7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến phân tầng xã hội ở Thành phố
Có nhiều yếu tố tác động đến tình trạng phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tuy nhiên xét ở một số lĩnh vực và khía cạnh từ chủ quan đến khách quan, có thể nêu lên một số nhân tố như sau:
Thứ nhất, yếu tố phát tiển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và sự tác động của nó đến phân tầng xã hội
Khi Việt Nam phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, với vai trò, vị trí là một trung tâm kinh tế của cả nước, tất yếu thành phố Hồ Chí Minh là nơi “nhận” được sự tác động mạnh mẽ nhất, từ những tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển về lĩnh vực kinh tế - xã hội đến những tác động tiêu cực bởi mặt trái của cơ chế thị trường.
39
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, phân tầng xã hội đã có những tác động tích cực, thúc đẩy tính năng động xã hội trong mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, kích thích họ tìm kiếm và khai thác các cơ hội để phát triển. Mặt khác cũng tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt nhằm sàng lọc, tuyển chọn nhưng người có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để trở thành những thành viên của nhóm xã hội vượt trội về kinh tế - động lực cho sự phát triển của một ngành, lĩnh vực và của địa phương Thành phố. Các đặc tính của kinh tế thị trường như mục tiêu tối thượng là hiệu quả kinh tế, tính cạnh tranh gay gắt, kinh tế thị trường cũng dẫn tới phân hóa các cố kết xã hội, phân hóa mức sống, việc mua bán, trao đổi sức lao động, hàng hóa..., sẽ tác động mạnh vào các quan hệ xã hội dẫn đến phân tầng xã hội.
Bên cạnh đó việc tham gia vào xu thế toàn cầu hóa mà một trong những biểu hiện của nó là sự hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một trong những nhân tố làm gia tăng quá trình phân tầng xã hội. Toàn cầu hóa không chỉ tác động đến nền kinh tế của từng quốc gia, từng lĩnh vực kinh tế, trên thực tế nó tác động đến mọi người, mọi nhà, mọi lĩnh vực sản xuất, mọi thành phần kinh tế. Những cá nhân, nhóm xã hội nào năng động, có nhiều lợi thế sẽ có cơ hội vươn lên làm giàu và chiếm lĩnh những vị trí cao trong sản xuất, kinh doanh cũng như trong đời sống chính trị - xã hội,...Những cá nhân, nhóm xã hội nào kém năng động, thụ động, ỷ lại hoặc trình độ tay nghề, năng lực kinh doanh hạn chế đương nhiên rơi vào tầng lớp xã hội yếu thế (nghèo, vị trí xã hội thấp,...). Hội nhập kinh tế làm cho xã hội thay đổi, phân hóa sâu sắc hệ thống giá trị, đó là quá trình giao lưu, giao tiếp của các nền văn hóa và làm thay đổi các giá trị chuẩn mực trong xã hội truyền thống. Bên cạnh những cái hay, cái tốt có thể học được, đang nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: lối sống thực dụng, đua tranh và những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, cùng với đó là bản sắc văn hóa dân tộc có thể bị mai một. Trong xã hội sẽ diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc hệ giá trị của các cộng đồng dân cư, giữa một bên là các giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc với một bên là những giá trị mới mang đặc trưng của các nước phương Tây và các nước công nghiệp phát triển.
40
Thứ hai, các yếu tố thuộc về chủ trương, chính sách
Hệ thống các chủ trương chính sách xã hội của Đảng Nhà nước và Đảng bộ, chính quyền Thành phố cũng là những yếu tố hết sức quan trọng tác động vào nền kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội. Những yếu tố này là những đảm bảo quan trọng để quá trình hội nhập, phát triển kinh tế thị trường, phân hóa xã hội, phân tầng xã hội diễn ra trong một “khuôn khổ” có thể kiểm soát ở mức độ nhất định. Với việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực thi một cách thiết thực và hiệu quả các chính sách xã hội, cùng với việc tổ chức bộ máy chính quyền và tổ chức Đảng một cách chặt chẽ, tinh gọn và hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Bên cạnh đó, việc thực thi dân chủ, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tự do phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, những chủ trương chính sách và việc thực hiện các vấn đề như lao động, việc làm, thuế, an sinh xã hội,...Tác động trực tiếp đến quá trình phân tầng xã hội. Nếu các chủ trương, chính sách xã hội hướng đến lợi ích của đại bộ phận quần chúng nhân dân thì chắc chắn vấn đề phân tầng xã hội sẽ nằm trong “tầm kiểm soát” ngược lại nếu chỉ tập trung vào một số bộ phận, vì lợi ích nhóm thì vấn đề phân tầng xã hội tất yếu sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Thứ ba, nhóm các yếu tố thuộc về đặc trưng cá nhân, gia đình và cộng đồng, như: nguồn gốc giai tầng, trình độ học vấn, nghề nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, với vị thế của một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước. Thành phố là nơi hình thành và luôn duy trì số lượng lớn nhóm gia đình và cá nhân có địa vị cao xét ở 3 phương diện: địa vị kinh tế (tài sản, thu nhập); địa vị xã hội (uy tín) và địa vị chính trị (quyền lực).
Với “bề dày” phát triển kinh tế - xã hội của mình, cùng với vị trị là một trung tâm đô thị bậc nhất của nước ta, có thể khẳng định thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tồn tại một số lượng lớn “giai tầng xã hội người giàu”, ít nhất là trong lĩnh vực thu nhập, giá trị tài sản và mức sống. Những người thuộc giai tầng cao này có điều kiện để duy trì và phát triển địa vị của mình bởi những thuận lợi từ địa vị của họ
41
mang lại, như: có điều kiện tốt để học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, có điều kiện chăm soc sức khỏe tốt, có những mối quan hệ xã hội rộng rãi đã được xã lập từ trước, cũng bởi điều này mà việc lựa chọn công việc và môi trường làm việc cũng nằm trong tầm tay của những “hậu duệ” của nhóm thuộc giai tầng cao này.
Bên cạnh đó, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng một số gia đình vẫn chưa thoát được, hoặc đang ở mức cận nghèo. Cùng với một thực tế là số lượng dân nhập cư quá lớn vào Thành phố, những cá nhân và gia đình tạo thành một nhóm người đông đảo đang phải “xây dựng từ đầu” cuộc sống của họ. Dù phân tầng xã hội luôn có tính năng động, bởi những thiết chế xã hội đang tạo ra hiện tượng “phân tầng mở”, tuy nhiên phải khẳng định điều kiện để nhưng người nghèo có thể vươn lên địa vị cao là cực kỳ khó khăn. Bởi vì, hầu hết những người nhập cư đến Thành phố hoặc lao động phổ thông, hoặc được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nhưng mới ra trường, tất nhiên cũng có một số người có trình độ chuyên môn cao chuyển từ nơi khác đến nhưng số lượng là rất ít. Những đối tượng lao động này đều bắt đầu cuộc sống từ “hai bàn tay trắng”, họ thiếu vốn” trầm trọng – vốn sống, vốn làm việc, vốn uy tín xã hội..., đặc biệt là tiền vốn.
Xét đến khia cạnh nguồn gốc giai tầng xã hội, một yếu tố không thể bỏ qua khi nghiên cứu sự tấc động của nó tới phân tầng xã hội, đó là các yếu tố dân tộc và tôn giáo.
Về khía cạnh tôn giáo, theo kết quả “toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009“ của Tổng Cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn Thành phố có 13 Tôn giáo khác nhau đạt 1.983.048 người, nhiều nhất là Phật giáo có 1.164.930 người, tiếp theo là Công Giáo (Thiên Chúa giáo) đạt 745.283 người, đạo cao đài chiếm 31.633 người, Đạo Tin lành có 27.016 người, Hồi Giáo chiếm 6.580 người, Phật Giáo Hòa Hảo đạt 4.894 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.387 người. Còn lại các tôn giáo khác như Bà la môn có 395 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 298 người, Minh Sư Đạo có 283 người, đạo Bahá'í có 192 người, Bửu Sơn Kỳ Hương 89 người và 67 người theo Minh Lý
42
Đạo. Từ vấn đề tôn giáo, có thể nhận thấy đối với những người thực sự “sùng đạo”, sống theo giáo lý của giáo phái mình theo, thì những người này không xem nặng vấn đề vươn lên làm giàu, bởi đây không phải là “thế giới” cuối cùng để họ phấn đấu. Một thực tế cho thấy, những vùng có nhiều tôn giáo thường không phát triển kinh tế bằng những vùng ít tôn giáo hơn.
Về khía cạnh vấn đề dân tộc, theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó, nhiều nhất là người Kinh có 6.699.124 người, các dân tộc khác như người Hoa có 414.045 người, người Khmer có 24.268 người, người Chăm 7.819 người, người Tày có 4.514 người, người Mường 3.462 người, ít nhất là người La Hủ chỉ có 1 người [61; tr.49]. Yếu tố dân tộc ảnh hưởng đến vấn đề phân tầng xã hội ở chỗ, hầu hết những người thuộc dân tộc thiểu số rõ ràng không có được những điều kiện và khả năng để vươn lên như nhóm thuộc dân tộc Kinh và dân tộc Hoa hiện đang sinh sống trên địa bàn.
Các nghiên cứu của các nhà xã hội học gần đây đã khẳng định sự tác động của yếu tố học vấn đến phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét hơn, những tầng lớp xã hội khác nhau có những đặc điểm về mặt học vấn tiêu biểu rất khác nhau theo hướng tỷ lệ thuận: tăng dần về trình độ học vấn từ thấp lên cao tương ứng với các nhóm có thu nhập thấp đến cao và rất cao. Nghiên cứu đã tìm ra “ xu hướng tác động của học vấn làm tăng giàu và giảm nghèo khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng dần..., khi trình độ học vấn thấp thì có nguy cơ lâm vào nghèo đói nhiều hơn và cơ hội vươn lên nhóm giàu ngày càng ít hơn. Khi chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng thoát khỏi nghèo đói lớn hơn và cơ may vươn lên nhóm giàu cũng ít hơn” [ 30; tr.17]. Người ta tính được rằng nếu một lao động nông thôn qua trường học, đào tạo từ 5 – 7 năm thì năng suất lao động của họ tăng lên 10 – 20% và năng suốt lao động tăng là cơ sở để giảm bớt chênh lệch thu nhập” [ 30; tr.142].
Ở lĩnh vực trình độ học vấn, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, lực lượng tri thức có hơn 1,3 triệu người, trong đó có hơn 15 nghìn người được
43
phong hàm phó giáo sư và giao sư. Hàng năm số lượng sinh viên tốt nghiệp ở bậc đào tạo đại học, cao đẳng từ khoảng 55.000 đến 60.000 người [65; tr.58]. Tuy vậy, thực tế cho thấy trình độ dân trí nói chung và trình độ học vấn ở Thành phố còn nhiều bất cập, đó là sự chênh lệch giữa các thành phân dân cư, chênh lệch giữa nội Ô và ngoại Thành, tỷ lệ trẻ em người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người Kinh. Như vậy, nếu chênh lệch về học vấn dẫn đến chênh lệch về thu nhập và chênh lệch thu nhập tất yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo và phân tầng xã hội thì yếu tố này cũng tác động không nhỏ tới tình trạng phân tầng xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế năng động và phát triển bậc nhất của cả nước. Tính năng động và phát triển thể hiện qua tính đa dạng về nghành nghề kinh tế, thành phần kinh tế, cơ sở hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế. Đây chính là nhân tố đảm bảo tính đa dạng trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho người lao động phù hợp với trình độ chuyên môn và tay nghề được đào tạo. Khi trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề cao người lao động có cơ hội được lựa chọn nghề nghiệp và mức thu nhập tương xứng. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy số lao động làm việc không đúng với chuyên môn và lĩnh vực được đào tạo tại Thành phố vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, nhiều người lao động hầu như không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận những công việc trong nền kinh tế phi chính thức với mức thu nhập thấp và bất ổn định, vì cuộc sống của bản thân và gia đình. Hơn nữa trình độ chuyên môn – yếu tố ảnh hưởng đến nghề nghiệp cũng có nhiều nét đáng lưu ý: trình độ chuyên môn chưa qua đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 là 70,3% trong khi đó Hà Nội là 50,8%, không chỉ vậy trình độ lao động được đào tạo ở Thành phố vẫn thấp hơn so với Thủ đô. Ví dụ: lao động đã qua đào tạo công nhân kỹ thuật của Hà Nội là 9,9%, thành phố Hồ Chí Minh là 6,8%; tương tự trung cấp 10% so với 6,1%, cao đẳng 3,4% so với 3,0%, và đại học trở lên 25,9% so với 13,9% [64; tr.63].
Theo thông tin Tổng cục Thống kê công bố sau cuộc điều tra về lao động, việc làm năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về tỷ lệ thất nghiệp
44
năm 2012 với mức 3,9%. Đồng bằng Sông Cửu Long (không tính Thành phố Hồ Chí Minh) và Hà Nội đứng ở vị trí thứ 2 và 3; trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực miền núi và trung du phía Bắc ở mức thấp nhất, gần 0,8%. Qua đó, chúng ta thấy rằng người có được việc làm và thu nhập ổn định, số người làm việc trái với chuyên môn được đào tạo với mức lương thấp và không ổn định và số người lao động thất nghiệp tạo thành một bức tranh đa màu về vấn đề nghề nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Thứ tư, những yếu tố địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Về mặt khí hậu, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác Thành phố Hồ Chí Mình không có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông rõ rệt, nhiệt độ cao đều trong năm với hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11,