Quá trình hiện thực hóa APSC dƣới góc nhìn của Chủ nghĩa Tự do

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (Trang 62)

Đối chiếu với thực tiễn, thì lý thuyết Chủ nghĩa Tự do, đặc biệt là Chủ nghĩa Tự do mới cũng có ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng liên kết và hợp tác kinh tế, chính trị-an ninh của ASEAN, nhất là từ cuối những năm 1980 đầu thập niên 1990, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đến nay. Từ thời gian này, khủng hoảng chính trị khu vực liên quan chủ yếu đến vấn đề Cam-pu-chia về căn bản được giải quyết. Động cơ hợp tác chính trị - an ninh liên quan đến ý thức hệ chính trị-tư tưởng của các nước ASEAN đã suy giảm theo sự hòa dịu của cuộc đối đầu Đông – Tây. Trong bối cảnh mới, nhất là sự gia tăng của toàn cầu hóa, các vấn đề toàn cầu, sự cam kết hình thành AC, bao gồm trụ cột APSC, và thông qua Hiến chương ASEAN (chính thức có hiệu lực từ năm 2008) là một bước tiến mới của chủ nghĩa khu vực, phản ánh sự chuyển biến rõ nét cả về nhận thức và hành động, hướng tới một ASEAN có thể chế hợp tác chặt chẽ hơn dựa trên cơ sở pháp lý chung.

2.2.1. Ưu điểm

Sự ra đời và tính chất của APSC

Một biến thể hiện đại của Chủ nghĩa Tự do mới là Thể chế tự do mới. Thể chế tự do mới hay học thuyết thể chế nhìn nhận “thể chế” như là một tổ chức trung gian và là phương tiện để đạt được hợp tác giữa các chủ thể trong hệ thống. Các thể chế,

56

các tổ chức khu vực ninh có thể điều chỉnh hành vi và thúc đẩy hợp tác bằng cách giảm chi phí giao dịch, tạo điều kiện chia sẻ thông tin, ngăn chặn gian lận thương mại, và đưa ra các hướng giải quyết xung đột bằng các phương pháp hòa bình. Thông qua hợp tác bằng các khuôn khổ thể chế về lâu dài sẽ tránh được xung đột và giúp đạt được hòa bình, ổn định hóa quan hệ giữa các quốc gia và quan hệ khu vực. Việc tạo lập các đồng minh, ký các Hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân, hay xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN cũng là một hình thức như vậy. Khi trao đổi thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên ASEAN càng cao thì sự phụ thuộc lẫn nhau càng tăng. Khi sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng lớn thì khả năng dùng vũ lực để giải quyết xung đột càng nhỏ, vì nếu xảy ra xung đột quân sự hay chiến tranh sẽ gây ra tổn thất rất lớn về kinh tế71. Lý thuyết Thể chế tự do mới dần dần “xâm nhập” vào việc nghiên cứu các vấn đề an ninh, giúp lý giải sự đa dạng trong các hình thái thể chế, mà không phủ nhận một số quan điểm hiện thực về quyền lực và lợi ích. Các thể chế không đưa ra một cơ chế phối hợp duy nhất nào72 bởi lợi ích đa chiều của các chủ thể và thể chế vận hành trên cơ sở lợi ích tương hỗ sẽ là thành tố của hòa bình ổn định. Quan điểm này cho rằng bản thân việc hợp tác xuất phát từ lợi ích được chia sẻ, đồng thời không ép buộc các quốc gia phải hành động trái với lợi ích vị kỷ của các nước đó. Khi các quốc gia đều có lợi ích từ sự hợp tác, thì các nước ASEAN sẽ nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung và trụ cột APSC nói riêng.

Tình hình thế giới với những biến động liên tục và khó lường khiến cho các quốc gia nhỏ bé ở một vùng đất đầy nhạy cảm như Đông Nam Á không thể không cảm thấy e ngại. Cục diện an ninh chính trị thế giới thay đổi, cán cân quyền lực tại khu vực Đông Nam Á cũng không ngừng chuyển động cùng những thách thức an ninh tuyền thống và phi truyền thống cấp bách tại khu vực khiến ASEAN ý thức được rằng cần phải xây dựng một cơ chế an ninh để duy trì những thành quả của việc nhất thể hóa kinh tế khu vực, bảo đảm chắc chắn lợi ích chung và lợi ích của

71

Xem thêm: Muhadi Sugiono (2007), Logics for Peace: ASEAN and the Region of Peace in Southeast Asia, bài diễn văn trong Hội thảo: “ASEAN: Bốn mươi năm nhìn lại và hướng tới” tổ chức tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 19/07/2007; Mary Parrel, Peter Pogany (2000), Globalization and Regional Economic

Integration: Problems and Prospects, Instuitute for International Relation, Hanoi.

72

Ví dụ như, Stephen Krasner đã lập luận rằng các vấn đề về khó khăn trong việc phối hợp có thể giải quyết được bằng việc đơn phương thực thi quyền lực của quốc gia mạnh nhất; Xem Stephen D. Krasner (1991), Global Communications and National Power: Life on the Paireto Frontier, World Politics, Vol.43 (No.3), pg.336-366.

57

bản thân các nước thành viên. Do đó, dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Tự do, nhất là quan điểm lý thuyết Tự do mới, bao gồm luận điểm của lý thuyết Thể chế, thì sự ra đời của APSC là tất yếu và khách quan để thúc đẩy hợp tác, ngăn chặn, quản lý và giải quyết xung đột vì lợi ích chung của tất cả các nước thành viên.

Cộng đồng Chính trị - An ninh mà ASEAN hướng tới là “thúc đẩy hợp tác an ninh và chính trị phù hợp với Tầm nhìn ASEAN 2020, chứ không phải là một hiệp ước phòng thủ, một liên minh quân sự hay một tổ chức có chính sách đối ngoại chung” [15]. Và Cộng đồng APSC là một cộng đồng mở và hướng ra bên ngoài, gắn kết với bạn bè và các nước đối thoại của ASEAN nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.

APSC giúp cho việc hài hòa những lợi ích lâu dài giữa các nước khu vực Đông Nam Á, vốn được xem là các quốc gia nhỏ yếu, còn chậm phát triển, và cốt yếu nhất là đối với cả các nước bên ngoài đóng vai trò chi phối.

Nhấn mạnh cách tiếp cận an ninh phi truyền thống

ASEAN vẫn còn nhiều vấn đề lo ngại về tình trạng mua sắm vũ khí, hiện đại hóa quân đội, tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, sử dụng sức quyến rũ riêng của mình bằng cách kết hợp nghệ thuật hùng biện chính trị với các nguồn nguyên liệu vật chất ở những khu vực Trung Quốc có lợi ích để củng cố danh tiếng như là một đối tác đáng tin cậy lâu dài trong khu vực, tham vọng của Nhật Bản muốn vươn lên thành cường quốc chính trị - quân sự, sự hiện diện trở lại ngày càng sâu rộng của Mỹ, triển khai chiến lược “ngoại giao hướng về khu vực” thông qua việc tham gia các diễn đàn do ASEAN điều phối, tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao riêng biệt, hay các nước Nga, Ấn Độ, Ốt-xtrây-li-a, v.v. cũng không ngừng tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, do phải đối phó với rất nhiều vấn đề trong nước và vì những lợi ích mà các cường quốc đang thu được từ việc phát triển hòa bình và hợp tác với các nước Đông Nam Á, trong những năm tới, các nước này sẽ ít khả năng tiến hành các hành động có thể tạo nên mối đe dọa đối với an ninh của khu vực. Vậy liệu có khả năng xuất hiện một thách thức an ninh truyền thống nào đó từ bên trong khu vực không? Trong tình hình nội bộ một số nước ASEAN quả thật còn tồn tại nhiều vấn đề đã, đang và sẽ còn tiếp tục gây nên tình trạng bất ổn định về chính trị ở các nước đó. Tình trạng nghèo khổ, thất nghiệp khiến cho những người lao động ở In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin tràn vào Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po để kiếm việc làm. Phong trào li khai ở Miến Điện, Thái Lan, Phi-líp-pin

58

không chỉ gây nên những bất ổn định trong các nước đó mà còn ảnh hưởng tới quan hệ của họ với các nước láng giềng xung quanh. Sức ép từ bên ngoài đến vấn đề cân chủ tại Mi-an-ma, các tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, v.v... càng làm cho mối quan hệ giữa các nước trở nên phức tạp.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, cách tiếp cận an ninh phi truyền thống dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Tự do trở nên thịnh hành trên thế giới và cũng dần được công nhận rộng rãi trong khu vực Đông Nam Á [67, tr.23]. Đông Nam Á nhận thấy những thách thức đối với an ninh khu vực nảy sinh hiện nay nghiêng về những thách thức an ninh phi truyền thống. Một số lý do giải thích cho tình hình này bao gồm: Thứ nhất, ổn định và hợp tác khu vực theo khuôn khổ ASEAN đã tạo thêm thuận lợi cho các nước thành viên tập trung củng cố sức mạnh quốc gia, nhất là phát triển kinh tế. Nền hòa bình kiểu ASEAN được thừa nhận với việc ASEAN kết nạp thêm thành viên mới cũng như đóng vai trò lớn hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các vấn đề an ninh truyền thống tiếp tục giảm đi về số lượng và phạm vi; Thứ hai, trong giai đoạn này, các vấn đề an ninh phi truyền thống liên tiếp nổi lên, thu hút sự chú ý của các nước trong và ngoài khu vực. Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra gây xáo trộn kinh tế xã hội và mất ổn định chính trị. Chính quyền Xu-hác-tô bị sụp đổ trong cuộc biến động chính trị xuất phát từ khủng hoảng kinh tế ở In-đô-nê-xi-a là một ví dụ điển hình. Tác động này càng làm cho việc giữ an ninh chế độ trở nên cấp thiết. Nhưng việc giữ an ninh chế độ lại phải đi cùng với đảm bảo an ninh cho người dân, bởi vì nếu không chính quyền không có tồn tại hợp pháp trong con mắt của người dân, bởi vì nếu không chính quyền không có tồn tại hợp pháp trong con mắt của người dân. Do đó, ASEAN ngày càng tiếp thu cách tiếp cận phi truyền thống về an ninh. Từ sau năm 1997, các vấn đề an ninh phi truyền thống như nạn khói mù, khủng bố, sóng thần, cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, cúm gà, dịch SARS và đại dịch HIV ở tất cả các nước khu vực càng làm cho các thách thức an ninh phi truyền thống trở nên rõ ràng và việc đối phó với chúng ngày càng trở nên khẩn cấp;

Thứ ba, sự bùng nổ của kiến thức trong thời đại toàn cầu hóa và sự gia tăng nhanh chóng các chủ thể tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở các nước ASEAN cũng làm cho cách tiếp cận an ninh phi truyền thống đang thịnh hành được công nhận rộng rãi hơn ở Đông Nam Á. Cộng đồng học giả ASEAN, các chính phủ cung cấp viện trợ cho ASEAN, các thể chế tài chính, tiền tệ và các cơ quan Liên

59

Hợp Quốc cũng như các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước đã giúp nguồn lực cũng như trí tuệ của họ với mong muốn đưa vấn đề an ninh phi truyền thống thành chương trình nghị sự quan trọng của khu vực ở cấp chính phủ và phi chính phủ. Tổ chức ASEAN cũng không đứng ngoài cuộc khi bắt đầu đưa an ninh phi truyền thống vào nội dung hợp tác khu vực. Mở đầu từ cuộc họp ASEAN-PMC về an ninh con người. Ngoại trưởng Thái Lan Surin lúc đó lập luận rằng các đảo lộn về kinh tế và xã hội, đói nghèo, dịch bệnh, thất học, kỳ thị, mất phương hướng chắc chắn sẽ đưa tới bạo lực, bạo loạn, bất ổn định và mất an ninh. Đề nghị của Thái Lan đã được chấp nhận, theo đó “Các mạng lưới an sinh xã hội ASEAN-PMC” được thành lập.

Trong giai đoạn hiện tại, không một nước ASEAN nào coi bất kỳ thành viên nào trong Hiệp hội của mình là mối đe dọa đối với an ninh của họ. Điều này rất quan trọng, bởi nó đang tạo cơ hội cho ASEAN đẩy mạnh hợp tác nội bộ nói chung, hợp tác chính trị-an ninh nói riêng. Những hoạt động khủng bố, về hoạt động tràn qua biên giới của các lực lượng li khai, cướp biển, an ninh hàng hải, tội phạm xuyên quốc gia, vấn đề ô nhiễm môi trường, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, vấn đề dân số, di cư, nhập cư bất hợp pháp, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ nhân đạo, v.v... đều là những thách thức an ninh phi truyền thống có tác động sâu rộng, ảnh hưởng mang tính chất xuyên quốc gia. Điều này dẫn đến một ý thức chưa từng có và ngày càng tăng về những vấn đề toàn cầu. Đây là những vấn đề mà tất cả các nước ASEAN đều có lợi ích chung và nhu cầu chung trong việc đối phó với những thách thức đó.

Đa lợi ích và ràng buộc lẫn nhau, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực, tạo các luật lệ, quy phạm ràng buộc các chủ thể khi tham gia hợp tác, thúc đẩy hợp tác phát triển, mở rộng quan hệ đối tác.

Đối với các nhà Tự do mới, việc tập trung vào các lợi ích đa phương mở rộng trên các vấn đề thương mại và các vấn đề toàn cầu. Toàn cầu hóa cũng là tạo ra tính phổ biến của văn hoá, lịch sử, tính đồng nhất của hệ thống xã hội và các giá trị, sự hội tụ các lợi ích chính trị - an ninh, và đặc điểm của các liên minh trong nước, tất cả đều khiến cho việc chấp nhận các mức độ cần thiết lập các quy định, và hơn thế là quy định biện pháp ràng buộc để thực thi hiệu quả các nội dung của cộng đồng. Đồng thời, trao đổi thương mại phát triển mạnh mẽ đã tạo ra cơ sở hạ tầng vật chất cho việc tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau của xã hội, tác động của hội nhập và bá

60

quyền của các sức mạnh thị trường, tạo điều kiện gia tăng dòng chảy của các giá trị, kiến thức và ý tưởng, làm tăng khả năng của những nhóm có cùng mục đích tổ chức xuyên biên giới quốc gia, tạo ra một xã hội vì công dân xuyên quốc gia.

Chính vì vậy, trước sự gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, cùng với sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu mới, sẽ tạo ra nhu cầu liên kết, mở rộng hợp tác quốc tế, cộng đồng được thiết kế để giải quyết các vấn đề chung và quản lý nhiều nguồn va chạm mới do sự phụ thuộc lẫn nhau làm nảy sinh. Từ đó, thúc đẩy việc hình thành, củng cố hoặc mở rộng nhiều cơ chế sự hợp tác giữa các chủ thể, bao gồm việc thành lập cộng đồng an ninh, các thể chế kinh tế, và chính các thể chế kinh tế này sẽ hỗ trợ hợp tác an ninh bền vững, đem lại lợi ích lâu dài cho tất cả các chủ thể tham gia.

Bản thân ASEAN cũng mong muốn thông qua APSC để có thể trở thành động lực của sự an toàn ở châu Á và trở thành khu vực được kỳ vọng sẽ không có xung đột trong thế kỷ 21. Do đó, Cộng đồng APSC sẽ được kỳ vọng ngăn ngừa, giải quyết và quản lý xung đột, là liên kết mở cho sự tham gia của các đối tác đa dạng nhưng thiện chí và chia sẻ lợi ích chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đạt được mục tiêu này, ASEAN đã thúc đẩy quan hệ hợp tác và điều phối tốt các cơ chế đối thoại hiện có, trao đổi thông tin và tham vấn qua nhiều kênh (cả chính thức và phi chính thức), tạo điều kiện cho việc hình thành chính sách và mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên. Đồng thời, để thực hiện những nội dung xây dựng APSC, ASEAN tiếp tục mở rộng hợp tác với các đối tác thông qua một loạt các công cụ chính trị, các cơ chế hợp tác khác như: Hiệp ước TAC, ZOPFAN, SEANWFZ, ARF, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, v.v và lập thêm những cơ chế mới như Hội nghị Hội đồng APSC, Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ADMM, Diễn đàn AMF cũng như nhiều kênh đối thoại khác của ASEAN, đặc biệt là cả Kênh 2, kênh đối thoại không chính thức.

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (Trang 62)