DẠY NGHỀ VỐN ODA
28.900 8.000.000 5 Dự án đầu tư do Ngân hàng tái thiết
5 Dự án đầu tư do Ngân hàng tái thiết
Đức (KfW) tài trợ
243.758 40.000.000(euro) (euro)
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA
Sau đây, ta sẽ tiến hành phân tích chi tiết việc thẩm định tài chính Dự án xây dựng nhà máy sơ chế dầu thô tại vành đai khu Dung Quất để thấy rõ hơn các nội dung thẩm định tài chính dự án tại Ban quản lý dự án:
a) Thẩm định tổng vốn đầu tư
+) Phạm vi ước tính vốn
Những hạng mục được xem xét tính toán bao gồm
Một là, ước tính tổng vốn đầu tư cố định bao gồm chi phí chung xây dựng nhà máy, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí dự phòng, chi phí lãi vay và các khoản chi phí khác. Trong đó, trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, chi phí xây dựng nhà máy được chia thành các cụm hạng mục như các phân xưởng chế biến, các công trình phụ trợ, các công trình ngoài hàng rào và các công trình chung. Đối với các công trình phụ trợ và công trình chung chỉ tính toán theo các cụm chính, không đi sâu vào các hạng mục riêng rẽ. Chi phí khác được tính theo quy định của Ban quản lý các dự án bao gồm thiết kế tổng thể, tư vấn ban quản lý dự án, bản quyền công nghệ, chuẩn bị mặt bằng (bao gồm đền bù di rời dân cư, rà phá bom mìn và san lấp mặt bằng,…); chi phí Ban quản lý dự án, các chi phí khác (thẩm định, phê duyệt, ISO,…)
Hai là, vốn lưu động ban đầu cho dự án.
+) Cơ sở ước tính vốn đầu tư
Việc ước tính tổng vốn đầu tư không tính đến các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế thu nhập, thuế bản quyền và các loại thuế khác đối với việc
nhập khẩu thiết bị và xây dựng.
+) Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Tổng vốn đầu đư và các thành phần vốn của dự án STT Thành phần vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư Vốn đối ứng (nội tệ, đơn vị: Triệu đồng) Vốn ODA (đơn vị: USD) I Tổng vốn đầu tư cố định 56.693 18.508.610 1 Chi phí xây lắp 0 7.543.722 2 Chi phí thiết bị 32.533 9.924.444 3 Chi phí khác 16.970 0 4 Chi phí dự phòng 7190 0
5 Lãi vay nguồn vốn ODA 0 1.040.444
II Vốn lưu động 13.300 0
Tống vốn đầu tư 69.993 18.508.610
Nguồn số liệu: Báo cáo khả thi Dự án xây dựng nhà máy sơ chế dầu thô tại khu vành đai Dung Quất của Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA
Như vậy, tổng mức đầu tư của Dự án xây dựng nhà máy sơ chế dầu thô tại vành đai khu Dung Quất là 403.147.980.000 đồng, trong đó: vốn đối ứng của Việt Nam là 69.993.000.000 đồng và vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc là 18.508.610 USD (tại thời điểm thẩm định tài chính dự án: 1USD = 18.000VND)
Nhu cầu vốn và tiến độ huy động vốn : Tổng mức đầu tư của dự án xác định trên cơ sở tiến độ thực hiện dự án,kế hoạch sử dụng vốn,tiến độ huy động nguồn vốn.
Có thể thấy, đây là một dự án với lượng vốn đầu tư rất lớn trong đó vốn góp của Việt Nam chiếm 17,36% tổng lượng vốn đầu tư, nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc chiếm 82.64% tổng vốn đầu tư và được vay vốn trong vòng 10 năm.
b) Tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Hiện nay, do công suất hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất chưa đáp ứng đủ lượng dầu thô khai thác được nên một lượng lớn sản lượng dầu thô Bạch Hổ đều được xuất khẩu luôn trong khi toàn bộ sản phẩm xăng dầu phục vụ nhu cầu trong nước lại nhập khẩu từ Singapore. Vì vậy, mức giá tính toán trong dự án sẽ ngang bằng giá nhập khẩu hiện hành:
P = Giá CIF + Thuế nhập khẩu + Thuế giá trị gia tăng Hoặc:
P = Giá FOB + Phí vận chuyển + Phí bảo hiểm + Thuế nhập khẩu + Thuế giá trị gia tăng
Thực tế hiện nay, mức giá các sản phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới không ổn định, Sự không ổn định này phụ thuộc vào điều kiện cung cầu của các nước cũng như những ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị trên toàn cầu. Do đó, việc dự báo giá sẽ rất khó khăn và thiếu chính xác. Để tránh những tác động không tốt đối với dự án, cán bộ nghiệp vụ thường sử dụng giá thống kê trung bình.
Các loại chi phí đã được cán bộ nghiệp vụ tính toán kỹ ở phần ước tính tổng mức vốn đầu tư, nên ở đây, chúng ta chỉ xem xét đến chi phí biển đổi khi vận hành dự án. Mức chi phí biến đổi dự tính của dự án này là 356.000 đồng.
c) Tính toán một vài chỉ tiêu tài chính
Ở dự án này, Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA thực hiện tính toán ba chỉ tiêu tài chính cơ bản: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) và thời gian hoàn vốn đấu tư (PP)
Khấu hao và lãi vay:
Thời gian khấu hao tài sản theo phương pháp tuyến tính dự kiến như sau:Thiết bị ,máy móc và lắp đặt cho nhà máy là 8 năm, xây dựng các công trình là 25 năm, chi phí khác là 5 năm.
Dòng tiền của dự án:
Được xác định theo công thức: NCF=Lợi nhuận sau thuế + khấu hao - Trả gốc
Hệ số chiết khấu:
Hệ số chiết khấu để tính NPV của dự án dự kiến mức 10,2%/năm.
Rủi ro của dự án
-Trường hợp 1:Giả định giá bán sản phẩm giảm 10% -Trường hợp 2:Giả định chi phí trực tiếp tăng 10% -Trường hợp 3:Giả định tổng vốn đầu tư tăng 10%
Với các giả định trên, cán bộ nghiệp vụ tính toán các chỉ tiêu trên theo cả ba trường hợp như sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp phân tích độ nhạy
Chỉ tiêu Phương án cơ sở Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3
NPV(trđ) 189,889 41,695 88,524 147,991 PP(năm) 5 năm 6 tháng
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng nhà máy sơ chế dầu thô tại vành đai khu Dung Quất.
Qua những phân tích trên có thể thấy Dự án xây dựng nhà máy sơ chế dầu tại khu vành đai Dung Quất đạt độ an toàn khá cao, cụ thể dự án có tính khả thi trong các phạm vi sau: Tổng mức đầu tư có thể tăng tới 10%, giá bán sản phẩm có thể giảm tới 10%, Chi phí đầu vào có thể tăng 10%.
Tính khả thi về mặt tài chính của dự án
Các chỉ tiêu tài chính của dự án là tương đối tốt, trong quá trình tính toán