân các nước.

Thứ tư, tiếp tục củng cố và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để hợp tác cùng phát triển; thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, bao gồm cả các nỗ lực hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử; kiên trì cùng các nước tham gia ký kết DOC tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh những quy tắc ứng xử được ghi trong DOC, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc 1982, cùng ASEAN sớm bàn thảo với Trung Quốc một Bộ quy tắc ứng xử (COC).

Trong đó, một vấn đề Việt Nam và ASEAN đang và sẽ tiếp tục cần phải dẩy mạnh là hợp tác biển giữa các nước thành viên. Với phần lớn các quốc gia có sở hữu biển, vấn đề biển với các nước ASEAN luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Thực tế cho thấy, những tranh chấp về lãnh thổ, đặc biệt là khu vực trên Biển Đông đang là vấn đề nan giải của các nước ASEAN trên con đường tiến tới một cộng đồng an ninh hòa bình, ổn định cho khu vực. Tuy những tranh chấp lãnh thổ trên biển và nguy cơ bùng nổ xung đột vẫn chưa có tiến triển nhưng theo quan điểm của ASEAN, các vấn đề về biển, về bản chất, là các vấn đề xuyên quốc gia nên phải được giải quyết một cách nhất quán và toàn diện như các vấn đề khu vực khác. Do vậy, hợp tác về biển sẽ đóng góp vào tiến trình hình thành APSC.

đưa ra những tuyên bố chống khủng bố đơn phương và việc tham gia hoạt động hợp tác quân sự chống khủng bố. Đặc biệt không để các lực lượng khủng bố ở khu vực lợi dụng và khai thác một số bất bình của số ít nhóm tộc người ở Việt Nam chống lại chính phủ, gây bạo loạn làm mất ổn định chính trị trong nước.

114

Cho tới nay, việc ra quyết sách cũng như giải quyết những tranh chấp nhỏ giữa các nước thành viên ASEAN hoàn toàn do Hội nghị các Bộ trưởng tiến hành. Tuy nhiên, đối với những tranh chấp lớn và tranh chấp xảy ra giữa các nước thành viên ASEAN và các nước bên ngoài Hiệp hội thì Hội nghị các Bộ trưởng không thể quyết định. Do đó, để thúc đẩy hợp tác an ninh đi vào chiều sâu cần các yếu tố sau: xác lập thể thức an ninh, ngăn ngừa xung đột, tìm ra những cách tiếp cận để giải quyết xung đột và tạo lập hòa bình sau xung đột. Đồng thời, cũng cần phải có khuôn khổ pháp lý cho các vấn đề an ninh và cần cơ chế giải quyết xung đột giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia ngoài khu vực. Hội đồng Tối cao TAC là một trong những công cụ chủ yếu để giải quyết các khác biệt, tranh chấp và xung đột một cách hòa bình. Tuy nhiên, việc giải quyết này phải được các bên liên quan trực tiếp đồng ý và Hội đồng chỉ đóng vai trò trung gian hòa giải (không có biện pháp cưỡng chế). Mọi quyết định dựa trên nguyên tắc nhất trí. Nếu không Hội đồng sẽ trở thành một “Tòa án tiểu khu vực”, trong đó một vài nước khống chế các quyết định của Hội đồng. Thay vì thay đổi các nguyên tắc cơ bản, một hướng khác điều chỉnh phương cách ASEAN cho phù hợp với tình hình mới đang được các nước ASEAN ủng hộ tích cực là xây dựng các chuẩn mực quan hệ.

Đồng thời, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác toàn diện, cùng có lợi giữa ASEAN với các Đối tác; vấn đề về thể chế cần có tính ràng buộc thực thi và tăng cường hiệu lực của các cam kết, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tiến trình hợp tác khu vực hiện có như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM, v.v... Những công cụ này cho tới nay vẫn tiếp tục cho thấy tính hiệu quả trong việc duy trì và phát triển các quan hệ hợp tác giữa các nước Đông Nam Á với nhau, vẫn là kim chỉ nam cho các hoạt động duy trì và ổn định an ninh, hòa bình trong khu vực; tạo điều kiện và khuyến khích các Đối tác cùng tham gia đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra, đồng thời thiết thực hỗ trợ ASEAN tăng cường liên kết và kết nối. Chủ động và tích cực cùng các nước thành viên đưa ASEAN đến đích xây dựng thành công Cộng đồng vào năm 2015.

Thứ năm, Việt Nam cùng các nước ASEAN cần đẩy mạnh hợp tác chức năng - trụ cột AEC và ASCC để hỗ trợ cho tiến trình hợp tác chính trị - an ninh. Đặc biệt,

115

các nước ASEAN cần dành quan tâm và nguồn lực lớn hơn cho các nỗ lực bảo đảm và nâng cao chất lượng cuộc sống của hơn 600 triệu người dân trong khu vực, hợp tác phát triển con người, thúc đẩy phúc lợi và bảo trợ xã hội, đảm bảo công bằng xã hội và các quyền lợi chính đáng của người dân, phát triển môi trường bền vững và đề cao bản sắc ASEAN sẽ cần được đẩy mạnh cả ở cấp độ khu vực cũng như lồng ghép trong các chương trình phát triển quốc gia của mỗi nước. Các tầng lớp xã hội cần được khuyến khích tham gia tích cực và đóng góp xây dựng vào tiến trình liên kết khu vực của ASEAN. Bên cạnh đó, các Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa để đưa các lợi ích thiết thực từ Cộng đồng ASEAN trực tiếp đến với người dân.

Chặng đường từ nay đến mốc hình thành Cộng đồng ASEAN chỉ còn hơn hai năm, nhưng khối lượng công việc trước mắt vẫn còn khá lớn, trong đó một phần ba trong tổng số 800 đầu việc đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN cần được tiếp tục hoàn tất. Bối cảnh khu vực và quốc tế đang biến chuyển không ngừng cũng đặt ra cho ASEAN những câu hỏi lớn làm thế nào để hiện thực hóa những mục tiêu của APSC, điều hòa và cân bằng lợi ích đan xen của các nước, ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức và các vấn đề nảy sinh. Liệu những khuyến nghị này có triển khai một cách hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực cũng như chính sách không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các nước ASEAN khác.

Tiểu kết Chƣơng 3

Qua việc đưa ra một số kịch bản về tính khả thi của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN vào năm 2015 chủ yếu dựa trên cơ sở lý giải của lý thuyết Chủ nghĩa Hiện thực, lý thuyết Chủ nghĩa Tự do và lý thuyết Chủ nghĩa Kiến tạo, có thể thấy, khả năng lớn APSC có thể được hình thành vào năm 2015, nhưng không trọn vẹn với tất các cả nội dung đưa ra.

Mặt khác, chúng tôi nhận thấy, APSC có những điểm khác biệt so với một số liên kết khu vực khác, điển hình là Liên minh châu Âu (EU). Một trụ cột chính trị - an ninh APSC mà ASEAN đang hướng tới không phải là một khối phòng thủ quân sự chung, không mang hình thức một siêu quốc gia như EU. Mỗi một thành viên ASEAN tiếp tục vừa duy trì một bản sắc dân tộc đậm đà, đảm bảo việc giữ vững chủ quyền và chủ nghĩa dân tộc, vừa hướng tới một bản sắc khu vực chung và tôn trọng sự “thống nhất trong đa dạng”.

116

Việt Nam với tư cách là một thành viên tích cực của ASEAN, để góp phần thúc đẩy tiến trình hiện thực hóa APSC vào năm 2015 cũng như nâng cao vai trò

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)