Hoàn thiện phương pháp dự tính các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA (Trang 72)

DỰ ÁN DẠY NGHỀ VỒN ODA

3.2.2.Hoàn thiện phương pháp dự tính các chỉ tiêu tài chính

Khuôn khổ của bài viết là thẩm định dự án đầu tư trên khía cạnh tài chính. Do đó, cơ sở để đánh giá chính là các chỉ tiêu tài chính. Qua những phân tích, đánh giá việc thẩm định tài chính các dự án của Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA, những phân tích cụ thể về một dự án đặc trưng – Dự án xây dựng nhà máy sơ chế dầu thô tại vành đai khu Dung Quất, có thể nhận thấy còn mốt số điều cần hoàn thiện để nâng cáo chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án. Cụ thể:

+) Cần tính toán và phân tích nhiều chỉ tiêu tài chính hơn cho một dự án

Bên canh các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ lệ nội hoàn (IRR), thời gian hoàn vốn (PP), phân tích độ nhậy của dự án như đã trình bày ở trên, trong phân tích và thẩm định dự án, cán bộ thẩm định nên sử dụng thêm một số chỉ tiêu khác như: tỷ lệ nội hoàn có điều chỉnh (MIRR); chỉ số doanh lợi (PI)… để việc đánh giá tài chính dự án được chính xác và khách quan hơn.

Mỗi chỉ tiêu tuy có những ưu, nhược điểm riêng nhưng khi sử dụng kết hợp chúng để cùng đánh giá một dự án thì cán bộ thẩm định có thể xem xét dự án dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi đó, công tác thẩm định tài chính dự án sẽ trở nên dễ dàng hơn và có độ chính xác cao hơn, các nhà quản lý sẽ phân tích đầy đủ và chặt chẽ hơn, tạo cơ sở vững chắc tham mưu cho Ban lãnh đạo quyết định về tính khả thi

của dự án.

Do ý nghĩa to lớn của việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính trong thẩm định dự án đầu tư, Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA cần nhanh chóng bổ sung, sớm kết hợp các chỉ tiêu trong đánh giá tài chính để đạt được mục tiêu đánh giá dự án một cách toàn diện, phù hợp với các điều kiện thông lệ quốc tế trong việc lập và thẩm định tài chính dự án. Tuy nhiên, dù có sử dụng tiêu chuẩn gì thì một yếu tố rất quan trọng không thể bỏ qua là phương pháp tính dòng tiền của dự án

+) Hoàn thiện cách tính dòng tiền của dự án

Như đã phân tích qua Dự án xây dựng nhà máy sơ chế dầu thô tại vành đai khu Dung Quất, có thể nhận thấy trong cách tính dòng tiền của Ban quản lý dự án còn có những điểm chưa hợp lý. Cụ thể: trượt giá được tính cho dòng tiền vào của dự án mà lại không tính cho dòng tiền ra (dòng chi phí) của dự án. Trên thực tế, cả dòng tiền vào và dòng tiền ra đều chịu tác động bởi trượt giá do các khoản tiền xuất hiện ở các thời điểm khác nhau. Không ai có thể dự đoán chính xác trước được mức độ lạm phát hay trượt giá của nền kinh tế trong một thời gian dài. Tuy nhiên, dựa vào các số liệu thống kê, các phân tích về xu hướng phát triển thì hoàn toàn có thể dự đoán được một tỷ lệ nhất định trong sự thay đổi của giá cả.

Với tầm quan trọng của phân tích dòng tiền trong thẩm định tài chính dự án, Ban quản lý dự án cần nghiên cứu để đưa ra những quy định chung trong tính toán, tránh tình trạng mỗi dự án phân tích một cách khác nhau, mất đi tính khách quan, dẫn đến sự sai lệch trong kết quả thẩm định ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và tổn thất sẽ là rất lớn.

+) Dự tính tỷ lệ chiết khấu

Về bản chất, tỷ lệ chiết khấu phản ánh chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn đầu tư. Trên thực tế, tỷ lệ chiết khấu là một yếu tố hết sức nhạy cảm. Thông thường, tỷ lệ chiết khấu được xác định bằng chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) hay còn gọi là giá vốn. Do đó, tỷ lệ chiết khấu của dự án phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của việc sử dụng các nguồn vốn, các chính sách tài chính tiền tệ của quốc gia, hay vùng dự án được triển khai.

Qua phân tích, thẩm định tài chính Dự án xây dựng nhà máy sơ chế dầu tại vành đai khu Dung Quất, việc chiết khấu dòng tiền về hiện tại với cùng một tỷ lệ chiết khấu cho tất cả các phương án là chưa hợp lý.

Đối với một dự án, việc ước lượng chính xác các dòng tiền ròng mỗi năm và lựa chọn tỷ lệ chiết khấu đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác

các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho quá trình ra quyết định đầu tư hay bác bỏ dự án đầu tư. Trong thực tế có rất nhiều tình huống ở đó các dự án có NPV dương. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra đó là liệu NPV dương đó có ý nghĩa gì không? Liệu các nhà quản lý có sai lầm khi ra quyết định chấp nhận dự án không? Rõ ràng, câu trả lời cho những câu hỏi đó có tính nhạy cảm cao. Đương nhiên nếu ước lượng dòng tiền ròng chính xác cùng với lựa chọn lãi suất chiết khấu hợp lý thì con số NPV hoàn toàn có ý nghĩa và quyết định chấp nhận dự án của nhà quản lý hoàn toàn hợp lý. Ngược lại nếu dòng tiền ròng được ước lượng không chính xác hoặc lựa chọn lãi suất chiết khấu không hợp lý thì NPV đó không có ý nghĩa vì NPV dương chỉ là con số ảo còn thực tế là mang giá trị âm; trong trường hợp này, quyết định chấp nhận dự án là một sai lầm của nhà quản lý. Vì vậy khi tính toán các chỉ tiêu tài chính Ban quản lý dự án phải thật sự xem trọng tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong dự án.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA (Trang 72)