Truyền thông tin hỗ trợ

Một phần của tài liệu Giảm PAPR và MAI trong hệ thống MC-CDMA (Trang 32)

Đối với các kỹ thuật cần có thông tin hỗ trợ, việc truyền các thông tin này có vai trò quyết định, vì nếu giải mã sai chúng thì sẽ dẫn đến nhiều khả năng trong việc giải mã sai kí hiệu. Do vậy, các thông tin hỗ trợ nên đƣợc truyền với một số lƣợng dự trữ thích hợp, để tránh khả năng bị lỗi. Khi nó truyền cùng với dữ liệu đúng, nhƣ đối với trƣờng hợp SLM, nó có thể đƣợc bảo vệ bằng mã khối dƣ thừa, nhƣng trong tất cả các trƣờng hơp thì giải pháp thích hợp hơn là chọn một vài sóng mang chuyên biệt và thiết kế chòm sao tƣơng ứng với lƣợng dự trữ công suất cao.

Nhƣ đã trình bầy ở phần trên, có rất nhiều các giải pháp đã đƣợc đề suất để giảm PAPR và hiện vẫn chƣa đi đến thống nhất giải pháp nào là chuẩn. Đó là vì các giải pháp đều có ƣu nhƣợc điểm riêng và vẫn cần phải nghiên cứu thêm các khía cạnh. Chẳng hạn nhƣ phƣơng pháp SLM có thể thực hiện với chi phí thấp, nhƣng khả năng giảm PAPR lại không cao. Các phƣơng pháp sử dụng sóng nhánh thêm (không mang thông tin) hay chòm tín hiệu, giảm PAPR đáng kể nhƣng các phép toán tối ƣu khiến cho việc tính toán trở nên phức tạp. Các kỹ thuật mã hóa hấp dẫn ở việc giảm tính toán ở bộ phát OFDM, nhƣng trở nên không hiệu quả do các thông tin dƣ thừa đối với số lƣợng sóng mang nhánh.

Vì vậy, các nghiên cứu về PAPR vẫn đang đƣợc tiếp tục. Trong đó, phƣơng pháp ghim và lọc số (đã nêu khá chi tiết trong 1.4.1) đƣợc coi nhƣ phƣơng pháp đơn giản hiệu quả nên thu hút khá nhiều sự quan tâm sau khi đƣợc đề xuất.

Một phần của tài liệu Giảm PAPR và MAI trong hệ thống MC-CDMA (Trang 32)