Vai trò của hế thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VAI TRÒ CẢU HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 41)

1. Vai trò của thị trường tài chính

1.1. Thị trường tài chính tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế

Với vai trò là tích tụ và tập trung tư bản cho nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng thương mại là một kênh huy động vốn giáp tiếp để tạo lập nguồn vốn. Hệ thống Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng huy động vốn của mọi thành phần kinh tế trong xã hội thông qua các dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, …Lãi suất huy động trên thị trường có ảnh hưởng rất quan trọng đến lượng vốn mà các Ngân hàng thương mại huy động được. Lãi suất này phải đảm bảo là lãi suất thực dương, tức là phải cao hơn tỷ lệ mất giá của tiền tệ nhưng phải thấp hơn lãi suất cho vay để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho hệ thống Ngân hàng. Từ nguồn vốn huy động này, các Ngân hàng thương mại cung ứng một lượng vốn dồi dào cho nền kinh tế thông qua hoạt động cấp tín dụng. Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc phát hành và mua bán chứng khoán trên thị trường vốn.

Khi lãi suất tiết kiệm chưa thật sự hấp dẫn những người có tiền nhàn rỗi mong muốn có nơi đầu tư sinh lợi cao hơn, mạo hiểm hơn thì thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn trực tiếp cho nền kinh tế. Dựa vào tính thanh khoản cao của tài sản tài chính trên thị trường này cũng như tính linh hoạt trong lựa chọn danh mục đầu tư sao cho mức sinh lời tối ưu, thị trường chứng khoán ra đời ở Việt Nam đã thật sự là nơi thu hút vốn rất lớn vì tính hấp dẫn ở suất sinh lời cao hơn lãi suất tiết kiệm hay sự kỳ vọng vào giá trị cổ phiếu trong tương lai. Mặt khác, nhà đầu tư cần vốn chỉ phải bỏ ra chi phí rất thấp nhưng có thể huy động nguồn vốn lớn, tức thì, không bị bó hẹp như cơ chế cho vay. Tuy nhiên, điều này

còn phụ thuộc vào sự thuyết phục của nhà đầu tư từ những dự án kinh tế có sức sinh lời cao. Điều quan trọng là cần phải khơi thông cơ chế hoạt động cho thị trường chứng khoán phát triển.

1.2. Thị trường tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế

Các công cụ và chính sách trên thị trường tài chính ngày càng phát triển sẽ giúp khai thông các nguồn vốn và khai thác triệt để các nguồn lực tài chính. Các nguồn lực tài chính bao gồm nguồn lực trong nước và nguồn lực từ nước ngoài. Đối với nguồn lực tài chính trong nước, cần phát triển đa dạng các dịch vụ về tài chính để những khoản tiết kiệm, tiền nhàn rỗi được đưa vào lưu thông sinh lợi hơn là đưa vào cất trữ. Khi đó, nội lực tài chính trong nước được huy động triệt để. Đối với nguồn lực tài chính bên ngoài, cần có chính sách khơi thông luồng tiền vào và ra bằng cơ chế giám sát hơn là các biện pháp quản lý hành chánh, để thu hút nguồn lực tài chính lớn của các tập đoàn nước ngoài.

Thị trường tài chính phát triển, mọi thông tin trên thị trường được công khai, minh bạch. Nhà đầu tư muốn phát hành cổ phiếu huy động vốn trên thị trường phải thực sự là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Sự cạnh tranh thu hút vốn này buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động, thường xuyên đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả kinh tế. Vì thế mà hiệu quả kinh tế của xã hội cũng được nâng lên. Mặt khác, khi doanh nghiệp tạo được sự kỳ vọng vào một giá trị thị trường tương lai tăng cao sẽ kích thích cho mọi người tăng tiết kiệm để đầu tư vào các doanh nghiệp có hiệu quả cao. Vì vậy, thị trường tài chính có vai trò kích thích việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.

1.3. Thị trường tài chính góp phần đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế

Thị trường tài chính được hình thành tùy thuộc vào điều kiện chính trị – kinh tế – xã hội của mỗi nước nên có những đặc thù riêng ở thị trường của mỗi nước. Tuy nhiên, ngày nay với tốc độ tự do hóa toàn cầu, không một thị trường nào có thể phát triển riêng lẻ mà phải có mối liên hệ lẫn nhau. Điều đó được thể hiện bằng việc mức độ tự do hóa thị

trường tài chính trong nước và mức độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vì thế mà hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới tiến hành cải cách tài chính tiền tệ theo xu hướng tự do hóa tài chính.

Đối với tự do hóa tài chính, được thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, tự do hóa lãi suất: lãi suất hình thành trên thị trường phải do thị trường quyết định, phụ thuộc vào cung cầu, đầu tư, mức tiết kiệm và thu nhập trong nền kinh tế. Tự do hóa lãi suất thường gắn liền với nó là tự hóa tỷ giá hối đoái, có tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quyết định tốc độ và tính chất của tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, tự do hóa cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt: là thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Việc áp dụng cơ chế này là phù hợp với thị trường tài chính hiện tại của Việt Nam. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là điều chỉnh tỷ giá linh hoạt tương ứng với một rổ tiền tệ, gồm các đồng tiền tham gia vào thương mại với Việt Nam hơn là neo chặt vào dollar Mỹ. Mấu chốt của chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý là xây dựng một hành lang tỷ giá cho phép tỷ giá giao động trong một giới hạn nhất định xung quanh tỷ giá chính thức của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam phải được tiến hành từng bước và gắn với tự do hóa các lĩnh vực khác như: (i) tự do hóa giao dịch vãng lai; (ii) tự do hóa giao dịch vốn; (iii) thực hiện chuyển đổi đồng bản tệ.

Thị trường tài chính phát triển sẽ làm tăng khả năng chuyển đổi tiền tệ đối với các giao dịch qua tài khoản vãng lai; mở rộng và không hạn chế các giao dịch tài chính qua biên giới của công dân nước sở tại và nước ngoài; các luồng vốn nước ngoài được tự do ra vào trên thị trường chứng khoán. Khi nền kinh tế của một nước là lớn mạnh và đồng tiền có uy tín thì đồng tiền của quốc gia đó được xem là đồng tiền chuyển đổi tự do khi mà bất cứ ai có đồng tiền đó đều có quyền tự do chuyển đổi sang những ngoại tệ tự do mang đầy đủ chức năng thanh toán và dự trữ quốc tế theo tỷ giá hối đoái thị trường ngay ở trong nước và cả khi ra khỏi biên giới quốc gia.

Thị trường tài chính phát triển giúp cho các chủ thể tham gia trên thị trường có thể hòa nhập vào nhau cho dù họ ở bất kỳ đâu trên thế giới và khi đó tính hội nhập quốc tế được thể hiện. Trước hết là trong lĩnh vực kinh tế – thương mại. Những vùng, miền kinh tế khác nhau có thể đang xen hoạt động kinh tế – thương mại của nhau thông qua thị trường tài chính ở mỗi quốc gia khi mà thị trường tài chính được tự do hóa. Các tổ chức, công dân của một nước có thể đầu tư, giao dịch, mua bán hàng hoá và dịch vụ với các tổ chức, cá nhân của nước khác nếu như nền tài chính của hai nước được liên kết với nhau. Các giao dịch của hai bên đều được thể hiện trên thị trường. Vì thế mà kinh tế thế giới ngày càng mang tính toàn cầu. Để đáp ứng cho việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng phải có sự hội nhập quốc tế sâu rộng vào thị trường thế giới. Thực hiện chức năng này, Ngân hàng phải thực sự có tiềm lực tài chính và uy tín trên thế giới. Khi đó, thương hiệu của các Ngân hàng hay tổ chức tài chính là yếu tố quan trọng khi giao dịch trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính, ngoài thực hiện các hoạt động và dịch vụ, yếu tố con người, văn hóa – xã hội vùng, miền mà họ là người ở đó, cũng được thể hiện thông qua quá trình giao dịch, hoạt động trên thị trường. Từ đó mà tính văn hóa, xã hội, ngoại giao giữa các nước, các khu vực được hội nhập, đan xen vào nhau.

Tóm lại, việc hình thành thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước. Đây là thị trường tiền đề cho mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội được diễn ra, bắt đầu từ việc tạo lập nguồn vốn đến nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và cuối cùng là hội nhập và nền kinh tế thế giới. Cho nên, thị trường tài chính cần được xây dựng trên những nền tảng vững chắc, có cơ chế giám sát phù hợp nhằm hạn chế những tác hại, rủi ro khi có khuảng hoảng tài chính.

2. Vai trò của trung gian tài chính

2.1. Vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển các ngành nghề. Cùng với sự phát triển thì nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, cho nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao. Sự phát triển

của các loại hình trung gian tài chính đã tạo ra một lượng cung vốn dồi dào cho các doanh nghiệp, có tác dụng thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp 1 lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16% - 18% GDP, gần 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên thì việc các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn khó khăn do hoạt động của các doanh nghiệp còn chưa được ổn định, doanh thu giảm và gặp nhiều rủi ro và do nghị quyết 13, các Ngân hàng bị giới hạn lãi suất trần làm cho các ngân hàng cũng không muốn cho các doanh nghiệp vay vì chênh lệch lãi tiền gửi và tiền cho vay còn thấp, các ngân hàng không muốn rơi vào tình trạng khó khắn khi các DN không có khả năng chi trả.

Nhà nước ta đã xác định mục tiêu hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là phải có nguồn vốn, trong số nguồn vốn đó, thì nguồn vốn của NHTM vẫn chiếm tỉ trọng cao và là chủ yếu. Hoạt động huy động vốn ở Việt Nam đang diễn ra trong điều kiện khá thuận lợi vì có thị trường chứng khoán ra đời, việc huy động những khoản tiền nhàn rỗi của dân cư ngày càng hiệu quả … Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu hút tiền gửi vào thị trường huy động vốn, đặc biệt là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện rất đa dạng và phong phú với các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, có thể thấy một số tồn tại lớn là chưa thu hút được tối đa tiền gửi không kì hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rủ tiền mặt ra chi tiêu bất cứ lúc nào. Đây là nguồn vốn rất lớn và quan trọng, tạo đà phát triển cho nền kinh tế.

2.2. Vai trò thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển

Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặt biệt là tổ chức tin dụng, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng trung ương tiến dần tới phù hợp thông lệ quốc tế, các NHTM và TCTD được chủ động trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng động cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển.

2.3. Vai trò phát triển, vận hành hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt

Các trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn, rút ngắn chu kì sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, thanh toán không dùng tiền tệ, do đó tiết kiệm được chi phí lưu thông. Việc thanh toán không dùng tiền mặt còn tạo tiền đề kinh tế thuận lợi để Ngân hàng kiếm soát các hoạt động kinh tế của các tác nhân kinh tế với mục đích củng cố kỉ luật thanh toán, đảm bảo nguyên tắc thu chi tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việt Nam thực hiện tốt công tác không dùng tiền mặt trong thanh toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho từng thành viên trong nền kinh tế đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt còn thấp và thanh toán bằng tiền mặt còn cao. Lí do: do Hệ thống Ngân hàng (đặc biệt là Hệ thống thanh toán) chưa phát triển, Ngân hàng mất lòng tin ở công chúng trong thời gian dài, công chúng chưa có thói quen giao dịch với Ngân hàng, phương thức thanh toán nghèo nàn, phức tạp. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì thực trạng của việc thanh toán không dùng tiền ở nước ta đã được cải thiện, khi cơ sở pháp lí đang dần được đồng bộ và khắc phục các lỗ hổng, cơ sở hạ tầng về công nghệ đang dần hiện đại.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VAI TRÒ CẢU HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)