7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề phân tầng xã hội
2.2.1. Những chủ trƣơng, giải pháp cơ bản
Trên cơ sở thực hiện đúng đắn, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Thành phố đã tích cực và kịp thời đề ra những chủ trương và giải pháp trong việc giải quyết vấn đế phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo. Trong quá trình đề ra các chủ trương và giải pháp Đảng bộ và chính quyền Thành phố luôn quán triệt nguyên tắc phải nhận được “sự đồng tình hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân” [19; tr.41], từ đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên, kiên trì, liên tục của các ngành, các cấp. Bên cạnh đó là cần có sự sáng tạo trong cách nghĩ, mạnh dạn trong cách làm của đội ngũ cán bộ cơ sở và sự bền bỉ, nỗ lực vươn lên của các thành phần dân cư, đặc biệt là của những người nghèo, hộ nghèo.
Trên quan điểm “chấp nhận” phân tầng xã hội, Thành phố cũng đã có nhiều chủ trương, giải pháp để hạn chế tình trạng này. Việc đề ra các chủ trương và giải pháp được hình thành trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tác động đến vấn đề phân tầng xã hội trên địa bàn Thành phố, với một số điểm cơ bản như sau:
- Thứ nhất, thực thi và ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách rõ ràng, minh bạch, tạo ra “khung pháp lý” an toàn, tự do, thông thoáng cho mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội vươn lên làm giàu hợp pháp, chân chính và ngăn chặn làm ăn phi pháp, trái với pháp luật.
- Thứ hai, bên cạnh việc tập trung phát triển các địa bàn trung tâm, Thành phố cũng chú trọng đầu tư, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ở các khu vực ngoại ô, huy động các nguồn lực vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tăng hộ khá,...nhằm hạn chế sự chênh lệch trong sự phát triển kinh tế - xã hội giữa nội thành và ngoại ô là một nguyên nhân dẫn đến phân tầng xã hội.
- Thứ ba, xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng và chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu quả theo hướng “trong sạch, vững mạnh”. Bên cạnh đó cần phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
47
- Thứ tư, chú trọng giải quyết các vấn đề về giáo dục, lao động, việc làm, nhà ở và các dịch vụ xã hội; chăm lo công tác xóa đói, giảm nghèo.
- Thứ năm, thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trợ giúp xã hội.
- Thứ sáu, thực hiện tốt chính sách thuế trên tinh thần chặt chẽ, kiên quyết và minh bạch công khai các khoản thu; sử dụng tích cực, có hiệu quả các khoản thu từ việc đóng thuế của người dân.
2.2.2. Những kết quả nổi bật
Những thành tựu mà trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua của thành phố Hồ Chí Minh là hết sức to lớn. Tuy nhiên, dưới đây chỉ nêu một số kết quả nổi bật trong việc góp phần hạn chế và giải quyết vấn đề phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo của Thành phố.
Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với chí số tăng trưởng GDP của Thành phố tiếp tục đạt được ở mức cao hơn cả nước, thu nhập bình quân đầu người cũng dẫn đầu ở mức cao 3600 USD/1 người/1 năm. Điều đáng nói ở đây là thu nhập bình quân đầu người tăng khá đều giữa các bộ phận dân cư, đặc biệt là bộ phận trung lưu.
Trong công tác xóa đói giảm nghèo, Thành phố luôn đi đầu trong công tác này, bắt đầu thực hiện từ năm 1992, cho đến hiện nay đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong quá trình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở Thành phố được chia làm 3 giai đoạn (giai đoạn 1: 1992 – 2003; giai đoạn 2: 2004 – 2008; giai đoạn 3: 2009 – 2015) và đã có 6 lần điều chỉnh nâng mức chuẩn nghèo của riêng Thành phố. Trong giai đoạn 1, toàn Thành phố có 121.722 hộ nghèo (theo chuẩn dưới 3 triệu đồng/người/năm ở khu vực nội thành và dưới 2,5 triệu đồng/người/năm ở ngoại thành) chiếm tỷ lệ 17%; kết thúc giai đoạn này (cuối năm 2013) số hộ nghèo chỉ còn 1.655 hộ (chiếm 0,15%). Đến cuối năm 2008, số hộ nghèo chỉ còn 2.754 hộ (chiếm 0,2%), sau khi đã nâng định mức nghèo. Năm 2009, mở đầu giai đoạn 3, Thành phố quyết tâm nâng chất chương trình lên một bước đột phá với tên gọi mới là “chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá” có mục tiêu cao hơn
48
và chuẩn nghèo mới theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người của thế giới với 2USD/người/ngày, tiếp cận với mức chuẩn nghèo thế giới. Số hộ nghèo được điều tra thống kê là 152.328 hộ (chiếm 8,4%). Đến cuối năm 2010 giảm xuống còn 6,41% [19; tr.40]. Cuối năm 2012 toàn Thành phố còn 61.2000 hộ nghèo (theo chuẩn thu nhập 12 triệu đồng/người/năm) với 278.1000 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 3,4% tổng số hộ dân. Theo chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 về hộ nghèo và cận nghèo Thành phố còn 6 hộ nghèo với 11 nhân khẩu và 6000 hộ cận nghèo với 249.000 nhân khẩu, chiếm 0,36 hộ dân Thành phố. Bên cạnh đó, quỹ xóa đói, giảm nghèo đến tháng 10/2012 có 248,8 tỷ đồng, tăng 5,9 lần so với đầu năm 2012. Quy đang hỗ trợ vốn cho 31 ngàn hộ nghèo với số tiền 201,3 tỷ đồng và 183 cơ sở sản xuất kinh doanh thu nhận 1.888 lao động nghèo [62; tr.25].
Về vấn đề giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động tại Thành phố cũng có những đóng góp quan trọng trong bối đất nước đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Trong năm 2011 số lao động được giải quyết việc làm là 292.1000; năm 2012 chỉ tiêu đưa ra là 265.000 trong tình trạng khủng hoảng kinh tế vẫn thực hiện vượt chỉ tiêu với 289.3000 lao động được giải quyết việc làm [62; tr.1]. Ngoài công tác giải quyết việc làm cho người lao động làm việc trong các khu vực kinh tế, Thành phố luôn quan tâm đến công tác xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; đặc biệt chú trọng hỗ trợ và tạo điều kiện để người lao động thuộc diện xóa đói giảm nghèo, người bị thu hồi đất đạo đào tạo nghề miễn phí và vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo, ngân hàng chính sách với số tiền lên đến 80% tổng số phí phải đóng trước khi đi làm việc tại nước ngoài.
Trong lĩnh vực an sinh xã hội, bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ xã hội cũng mang lại những kết quả nổi bật theo hướng vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ, đồng thời mở rộng đối tượng được hưởng, đặc biệt là tập trung vào đối tượng hộ nghèo. Ví dụ năm 2012 ngành chức năng của Thành phố đã cấp 112.100 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo – hộ nghèo (theo chuẩn của Thành phố) [62; tr.25]. Các chương trình, hình thức hỗ trợ xã hội
49
được đa dạng hóa (chương trình quỹ “vì Trường Sa thân yêu, vì tuyến đầu tổ quốc”, chương trình “ngôi nhà ước mơ”, “vượt lên chính mình”, “chung sức”,…) với sự tham gia hưởng ứng tích cực của đông đảo người dân không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với người nghèo địa bàn Thành phố mà có ý nghĩa và hiệu quả to lớn trong phạm vi cả nước. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách với người có công và gia đình, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương tiếp tục được nhân rộng.
Hệ thống y tế được đầu tư phát triển; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, nâng cấp; các loại hình dịch vụ y tế phát triển đa dạng, cơ bản đáp ứng việc khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; các dịch bệnh nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi. Công tác thanh tra, giám sát an toàn thực phẩm được tăng cường. Các chính sách dân số, gia đình và trẻ em được chú trọng thực hiện đạt kết quả thiết thực. Tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm, đạt chỉ tiêu đề ra. Những kết quả trên đây là cơ sở quan trọng để Thành phố tiếp tục đề ra những chủ trương, phương hướng và những giải pháp lâu dài tập trung vào việc giải quyết vấn đề phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trên địa bàn.
Trong lĩnh vực giáo dục, cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục phổ thông, dạy nghề, giáo dục thường xuyên tiếp tục được nâng cao; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò của hội khuyến học trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Quy mô đào tạo các cấp học tăng lên, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề được mở rộng.
Những thành quả đó cần được phát huy hơn nữa nhằm tạo tiền đề cơ sở cho sự phát triển bền vững của Thành phố, cùng cả nước phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại.
2.2.3. Những khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được về thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội, góp phần vào việc hạn chế hiện tượng phân tầng xã hội, thì thời gian qua, việc thực hiện vấn đề này trên địa bàn Thành phố còn một số hạn chế sau:
50
Một là, công tác Đảng, chính quyền vẫn còn một số bất cập, vấn đề này đang là thực trạng chung của cả nước với những biểu hiện, như: tình trạng lợi dụng chức quyền để hưởng lợi bất chính, tham nhũng, tham ô, lãng phí vẫn còn xảy ra. Nghị quyết Đại hội IX của Thành phố chỉ rõ: “ ...Kiểm tra, giám sát, nhất là phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa được tập trung đúng mức; tình hình tham nhũng còn diễn biến phức tạp; việc phát hiện những điển hình tốt, cách làm hay để nhân rộng và động viên khen thưởng còn ít; một số cấp ủy chưa lãnh đạo ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện tốt vai trò tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo ngăn ngừa sai phạm, đặc biệt ở những ngành dễ phát sinh tiêu cực; chất lượng tự kiểm tra ở một số đơn vị, địa phương còn hạn chế, việc theo dõi, chỉ đạo khắc phục hậu quả sau kiểm tra chưa chặt chẽ; tỉ lệ đảng viên sai phạm tuy có giảm nhưng chưa nhiều, mức độ vi phạm nghiêm trọng còn xảy ra...”. Những tồn tại này cũng “góp phần” đưa đến hiện tượng bất bình đẳng xã hội và gây nên tình trạng phân tầng xã hội một cách tiêu cực.
Hai là, chất lượng tăng trưởng kinh tế thời gian qua chưa cao. Tăng trưởng kinh tế của Thành phố giai đoạn này chủ yếu là do tăng các yếu tố vào – tăng trưởng về lượng; còn chất lượng của tăng trưởng còn khá thấp. Việc gia tăng về vốn và lao động là những nhân tố chủ yếu góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố; chất của tăng trưởng dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế của Thành phố còn thấp và chưa rõ nét; xếp hạng năng lực cạnh tranh của thành phố Hồ Chí Minh chưa cao; tăng trưởng kinh tế Thành phố đang mang theo trong mình các vấn đề hiểm họa về môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, tệ nạn xã hội.
Ba là, phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội càng có chiều hướng nới rộng trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ngày càng giãn ra. Đời sống của người dân ở nông thôn mặc dù được cải thiện so với trước nhưng vẫn còn khoảng cách khá lớn với thành thị. Đặc biệt là vấn đề hưởng thụ văn hóa, tinh thần. Nguy cơ tái nghèo của dân cư khu vực nông thôn khá cao.
51
Bốn là, vấn đề lao động việc làm vẫn còn là một bài toán khó đối với Thành phố, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như các doanh nghiệp trên địa bàn làm ăn khó khăn buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc bị phá sản, số lượng người nhập cư quá lớn, hay một số ít người muốn thay đổi môi trường làm việc, tìm kiếm công việc, môi trường làm việc mới phù hợp với năng lực chuyên môn hoặc lương cao,...thì con số thất nghiệp ở Thành phố hiện nay còn khá lớn: “năm 2012 số lao động thất nghiệp tính từ 15 tuổi trở lên là 4,9%” [62; tr.25] và có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng lao động không có hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng miệng còn phổ biến đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động, việc làm của họ không chỉ có thu nhập thấp, bếp bênh, mà các chế độ đãi ngộ, an toàn lao động và đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cũng không được thụ hưởng.
Năm là, trong giải quyết vấn đề an sinh xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trợ giúp xã hội, mặc dù đã được cải tiến theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ và đối tượng được thụ hưởng, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Trong khi đối tượng có nhu cầu thụ hưởng thực sự các chính sách này là những người lao động có thu nhập thấp thì chất lượng và thái độ phục vụ của các ngành chủ quản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng còn nhiều vưỡng mắc, chẳng hạn việc quy định người lao động bị cắt hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu từ chối việc làm không có lý do chính đáng, trong khi thiếu giải thích cụ thể trong trường hợp nào được gọi là từ chối việc làm không có lý do chính đáng. Quá trình giải quyết thủ tục lĩnh tiền bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn khá phức tạp đối với người lao động, một số người lao động bị chi trả trễ do doanh nghiệp chưa trả tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Sáu là, việc chăm sóc phúc lợi cho người dân còn nhiều hạn chế, nhất là đối với người nghèo. Tình trạng quá tải của các bệnh viện và sự chậm nâng cấp về chất lượng dịch vụ y tế công, giá thuốc tăng cao, các khoản viện phí cao trở thành gánh nặng đối với bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo. Học phí, và các khoản
52
đóng góp khác liên quan đến học tập của học sinh các cấp trên địa bàn Thành phố ngày càng gia tăng, là gánh nặng đối với các gia đình, đặc biệt là các gia đình nghèo. Phúc lợi xã hội của Thành phố chưa vươn tới đối với những người lao động nhập cư, đặc biệt trên các lĩnh vực như giáo dục, y tế, nhà ở cho người có thu nhập thấp. Người nhập cư phải sinh hoạt trong điều kiện vật chất tạm bợ, thiếu thốn và đời sống vật chất, tinh thần thấp. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho người dân như trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, công viên, khu vui chơi giải trí chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu dân cư lao động nghèo.
Những khuyết điểm, tồn tại trong việc thực hiện vấn đề công bằng, bình đẳng xã hội, giải quyết vấn đề phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu đưa đên sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo. Việc chấp nhận phát triển kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc thừa nhận sự tồn tại của phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo. Kinh tế thị