0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 3, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 36 -36 )

1. Kết luận.

Tóm lại, vị trí vai trò của người cán bộ lãnh đạo quản lý giáo dục là hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của đội ngũ cán bộ giáo viên trong cơ quan, đến văn hóa nhà trường và nó có thể quyết định đến sự thành, bại trong việc thực hiện nhiệm vụ. Vì thế người cán bộ lãnh đạo quản lý phải dần hoàn thiện mình về cả đức và tài để từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý.Chỉ có nâng cao chất lượng quản lý mới giúp nhà quản lý khẳng định được uy tín, vị trí của mình trong lòng đồng nghiệp và trong lòng xã hội.

Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải không ngừng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Là người trực tiếp quản lý ở trường THPT Lục Ngạn số 3, qua thực tế quản lý và kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL của nhà trường tôi nhận thấy sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục.

2. Kiến nghị.

Qua thực tiễn quản lý nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục, hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho học sinh để đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, tôi có một số kiến nghị sau:

Một là: Phải xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trường học vững

vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với đội ngũ với công việc.

Hai là: Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, đổi mới quản lý,

thực hiện tốt chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo, trẻ hóa đội ngũ.

Ba là: Phải có cơ chế chính sách phát hiện tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ

quản lý, trọng dụng người có đức có tài (lấy đức làm gốc).

Bốn là: Công tác thi đua khen thưởng kỷ luật phải kịp thời công minh,

xứng đáng để có tác dụng động viên khuyết khích những người quản lý tốt và răn đe, giáo dục, ngăn chăn những việc làm chưa tốt vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm kỷ luật.

Năm là: Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, lấy tín nhiệm cán bộ quản lý

hàng năm.

Sáu là: Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động “hai không”. Cuộc vân động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” Thực hiện tốt chỉ thị 40/CT-TƯ của Ban Bí thư trung ương đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊHiệu trưởng Hiệu trưởng Trần Văn Thi Lục Ngạn, ngày 06 tháng 12 năm 2013 Người viết Giáp Thị Hiền

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 3, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 36 -36 )

×