Đổi mới nội dung, hình thức đánh giá cán bộ quản lý 1.Ý nghĩa của giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của người cán bộ quản lý giáo dục trường THPT Lục Ngạn số 3, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 29)

2. Các giải pháp chủ yếu:

2.3.Đổi mới nội dung, hình thức đánh giá cán bộ quản lý 1.Ý nghĩa của giải pháp

Kiểm tra- đánh giá là quá tŕnh thu thập thông tin chứng cứ để trên cơ sở đó biết được những đối tượng đă đạt được so với yêu cầu hay chỉ tiêu đă đặt ra trong quá trình thực hiện, nghĩa là:

+ Kiểm tra là theo dõi thường xuyên quá tŕnh thực hiện

+ Đánh giá là định ra giá trị, là xác định giá trị khách quan của các kết quả làm việc bằng cách so sánh với chuẩn (có thể là mục tiêu) và gán cho nó một lời nhận xét. đánh giá được xem như một sự phán xét theo các mục tiêu đã được thống nhất trong kế hoạch. Song cơ sở của sự phán xét ấy là phân tích giá trị và có chứng cứ trên cơ sở đánh giá cả về số lượng - chất lượng.

Kiểm tra đánh giá là 2 công việc có thứ tự hoặc đan xen nhau nhằm miêu tả và tập hợp những bằng chứng về thành tích của đối tượng.

Kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào mức độ tín nhiệm của cấp dưới, đồng sự và quần chúng. Các trách nhiệm liên đới có tính đến môi truờng, điều kiện công tác.

Việc đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý giáo dục nhằm để các cấp quản lý và từng cán bộ quản lý thấy rõ ưu khuyết điểm của mình và của tập thể đơn vị; nắm vững kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, qua đó thúc đẩy việc phấn đấu rèn luyện, nâng cao chất lượng công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, từ đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đánh giá để thấy được năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức của từng cán bộ, làm căn cứ để cấp trên bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối vớiấcn bộ quản lý.

Việc đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý phải làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, gắn chặt với chuẩn hiệu trưởng; đối chiếu giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ so với kế hoạch đầu năm đã đề ra, so với các chỉ tiêu đã cam kết với cấp trên.

2.3.2.Quy trình đánh giá xếp loại cán bộ quản lý:

- Thực hiện đánh giá, xếp loại theo Quy chế đánh giá công chức hàng năm ban hành theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC ngày 5/12/1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), thông tư 29/2009/TT-BGD& §T và nhiệm vụ cụ thể của mỗi người được giao.

+ Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước;

+ Kết quả công tác (đối chiếu với kết quả thực hiện kế hoạch năm);

+ Tinh thần kỷ luật (ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác, việc thực hiện nội quy cơ quan, các quy định khác của địa phương);

+ Tinh thần phối hợp trong công tác (Phối hợp công tác với các cơ quan liên quan và đồng chí, đồng nghiệp);

+ Tính trung thực trong công tác (Trung thực trong báo cáo cấp trên và tính chính xác trong các báo cáo);

+ Lối sống, đạo đức;

+ Tinh thần học tập nâng cao trình độ; + Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.

+ Kết quả hoạt động của đơn vị, khả năng tổ chức quản lý đơn vị, tinh thần hợp tác với đơn vị bạn và mức độ tín nhiệm với mọi người.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của người cán bộ quản lý giáo dục trường THPT Lục Ngạn số 3, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 29)