2. Các giải pháp chủ yếu:
2.2.4. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý trường học.
cho đội ngũ cán bộ quản lý trường học.
- Hàng năm, nhà trường lựa chọn những cán bộ, giáo viên tiêu biểu (trước tiên là đội ngũ cán bộ quản lý , cán bộ nguồn) cử dự học các lớp thạc sỹ chuyên ngành, các lớp quản lý nhà nước, lớp trung cấp lý luận chính trị để nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ. Các đối tượng được chọn cử đi học là những đồng chí có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn khá và giỏi, có uy tín, có thể đề
bạt làm quản lý. Ưu tiên các đối tượng là cán bộ quản lý trẻ, các đối tượng trong quy hoạch cán bộ quản lý giáo dục.
+ Tập huấn công tác thanh tra , kiểm tra nội bộ trường học.
+ Công tác thu chi ngân sách theo đúng luật ngân sách và các quy định của nhà nước.
+ Công tác quản lý cán bộ và nghiên cứu khoa học.
+ Các chuyên đề quản lý dạy - học, quản lý cơ sở vật chất. + Những chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học.
+ Những kinh nghiệm quản lý các trường tiên tiến và thông tin về giáo dục trong nước, quốc tế.
- Bồi dưỡng đầu năm học hàng năm:
+ Xây dựng kế hoạch năm học, đề ra những nhiệm vụ giải pháp cụ thể cho đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch. Đặc biệt chú trọng chủ đề năm học, cải tiến phương pháp quản lý, chỉ đạo ,cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học.
+ Cung cấp cho đội ngũ cán bộ quản lý những thông tin mới giáo dục, những chủ trương chính sách của địa phương, các quy định của ngành.
+ Triển khai những chủ trương lớn của ngành đến toàn thể cán bộ giáo viên thông qua cán bộ quản lý.
- Bồi dưỡng thông qua tổ chức giao ban hàng tháng do Sở GD &ĐT tổ chức giúp cho cán bộ quản lý giáo dục được học tập, tìm hiểu, cập nhất các kinh nghiệm quản lý của các đơn vị bạn.
- Bồi dưỡng cán bộ quản lý qua việc sinh hoạt chuyên môn quản lý theo từng chuyên đề.
+ Chuyên đề quản lý tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường. + Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học từng bộ môn.
+ Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Chuyên đề chỉ đạo thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. + Chuyên đề về tổ chức quản lý dạy thêm học thêm.
+ Chuyên đề về công tác kiểm tra nội bộ trường học, đánh giá ngoài cơ sở giáo dục.
+ Chuyên đề quản lý các loại hồ sơ nhà trường.
+ Chuyên đề quản lý tài chính (biện pháp thực hiện thu, theo dõi, chi).
+ Chuyên đề về quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học nhà trường.
+ Chuyên đề về xây dựng trường chuẩn quốc gia. + Chuyên đề về công tác xã hội hoá giáo dục.
Thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên môn, cán bộ quản lý trẻ mới được đề bạt có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm rất nhanh, đồng thời khuyến khích động viên được những đồng chí năng động, sáng tạo có nhiều cách làm hay đã góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý và hiệu quả giáo dục.
- Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức thăm quan học tập các đơn vị tiên tiến trong huyện, tỉnh, khu vực và toàn quốc. Trong giáo dục - đào tạo việc học tập các điển hình tiên tiến là việc làm rất cần thiết và rất bổ ích nhất là đối với cán bộ quản lý giáo dục. Kinh nghiệm quản lý của người cán bộ quản lý giáo dục không thể phong phú thêm được nếu như chỉ dừng ở việc đóng khung trong phạm vi cơ sở ở trường mình, huyện mình, mà phải có sự nhìn xa vươn rộng.
- Bồi dưỡng thông qua tổng kết sáng kiến kinh nghiệm, hội thảo: Kinh nghiệm quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng là kết quả thu được sau một quá trình lao động khoa học và nghệ thuật của người cán bộ quản lý.
- Bồi dưỡng cán bộ quản lý thông qua việc cử cán bộ quản lý tham gia thi cán bộ quản lý do cấp trên tổ chức, nhằm kiểm tra nhận thức đối với toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý: nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý trường học; khả năng ứng xử tình huống giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; các kỹ năng quản lý, kỹ năng thực hành. Ngoài ra cán bộ quản lý còn phải trực tiếp kiểm tra về kiến thức môn học mình được đào tạo và thực hành ứng dụng công nghệ thông tin.