Các trung gian tài chính khác

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VAI TRÒ CẢU HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 27)

2.1. Công ty bảo hiểm

Việt Nam có một thị trường bảo hiểm năng động và tiền năng. Sự ra đời và xuất hiện của các công ty bảo hiểm trên thị trường đem lại cho người tiêu dùng nhiều lợi ích từ việc bảo hiểm những rủi ro trong cuộc sống hàng ngày.

Các công ty bảo hiểm với rất nhiều sản phẩm bảo hiểm hầu như đã đáp ứng được những nhu cầu bảo hiểm phong phú từ khách hàng. Hiện các công ty bảo hiểm đang quản lý một lượng lớn nguồn vốn. Nguồn vốn này các Công ty bảo hiểm có nhu cầu đầu tư dài hạn, đầu tư vào các dự án có mức độ mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận.

Doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng cao và ổn định. Từ năm 2003-2010, doanh thu phí bảo hiểm đã tăng 195% (tương đương với số tuyệt đối là 20.218 tỷ đồng). Đến năm 2010, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên 11 doanh nghiệp BHPNT và 10 doanh nghiệp BHNT làm cho tỷ lệ số DNBH nước ngoài trong ngành bảo hiểm chiếm 53,7% (tăng gần 10% so với năm 2003). Thị trường bảo hiểm Việt Nam, tuy có sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, nhưng đã thể hiện rõ sự phát triển bất cân xứng và mức độ tập trung thị trường cao. Ngành bảo hiểm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thể hiện ở tỷ lệ đóng góp của bảo hiểm vào sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ này đã tăng từ 1,86% năm 2003 đến 1,94% năm 2010; Bảo hiểm là một kênh huy

động vốn đầu tư mạnh trong nền kinh tế. Năm 2003, số này là 14.602 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, số lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế năm 2010 đạt 80.244 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này có sự đóng góp quan trọng của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Với chức năng ổn định kinh tế - xã hội, ngành bảo hiểm đã có những bước tiến ấn tượng. Mức tăng trưởng này đặc biệt nhanh kể từ năm 1999 nhờ vào hiệu quả của những chính sách mở cửa. Trị giá bồi thường và bổ sung dự phòng nghiệp vụ tăng rất nhanh trong giai đoạn. Trong giai đoạn này, trong khi mức phí bảo hiểm thay đổi không đáng kể, trị giá bồi thường tăng 1.676 tỷ đồng với mức tăng bình quân hàng năm đạt 62,48% cho thấy các chủ thể trong xã hội được bảo vệ tốt hơn trước rủi ro. Mức bổ sung dự phòng nghiệp vụ cũng tăng đặc biệt nhanh trong thời gian trên nhờ vào sự tham gia ngành của các công ty bảo hiểm mới, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài. Tạo công ăn việc làm: lượng lao động ngành bảo hiểm đã tăng nhanh chóng. Tính đến cuối 2010, số lượng lao động ngành bảo hiểm đã tăng 81.8% so với năm 2003.

Năm 2011, bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 21.500 tỉ đồng, tốc độ có giảm chút ít so với năm 2010 do ảnh hưởng của thắt chặt tín dụng và nợ công.

Năm 2012, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 40.591 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2011; trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 22.675 tỷ đồng, tăng 10,2% và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 17.916, tăng 12%. Toàn ngành bảo hiểm đã đầu tư gần 91.000 tỷ đồng vào nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với đó, các DN bảo hiểm tiến hành tái cơ cấu, đảm bảo biên khả năng thanh toán, danh mục đầu tư an toàn, hiệu quả; xử lý nợ khó đòi (trong đó có nợ phí bảo hiểm) và tái cơ cấu vốn chủ sở hữu, giảm dần vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tại các DN bảo hiểm; lựa chọn đối tác chiến lược tham gia góp vốn.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VAI TRÒ CẢU HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 27)