Khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của người cán bộ quản lý giáo dục trường THPT Lục Ngạn số 3, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 34)

2. Các giải pháp chủ yếu:

2.5. Khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các giải pháp

Vì không có điều kiện và khả năng tiến hành thực nghiệm, nên chỉ tiến hành kiểm chứng nhận thức về tính hiện thực và tính khả thi của các biện pháp nêu trên trong công tác nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ quản lý trường THPT Lục Ngạn số 3 bằng cách thăm dò ý kiến của 70 người gồm ( hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng nhà trường và 68 giáo viên, nhân viên) dưới hình thức thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến. Sau khi thu hồi các phiếu trưng cầu ý kiến, tiến hành thống kê và xử lý số liệu.

Tổng hợp, kết quả phiếu xin ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Tổng số phiếu xin ý kiến: 70 phiếu.

TT Nhóm giải pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Cần thiết Không cần thiết Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % I Rà soát, phát hiện, tuyển lựa và quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý

II

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho CBQL

69 98.5 1 1.5 68 97.2 2 2.8

III

Đổi mới nội dung, hình thức đánh giá CBQL

69 98.5 1 1.5 65 92.8 5 7.2

IV

Tạo môi trường làm việc cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên.

70 100 0 0 68 97.2 2 2.8

- Về mức độ cần thiết: Các giải pháp đề ra trong phiếu xin ý kiến đều được đánh giá là cần thiết cho việc xây dựng và nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phổ thông , mức độ “ cần thiết” chiếm tỷ lệ cao, chỉ riêng giải pháp về rà soát, phát hiện, tuyển lựa và quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý có 12.9% số phiếu cho là không cần thiết.

- Về tính khả thi: Nhìn chung, các giải pháp đều được đánh giá là có tính khả thi nhưng ở các mức độ khác nhau. Giải pháp về rà soát, phát hiện, tuyển lựa và quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý; Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ quản lý; Tạo môi trường làm việc cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên tỉ lệ cho rằng không khả thi chỉ có (2.9%, 2.8% và 2.8%).

Qua kết quả khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các giải pháp, mặc dù vẫn còn những ý kiến khác nhau nhưng đại đa số những người được khảo sát cho rằng nhóm 4 nhóm giải pháp được nêu trong đề tài là khá cần thiết và có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của người cán bộ quản lý giáo dục trường THPT Lục Ngạn số 3, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w