Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA (Trang 70)

DỰ ÁN DẠY NGHỀ VỒN ODA

3.2.1.Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

tư tại Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA

3.2.1. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ thực hiện côngtác thẩm định tài chính dự án đầu tư tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Vấn đề con người luôn là yếu tố then chốt trong bất cứ một Ban quản lý dự án nào. Yếu tố con người đóng vai trò quyết định đến việc thành công hay thất bại của một dự án đầu tư. Tăng cường nâng cao trình độ cán bộ không chỉ đơn thuần là nâng cao chuyên môn của bộ phận thẩm định mà đội ngũ lãnh đạo Ban quản lý dự án cũng cần được cập nhật kiến thức

Đối với đội ngũ lãnh đạo Ban quản lý dự án: Ban lãnh đạo phải là những người vừa có khả năng về nghiệp vụ, vừa có năng lực về quản lý. Họ phải là những cán bộ giỏi được đào tạo kỹ lưỡng, có kinh nghiệm trong công việc. Với thực tế của Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA, đội ngũ lãnh đạo hầu như là chuyển từ các Vụ, viện khác của Tổng cục dạy nghề về làm lãnh đạo, khi mà trình độ nghiệp vụ cũng như năng lực quản lý của họ thuộc một lĩnh vực khác, thì để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác thẩm định không thể đòi hỏi một sự toàn diện mà cần phải chuyên môn hóa. Vì vậy, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối với ban lãnh đạo như năng lực điều hành tổ chức; nắm vững các quy trình thẩm định dự án; ra quyết định chính xác xem có nên đầu tư hay không; nắm được các chủ trương, chính sách của Nhà nước về thẩm định dự án, về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA,…

Cán bộ lãnh đạo phải đề ra được cách thức điều hành tối ưu nhất sao cho các quyết định không đi ngược lại với đường lối, chủ trương chính sách của Nhà nước, không bị mâu thuẫn giữa các ý kiến của các phòng ban với nhau. Ý kiến chỉ đạo của ban lãnh đạo Ban quản lý dự án phải nhanh chóng được quán triệt tới các phòng tránh tình trạng các phòng làm việc không theo một quy trình thống nhất. Một yếu tố quan trọng nữa, Ban lanh đạo cần chú trọng đến công tác bồi dưỡng kiến thức về quản lý nghiệp vụ cho cán bộ Ban quản lý dự án, bởi đặc thù của Ban quản lý dự án là cán bộ đều được thuyên chuyển từ các đơn vị khác về và họ không thể thực sự nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ trong một thời gian ngắn. Cần có các chính sách tăng cường đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định bẳng nhiều hình thức đào

tạo ngắn hạn, dài hạn; đào tạo trong nước và ngoài nước. Có định hướng chỉ đạo các cán bộ thẩm định vừa làm, vừa học, tận dụng kinh nghiệm, trình độ của cán bộ của các đối tác của dự án. Tăng cường kiểm tra, giám sát nâng cao chất lượng các khóa đào tạo, phát huy hiệu quả các khóa đào tạo. Các nội dung chủ yêu cần chú trọng trong công tác đào tạo cán bộ giai đoạn tới là: quản lý dự án trong các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA; các quy định của Việt Nam, các thủ tục và hướng dẫn của nhà tài trợ; đấu thầu mua sắm quốc tế - các quy định và thực tiễn; các vấn đề liên quan đến hợp đồng xuất phát từ quan điểm pháp lý và thực tiễn; các quy định, cơ chế và thực tiễn của nguồn tài trợ; kế toán, phân tích và đánh giá kinh tế tài chính.

Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo cần phải có quan điểm đúng đắn hơn nữa về vai trờ của công tác thẩm định tài chính dự án. Kết quả thẩm định tài chính dự án phải thực sự là cơ sở để ra quyết định đầu tư chứ không phải chỉ là thủ tục hay để hoàn thiện một khâu, một công đoạn nào đó. Ban lãnh đạo cũng cần có quyết định dựa trên những căn cứ khách quan, mang lại lợi ích chung cho tập thể, cho quốc gia chứ không phải vì một nhóm hay một bộ phận nào đó.

Đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp thẩm định tài chính dự án: đây là đội ngũ trực tiếp tham gia tìm hiểu, đánh giá dự án, hiểu rõ bản chất của từng dự án, tham mưu cho lãnh đạo trong những quyết định quan trọng. Do đó, cán bộ phải có tinh thần khách quan trong đánh giá, kiên trì trong những phân tích, luôn học hỏi trau dồi nâng cao nghiệp vụ, cập nhật các chương trình phần mềm, ứng dụng hiện đại có tính chính xác cao để chất lượng thấm định tài chính dự án ngày càng được nâng cao và hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của đầu tư trong nước cũng như yêu cầu từ phía nhà tài trợ.

Để làm được như vậy, thiết nghĩ họ cần đổi mới tư duy phù hợp với sự phát triển của cơ chế thị trường hiện nay, xoá bỏ tư tưởng cho rằng thẩm định tài chính dự án chỉ là hình thức để đưa dự án vào thực hiện. Cùng với việc đổi mới tư duy, nhà thẩm định cần tiến hành nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thẩm định hiện đại, tận dụng những điều kiện thuận lợi mà tiến bộ khoa học-kĩ thuật, sự phát triển công nghệ thông tin ngày nay mang lại. Thực hiện điều này sẽ tạo ra phong cách làm việc khoa học và hiệu quả cho đội ngũ cán thẩm định, vừa tiết kiệm được công sức, thời gian bỏ ra vừa đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính.

Do công tác thẩm định tài chính tại Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA vừa mới được triển khai thực hiện từ năm 2008, các dự án lại phức tạp, vì vậy

hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ thẩm định cho đến nay vẫn còn khá hạn chế. Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định cần thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng trình độ chuyên môn. Nắm chắc về chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà thẩm định. Bên cạnh đó để có thể nhanh nhạy linh hoạt trong việc xử lý tình huống đòi hỏi họ cần phải mở rộng sự hiểu biết trên mọi lĩnh vực liên quan, không chỉ bó hẹp trong những nội dung tài chính. Đó là các kiến thức tổng hợp về kinh tế - xã hội, về luật pháp... Với sự hiểu biết sâu rộng như vậy, đội ngũ cán bộ thẩm định tài chính dự án mới có thể tự tin thẩm định những dự án lớn với chất lượng cao.

Vì vậy trong thời gian tới Ban quản lý dự án cần tiếp tục phát huy vai trò của mình thông qua cơ chế tiền lương, tiền thưởng khuyến khích các cán bộ thẩm định học tập, đóng góp sáng kiến để nâng cao hiệu quả thẩm định đồng thời tiến hành đào tạo mới, đào tạo lại bằng cách thường xuyên cử cán bộ thẩm định tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng liên quan đến công tác thẩm định tài chính dự án. Bằng cách đó, cán bộ thẩm định sẽ làm chủ được công nghệ hiện đại và kiến thức chuyên môn, đây là cơ sở quan trọng giúp họ thực hiện tốt hơn công việc của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA (Trang 70)