Cơ sở hạ tầng pháp lý, kỹ thuật

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VAI TRÒ CẢU HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 29)

1. Hệ thống pháp luật

Tính đến thời điểm hiện tại với bối cảnh và điều kiện thực tiễn ở VN thì hệ thống pháp luật đc đánh giá là tương đối đầy đủ để HTTC hoạt động. Hiện đã có Luật ngân sách nhà nước, Luật ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm, Luật chứng khoán.

Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH 11, ngày 16/12/2002 đc ban hành nhằm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỉ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản nhà nước. Ngân sách Nhà nước VN với các công cụ thuế và chi tiêu có thể điều tiết sự phát triển của HTTC trong những trường hợp cụ thể nhất định. Chẳng hạn, để đối phó với tình trạng giảm phát với suy giảm kinh tế, ngày 16/1/2009 thường trực chính phủ đã thông qua phương án sử dụng kích cầu từ 17000 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ lãi suất cho vay là 14% (thời hạn tối đa 12 tháng) đối với 1 số đối tượng thông qua các NHTM. Với động thái này, các doanh nghiệp sẽ giảm bớt đc khó khăn, tiếp cận đc nguồn vốn ngân hàng với chi phí hợp lý, tạo động lực cho hệ thống ngân hang, các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động huy động vốn và cung ứng vốn cho kinh tế.

Luật Ngân hàng nhà nước số 06/1997/QHX ngày 12/12/1997, luật sửa đổi bổ sung số 10/2003/QH11 ngày17/06/2003. Luật này được ban hành nhằm xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hang, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004 có hiệu lực ngày 01/10/2004. Luật này quy định: Thống nhất quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; đầu tư vốn và các nguồn lực khác để phát triển các tổ chức tín dụng nhà nước, tạo điều kiện

cho các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ. Nhà nước thành lập các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác; phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn; phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước. Chính phủ quy định chính sách ưu đãi tín dụng về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn.

Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000. Luật này ra đời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Luật bảo hiểm xã hội đc Quốc hội khóa 11 họp kì thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006. Luật này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01/01/2008, đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01/01/2009. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm cảu người lao động, của cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, tổ chức bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước vè bảo hiểm xã hội.

Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006. Luật này quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật chứng khoán xác định rõ 5 nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán đó là: (i) Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân; (ii) công bằng, công khai, minh bạch; (iii) bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; (iv) tự chịu trách nhiệm về rủi ro; (v) tuân thủ quy định pháp luật.

Tuy nhiên vấn đề quản lý chưa thực sự đồng bộ và thống nhất. Một số tổ chức có quy mô hoạt động tín dụng rất lớn nhưng không chịu sự chi phối của luật các tổ chức tín dụng và chịu sự giám sát của NHNN như Quỹ hỗ trợ phát triển và các quỹ đầu tư phát triển

địa phương. Tổng tài sản của Quỹ hỗ trợ phát triển có thể lớn hơn tổng tài sản của NHTM lớn nhất VN là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Hệ thống cung cấp thông tin

Hiện nay các NH nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung đang từng bước áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Các quy định về kiểm toán vẫn chưa thực sự đầy đủ vả tuân thủ 1 cách nghiêm ngặt. Hiện vẫn chưa có hệ thống lưu trữ thông tin tín dụng và tổ chức xếp loại tín dụng đủ độ tin cậy

3. Hệ thống thanh toán

Là một nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt do các ngân hàng trung gian cung cấp để phục vụ cho các dịch vụ chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Hệ thống này thường do một ngân hàng đứng ra đảm nhận (ở Việt Nam là Ngân hàng Đầu tư và phát triển) với mục tiêu tạo ra thuận lợi trong việc đối chiếu, kiểm soát khi thanh toán và giảm thời gian thanh toán cho các giao dịch. Trước năm 2000, hầu hết các tổ chức tài chính ở VN sử dụng hệ thống thanh toán phân tán. Nhưng từ năm 2000 đến nay, các tổ chức tài chính, nhất là các NHTM đã sử dụng hệ thống thanh toán tập trung. Từ năm 2002, NHNN VN đã triển khai hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Đây là 1 bước tiến trong việc áp dụng công nghệ thanh toán của hệ thống tài chính VN.

Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Việt Nam đang tồn tại 5 hệ thống thanh toán cùng song song hoạt động. Đó là:

Thứ nhất, hệ thống TTTĐTLNH, được thiết kế theo giải pháp tập trung hoá tài khoản, mỗi ngân hàng thành viên chỉ mở và sử dụng một tài khoản duy nhất tại NHNN.

Thứ hai, hệ thống chuyển tiền điện tử (CTĐT) liên ngân hàng do NHNN tự xây dựng và vận hành trước khi có hệ thống TTĐTLNH. Đây là hệ thống chuyển tiền điện tử trong nội bộ NHNN, được thiết kế theo giải pháp tài khoản phân tán, nghĩa là mỗi chi nhánh của các NHTM tham gia hệ thống này bắt buộc phải mở một tài khoản thanh toán tại chi nhánh NHNN cùng địa bàn.

Thứ ba, hệ thống thanh toán bù trừ (TTBT) tại tỉnh, thành phố do chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố chủ trì. Hệ thống này đang hoạt động ở hai cấp độ kỹ thuật khác nhau. Một số tỉnh, thành phố thực hiện chuyển lệnh thanh toán bằng các thiết bị điện tử (bù trừ điện tử), số tỉnh còn lại vẫn thực hiện bù trừ giấy theo phương pháp thủ công, hai phiên giao dịch một ngày. Phần lớn các lệnh thanh toán được bù trừ trong địa bàn. Những khoản thanh toán ngoài địa bàn sẽ phải chuyển qua hệ thống CTĐT để thực hiện (ba hệ thống này do NHNN quản lí và điều hành).

Thứ tư, các hệ thống CTĐT của các NHTM. Các hệ thống này được thiết lập khi các NHTM chưa tổ chức được hệ thống Corbanking tập trung hoá tài khoản. Cách thức thiết kế kỹ thuật, phương pháp hạch toán và vận hành có khác nhau nhưng nội dung thực hiện đều là chuyển các lệnh thanh toán trong nội bộ mỗi NHTM, từ chi nhánh về Hội sở chính hoặc từ chi nhánh này đến chi nhánh khác.

Thứ năm, hệ thống chuyển tiền quốc tế (S.W.I.F.T), thường gọi là hệ thống thanh toán quốc tế. Đây mới chỉ đơn thuần là hệ thống CTĐT quốc tế, vì đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa có hệ thống thanh quyết toán vốn (Settlement) cho hệ thống chuyển tiền này.

Việc áp dụng công nghệ thanh toán điện tử có nhiều ưu điểm, đó là:

Thứ nhất, điếm khác biệt lớn nhất giữa thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống là thông qua các phương tiện điện tử, loại bỏ hầu hết việc giao nhận giấy tờ và việc ký truyền thống thay vào đó là các phương pháp xác thực mới.

Thứ hai, Dùng phương pháp mới để xác nhận đúng người có quyền ra lệnh thanh toán mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Lợi ích lớn nhất là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Các giao dịch qua kênh điện tử có chi phí vận hành rất thấp

Thứ ba, Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với phương pháp truyền thống

Thứ tư, Với thanh toán điện tử, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Việc không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả, nhầm lẫn… sẽ giảm bớt được việc thiếu minh bạch so với giao dịch bằng tiền mặt.

Bên cạnh đó cũng có một số hạn chế đó là:

Thứ nhất, tập quán tiêu dùng, nhận thức về thanh toán điện tử là một trở ngại lớn khi xã hội Việt Nam có một thói quen lâu đời sử dụng tiền.

Thứ hai, ở Việt Nam cơ sở hạ tầng còn đầu tư theo từng dự án, từng doanh nghiệp, ngân hàng thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Điểm chấp nhận thanh toán còn ít do vậy tại một số nơi người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng tiền mặt.

Thứ ba, lo ngại về sự an toàn trong giao dịch cũng là một trở ngại, từ chỗ lo ngại dẫn đến việc không tiếp cận do vậy không thấy được lợi ích của thanh toán điện tử.

Thứ tư, mặc dù luật giao dịch điện tử đã có hiệu lực từ ngày 1/3/2006 tuy nhiên còn nhiều vấn đề liên quan đến yếu tố công nghệ vẫn chưa được đề cập chi tiết như tội phạm công nghệ, tranh chấp qua giao dịch điện tử.

Ngoài ra, vẫn tồn tại các hình thức lừa đảo xuất hiện trên Internet thông qua các website nhằm thu thập thông tin bí mật của khách hàng hoặc lừa đảo khách hàng chuyển tiền tới tài khoản của họ.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VAI TRÒ CẢU HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)